Bài tập về hệ Mặt Trời và Ngân Hà (cách giải + bài tập)

Chuyên đề phương pháp giải Bài tập về hệ Mặt Trời và Ngân Hà lớp 6 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập về hệ Mặt Trời và Ngân Hà.

Bài tập về hệ Mặt Trời và Ngân Hà (cách giải + bài tập)

Quảng cáo

1. Phương pháp giải

Vận dụng kiến thức lý thuyết trọng tâm sau:

- Hệ Mặt Trời, còn gọi là Thái Dương hệ, gồm Mặt Trời và các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời.

- Hệ Mặt Trời gồm Mặt Trời, tám hành tinh, hơn một trăm vệ tinh, các sao chổi, các tiểu hành tinh, các thiên thạch khác và bụi vũ trụ.

- Các hành tinh vừa chuyển động quanh Mặt Trời vừa tự quay quanh trục của nó. Các hành tinh của hệ Mặt Trời tính từ trong ra ngoài: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.

- Trong hệ Mặt Trời chỉ có Mặt Trời phát sáng, còn các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời.

- Khoảng cách từ các hành tinh khác nhau tới Mặt Trời là khác nhau.

- Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời với chu kì khác nhau.

- Người ta gọi thời gian để hành tinh chuyển động một vòng xung quanh Mặt Trời là chu kì quay xung quanh Mặt Trời của nó.

- Ngân hà là một tập hợp hàng trăm tỉ thiên thể liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn. Đường kính của ngân hà vào khoảng từ 100 000 năm ánh sáng. Trong ngân hà có rất nhiều ngôi sao, Mặt Trời là một trong các ngôi sao đó. Mặt Trời và các ngôi sao là thiên thể có thể tự phát ra ánh sáng vì chúng thực chất là một khối khí có nhiệt độ bề mặt rất cao.

- Hệ Mặt Trời chỉ là một phần nhỏ của Ngân hà, nằm ở rìa Ngân Hà và cách tâm một khoảng cỡ <![if !vml]><![endif]> bán kính của nó (26 000 năm ánh sáng).

- 1 AU là đơn vị thiên văn có chiều dài bằng khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời, xấp xỉ bằng 150 triệu km.

- Mặt Trời chuyển động quanh tâm của Ngân Hà với tốc độ lên tới 220 000 m/s nhưng cũng phải mất 230 triệu năm mới quay được 1 vòng.

- Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ với tốc độ khoảng 600 000 m/s và tự quay quanh lõi của mình.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Hệ Mặt Trời còn được gọi là gì?

A. Hệ Ngân hà.

B. Thái Dương hệ.

C. Hệ Vũ trụ.

D. Hệ Hành tinh.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Quảng cáo

Hệ Mặt Trời còn được gọi là Thái Dương hệ, gồm Mặt Trời và các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời.

Ví dụ 2: Hành tinh nào trong hệ Mặt Trời có sự sống tính đến thời điểm hiện tại?

A. Sao Hỏa.

B. Sao Thổ.

C. Trái Đất.

D. Sao Thiên Vương.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời được cho là có sự sống cho đến thời điểm hiện tại.

3. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Trong thiên văn học, đơn vị 1AU được định nghĩa như thế nào?

A. 1 AU là đơn vị thiên văn có chiều dài bằng khoảng cách từ Kim tinh đến Mặt Trời.

B. 1 AU là đơn vị thiên văn có chiều dài bằng khoảng cách từ Thủy tinh đến Mặt Trời.

C. 1 AU là đơn vị thiên văn có chiều dài bằng khoảng cách từ Thổ tinh đến Mặt Trời.

D. 1 AU là đơn vị thiên văn có chiều dài bằng khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời.

Bài 2: Hành tinh nào sau đây không nằm trong hệ Mặt Trời?

A. Thiên Vương tinh.

B. Hải Vương tinh.

C. Diêm Vương tinh.

D. Hỏa tinh.

Bài 3: Tại sao khi ở Trái Đất nhìn lên bầu trời, ta thấy xen giữa những vì sao lấp lánh là một dải mờ vắt ngang bầu trời (dải ngân hà)?

A. Vì dải ngân hà là đường thẳng.

B. Vì Trái Đất có kích thước lớn nên nhìn thấy ngân hà là một đường thẳng.

C. Vì Trái Đất nằm ở gần rìa của một trong 4 vòng xoắn của ngân hà.

D. Cả A và B đều đúng.

Quảng cáo

Bài 4: Đường kính của ngân hà cỡ bao nhiêu?

A. 100 000 năm ánh sáng.

B. 300 000 năm ánh sáng.

C. 200 000 năm ánh sáng.

D. 150 000 năm ánh sáng.

Bài 5: Hệ Mặt Trời nằm ở

A. trung tâm của ngân hà.

B. trung tâm một vòng xoắn của ngân hà.

C. rìa của một vòng xoắn của ngân hà.

D. Cả A và B.

Bài 6: Hệ Mặt Trời bao gồm

A. Mặt Trời và 8 hành tinh.

B. Hơn một trăm triệu vệ tinh.

C. Các sao chổi, các tiểu hành tinh, các thiên thạch khác và bụi vũ trụ.

D. Cả 3 đáp án trên.

Bài 7: Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ với tốc độ bao nhiêu?

A. 300 000 m/s.

B. 26 000 m/s.

C. 600 000 m/s.

D. 100 000 m/s.

Bài 8: Ngân Hà là gì?

A. Ngân hà là một tập hợp dòng sông bạc.

B. Ngân hà là một tập hợp hàng trăm hành tinh.

C. Ngân hà là một tập hợp hàng trăm tỉ thiên thể liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn.

D. Cả A và B đều đúng.

Quảng cáo

Bài 9: Chọn câu phát biểu đúng?

A. Ngân Hà không chuyển động mà chỉ có hệ Mặt Trời của chúng ta chuyển động.

B. Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ với tốc độ khoảng 600 000 m/s.

C. Muốn quan sát các thiên thể ta cần sử dụng kính lúp.

D. Kích thước của hệ Mặt Trời lớn hơn nhiều so với kích thước của Ngân Hà.

Bài 10: Quỹ đạo của các hành tinh trong hệ Mặt Trời có dạng gì?

A. Tròn.

B. Elip gần tròn.

C. Hypebol.

D. Parabol.

Xem thêm phương pháp giải các dạng bài tập Vật Lí hay, chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 6.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên