Bài tập Nhận biết ánh sáng, nguồn sáng và vật sáng hay, có đáp án
Với Bài tập Nhận biết ánh sáng, nguồn sáng và vật sáng có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm Bài tập Nhận biết ánh sáng, nguồn sáng và vật sáng
Bài tập Nhận biết ánh sáng, nguồn sáng và vật sáng hay, có đáp án
A. Phương pháp giải
a) Nhận biết ánh sáng: Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta
b) Khi nào ta nhìn thấy một vật: Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta
c) Nguồn sáng và vật sáng:
+ Nguồn sáng là những vật tự nó phát ra ánh sáng Ví dụ mặt trời; dây tóc bóng đèn có dòng điện chạy qua
+ Vật sáng bao gồm cả những nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Các câu sau đúng hay sai?
a. Vật được chiếu sáng là nguồn sáng.
b. Vật sáng tự nó không phát ra ánh sáng.
c. Vật được chiếu sáng không phải là nguồn sáng.
d. Vật sáng gồm nguồn sáng và vật được chiếu sáng.
e. Mắt ta nhìn thấy mặt trăng vì mặt trăng tự nó phát ra ánh sáng.
f. Nhà cửa, cây cối, ngọn nến …….. là những vật sáng.
g. Nguồn sáng có đặc điểm là truyền ánh sáng đến mắt ta.
Các câu đúng: c; d; f; g.
Các câu sai: a; b; e;
Bời vì:
+ Nguồn sáng là những vật tự nó phát ra ánh sáng Ví dụ mặt trời; dây tóc bóng đèn có dòng điện chạy qua
+ Vật sáng bao gồm cả những nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó
Ví dụ 2: Khi chiếu ánh sáng đến 1 vật đặt trong không khí ( thủy tinh) ta thấy vật trong suốt là vì:
A. Vật hoàn toàn không cho ánh sáng đến mắt ta.
B. Vật không nhận ánh sáng chiếu đến.
C. Vật phản chiếu tất cả mọi ánh sáng.
D. Có các tia sáng đi đến mắt nhưng mắt không nhận ra.
Khi chiếu ánh sáng đến 1 vật đặt trong không khí (thủy tinh) ta thấy vật trong suốt là vì ánh sáng truyền qua vật, và không có tia sáng nào hắt lại mắt ta.
Chọn A
Ví dụ 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống :
a. Ta nhận biết được ánh sáng khi ....................................................................
b. Khi mắt ta nhìn thấy một vật chứng tỏ..........................................................
a. Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta
b. Khi mắt ta nhìn thấy một vật chứng tỏ có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta
C. Bài tập tự luyện
Câu 1: Nguồn sáng có đặc điểm gì?
A. Truyền ánh sáng đến mắt ta.
C. Tự nó phát ra ánh sáng.
B. Phản chiếu ánh sáng.
D. Chiếu sáng các vật xung quanh
Lời giải:
Đáp án C
Câu 2. Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?
A. Ngọn nến đang cháy
B. Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng
C. Mặt trời
D. Đèn ống đang sáng
Lời giải:
Đáp án B
Câu 3. Khi nào ta nhận biết được ánh sáng?
A. Khi ta mở mắt
B. Khi có ánh sáng đi ngang qua mắt ta
C. Khi có ánh sáng lọt vào mắt ta
D. Khi đặt một nguồn sáng trước mắt
Lời giải:
Đáp án C
Câu 4. Khi nào ta nhìn thấy một vật?
A. Khi vật được chiếu sáng
B. Khi ta mở mắt hướng về phía vật
C. Khi vật phát ra ánh sáng
D. Khi có ánh sáng từ vật đến mắt ta
Lời giải:
Đáp án D
Câu 5. Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?
A. Mặt Trời
B. Ngọn nến đang cháy
C. Con đom đóm lập lòe
D. Mặt Trăng
Lời giải:
Đáp án D
Câu 6. Ta nhìn thấy bông hoa màu đỏ vì
A. Bản thân bông hoa có màu đỏ
B. Bông hoa là một vật sáng
C. Bông hoa là một nguồn sáng
D. Có ánh sáng đỏ từ bông hoa truyền đến mắt ta
Lời giải:
Đáp án D
Câu 7. Vì sao ta nhìn thấy một vật?
A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật
B. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật
C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta
D. Vì vật được chiếu sáng.
Lời giải:
Đáp án C
Câu 8. Đèn ống trong lớp học đang sáng và trang sách em đang đọc giống nhau và khác nhau về điểm gì theo Quang học ?
Lời giải:
Giống nhau:
Đèn ống và trang sách đều có tia sáng truyền đến mắt ta, nên mắt ta nhìn thấy đèn ống và trang sách.
Khác nhau:
Đèn ống là nguồn sáng: Tự nó phát ra ánh sáng.
Trang sách là vật sáng: Nó hắt lại ánh sáng từ đèn ống đến mắt ta.
Câu 9. Trong thực tế có những trường hợp nào ta không thể nhìn thấy một vật đặt trước mặt? Nguyên nhân chung của các trường hợp đó là gì?
Lời giải:
Các trường hợp ta không nhìn thấy 1 vật trước mặt: Vật bị che kín bởi 1 vật khác (ví dụ đặt trong hộp); Trong phòng tối hoặc ban đêm; vật quá nhỏ ở gần; vật quá to và ở rất xa.
Đặc điểm chung của các trường hợp đó là không có ánh sáng từ vật đến mắt ta.
Câu 10. Tìm một ví dụ thực tế chứng tỏ: Nếu từ vật không có ánh sáng tới mắt ta thì mắt không nhìn thấy vật? Tìm một ví dụ thực tế chứng tỏ: Từ vật có ánh sáng phát ra, nhưng ánh sáng đó không đến được mắt, thì mắt không nhìn thấy vật?
Lời giải:
Ví dụ 1: Vào ban đêm, không có trăng, sao hay đèn, ta không nhìn thấy được các vật xung quanh ta vì không có ánh sáng từ vật truyền đến mắt ta.
Ví dụ 2: Đặt 1 bóng đèn sáng hoặc 1 cây nến trong hộp kín, mắt ta không nhìn thấy được bóng đèn hay cây nến vì ánh sáng này không truyền đến được mắt ta.
Câu 11. Hãy chọn các từ sau điền vào chỗ trống: Nguồn sáng, vật sáng.
Khi xem chiếu phim thì lúc đầu đèn tắt, rạp tối đen. Sau đó máy chiếu chiếu hình ảnh lên màn hình. Bóng đèn máy chiếu là ………………. Màn ảnh là ………………… ánh sáng từ màn ảnh chiếu lên ghế, tường. Ghế, tường trở thành ………………… Một khán giả thình lình mở đèn pin để tìm kiếm một vật bị đánh rơi. Đèn pin là ……………….. còn vật bị đánh rơi là ………………
Lời giải:
Khi xem chiếu phim thì lúc đầu đèn tắt, rạp tối đen. Sau đó máy chiếu chiếu hình ảnh lên màn hình. Bóng đèn máy chiếu là nguồn sáng. Màn ảnh là vật sáng . Ánh sáng từ màn ảnh chiếu lên ghế, tường. Ghế, tường trở thành vật sáng . Một khán giả thình lình mở đèn pin để tìm kiếm một vật bị đánh rơi. Đèn pin là nguồn sáng còn vật bị đánh rơi là vật sáng.
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Dạng 2: Bài tập Nhận biết tia sáng, chùm sáng hay, có đáp án
- Dạng 3: Bóng tối, bóng nửa tối là gì, Bài tập bóng tối, bóng nửa tối có đáp án
- Dạng 4: Hiện tượng Nhật thực, Nguyệt thực là gì, Bài tập về hiện tượng Nhật thực, Nguyệt thực có đáp án
- Dạng 5: Bài tập về bóng tối, bóng nửa tối nâng cao cực hay (có lời giải)
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 7 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 7.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều