Nhận biết năng lượng hao phí và năng lượng có ích (cách giải + bài tập)

Chuyên đề phương pháp giải bài tập Nhận biết năng lượng hao phí và năng lượng có ích lớp 6 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Nhận biết năng lượng hao phí và năng lượng có ích.

Nhận biết năng lượng hao phí và năng lượng có ích (cách giải + bài tập)

Quảng cáo

1. Phương pháp giải

Vận dụng kiến thức lý thuyết trọng tâm sau:

Trong mọi hoạt động, đều có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền năng lượng từ vật này sang vật khác.

- Mọi quá trình có sự truyền năng lượng hoặc chuyển dạng năng lượng đều kèm theo năng lượng hao phí. Năng lượng hao phí thường là năng lượng nhiệt hoặc một số dạng năng lượng khác.

- Trong nhiều trường hợp, năng lượng hao phí có thể gây ra tác hại cho chúng ta. Do đó, trong các hoạt động, chúng ta cần tìm cách giảm phần năng lượng hao phí.

- Phần năng lượng ban đầu chuyển thành dạng năng lượng theo đúng mục đích sử dụng gọi là năng lượng có ích.

- Phần năng lượng ban đầu chuyển thành năng lượng không đúng mục đích sử dụng gọi là năng lượng hao phí.

- Khi năng lượng truyền từ vật này sang vật khác hoặc chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác luôn xuất hiện năng lượng hao phí.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Năng lượng hao phí khi sử dụng nồi cơm điện là?

A. Nhiệt năng làm nóng vỏ nồi.

B. Nhiệt năng làm chín gạo.

C. Nhiệt năng làm nóng môi trường xung quanh.

D. Cả A và C.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

B - là năng lượng có ích.

A và C - là năng lượng hao phí vì phần năng lượng điện chuyển hóa thành nhiệt năng làm nóng vỏ nồi và làm nóng môi trường xung quanh không đúng mục đích sử dụng của chúng ta.

Ví dụ 2: Hoạt động nào dưới đây là sử dụng năng lượng hiệu quả?

A. Để máy tính ở chế độ chờ khi không sử dụng.

B. Để thức ăn đã nguội vào tủ lạnh.

C. Sử dụng bóng đèn LED thay cho bóng đèn sợi đốt.

D. Cả B và C.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Quảng cáo

A – hành động sử dụng năng lượng không hiệu quả gây lãng phí năng lượng.

B và C – sử dụng năng lượng hiệu quả.

3. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Trong quá trình sử dụng tủ lạnh, năng lượng hao phí là:

A. năng lượng nhiệt làm mát bên trong tủ.

B. năng lượng nhiệt từ động cơ tỏa ra ngoài môi trường.

C. năng lượng âm thanh khi tủ hoạt động.

D. Cả B và C.

Bài 2: Năng lượng hao phí xuất hiện dưới dạng

A. nhiệt năng.

B. quang năng.

C. năng lượng âm.

D. Cả 3 phương án trên.

Bài 3: Điền vào chỗ trống “…” sau đây để được câu hoàn chỉnh:

Khi năng lượng truyền từ vật này sang vật khác hoặc chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác luôn xuất hiện năng lượng …

A. âm.

B. hao phí.

C. cơ năng.

D. ánh sáng.

Bài 4: Một học sinh xách một chiếc cặp nặng 100 N đi từ tầng 1 lên tầng 3 của trường học. Biết mỗi tầng của trường học cao 4,5 m và 1 J là năng lượng cần để nâng một vật có trọng lượng 1 N lên độ cao 1 m. Hỏi năng lượng mà học sinh này cần sử dụng là bao nhiêu (J)?

A. 90 J.

B. 900 J.

C. 9 J.

D. 9 kJ.

Bài 5: Một em bé đang chơi xích đu trong sân. Muốn cho xích đu luôn lên tới độ cao ban đầu, thỉnh thoảng người mẹ phải đẩy vào xích đu. Tại sao cần làm như thế?

A. Trong quá trình chuyển động, xích đu và cậu bé va chạm với không khí và lực cản của không khí làm một phần cơ năng của cậu bé và xích đu biến đổi thành năng lượng khác.

B. Trong quá trình chuyển động, người mẹ sợ xích đu chuyển động lệch hướng.

C. Trong quá trình chuyển động, năng lượng được tăng thêm nên người mẹ thỉnh thoảng đẩy để tiếp giảm năng lượng.

D. Do khối lượng của người con nên trong quá trình chuyển động làm tiêu hao năng lượng ban đầu.

Quảng cáo

Bài 6: Khi đi xe đạp, bộ phận nào của xe đạp có thể xảy ra sự hao phí năng lượng nhiều nhất?

A. Bánh xe.

B. Tay lái.

C. Yên xe.

D. Khung xe.

Bài 7: Khi vỗ hai tay vào nhau, ta nghe được tiếng vỗ tay. Trong hoạt động này đã có sự chuyển hóa năng lượng nào?

A. Động năng  nhiệt năng.

B. Động năng  năng lượng âm.

C. Nhiệt năng  năng lượng âm.

D. Nhiệt năng  động năng.

Bài 8: Khi ô tô chạy, bộ phận có thể xảy ra hao phí năng lượng?

A. Động cơ.

B. Bánh xe.

C. A và B đều đúng.

D. A và B đều sai.

Bài 9: Cho sơ đồ biến đổi năng lượng của một quả bóng khi bay lên cao, dạng năng lượng nào trong sơ đồ là năng lượng hữu ích?

Nhận biết năng lượng hao phí và năng lượng có ích (cách giải + bài tập)

A. Thế năng.

B. Động năng.

C. Nhiệt năng.

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Quảng cáo

Bài 10: Hãy chỉ ra năng lượng hữu ích khi đun nước?

A. Nhiệt năng làm nóng nước.

B. Nhiệt năng làm nóng ấm.

C. Nhiệt năng làm nóng môi trường.

D. Hóa năng.

Xem thêm phương pháp giải các dạng bài tập Vật Lí hay, chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 6.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên