Cách Nhận biết bộ phận dao động trong nguồn âm hay, chi tiết



Bài viết Cách Nhận biết bộ phận dao động trong nguồn âm với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Cách Nhận biết bộ phận dao động trong nguồn âm.

Cách Nhận biết bộ phận dao động trong nguồn âm hay, chi tiết

A. Phương pháp giải

Một vật rung động hay chuyển động quanh một vị trí (gọi là vị trí cân bằng) được gọi là dao động.

Từ lúc chuyển động đến khi trở về trạng thái dó, vật thực hiện được một dao động. Thời gian vật thực hiện được một dao động gọi là chu kì của dao động. Số dao động vật thực hiện được trong một giây gọi là tần số, nó cho biết vật dao động nhanh hay chậm. Đơn vị của tần số là Héc (kí hiệu là Hz).

Độ lệch lớn nhất của vật khi dao động gọi là biên độ của dao động.

Một vật phát ra âm khi nó dao động.

Quảng cáo

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Những nhạc cụ nào sau đây phát ra âm thanh là nhờ các cột không khí dao động trong nhạc cụ đó?

 A. Sáo.

 B. Kèn hơi.

 C. Khèn.

 D. Cả 3 nhạc cụ trên.

Các nhạc cụ thuộc bộ khí thì phát ra âm thanh nhờ các cột không khí bên trong nhạc cụ đó dao động, bao gồm: sáo, khèn, kèn hơi, …

Ví dụ 2: Chọn các từ thích hợp điền vào chỗ trống.

Khi một vật ………………., các lớp không khí xung quanh vật dao động theo. Các dao động này truyền đến tai làm cho …………………. Dao động, sau đó nhờ các dây thần kinh truyền tín hiệu lên ………………, khiến ta cảm nhận được âm thanh.

Khi một vật dao động, các lớp không khí xung quanh vật dao động theo. Các dao động này truyền đến tai làm cho màng nhĩ dao động, sau đó nhờ các dây thần kinh truyền tín hiệu lên não, khiến ta cảm nhận được âm thanh.

Quảng cáo

Ví dụ 3: Khi ta đang nghe đài thì:

 A. Màng loa của đài bị lộn

 B. Màng loa của đài bị căng ra

 C. Màng loa của đài bị bẹp

 D. Màng loa của đài bị dao động

Màng lòa của đài là bộ phận bị dao động phát ra âm thanh.

Chọn D

C. Bài tập tự luyện

Câu 1: Bóp tay vào con chút chít đồ chơi thấy có tiếng kêu . Âm thanh đó gây bởi dao động của bộ phận nào?

 A. Bàn tay

 B. Bộ phận “lưỡi gà ” của con chút chít

 C. Vỏ con chút chít

 D. Không khí ở bên trong con chút chít

Lời giải:

Bộ phận lưỡi gà của con Chút chít là bộ phận dao động để phát ra âm thanh.

Chọn B

Câu 2: Bộ phận nào sau đây dao động khi cái trống phát ra âm thanh:

 A. Mặt trống

 B. Dùi trống

 C. Bàn tay

 D. Vỏ trống

Lời giải:

Khi đánh trống, mặt trống dao động và phát ra âm thanh.

Chọn A

Quảng cáo

Câu 3: Người nghệ sĩ gõ vào các thanh trúc trên đàn Tơ-rưng, ta nghe thấy âm thanh phát ra, bộ phận nào đã dao động phát ra âm thanh?

 A. Thanh gõ

 B. Lớp không khí xung quanh thanh gõ.

 C. Các ống trúc

 D. Các thanh đỡ của đàn.

Lời giải:

Các ống trúc của cây đàn Tơ - rưng dao động phát ra âm thanh.

Chọn C

Câu 4: Đặt hai tờ giấy mỏng sát vào nhau, thổi vào giữa hai tờ giấy, ta nghe thấy âm phát ra. Chỉ ra bộ phận dao động ở đây?

Lời giải:

Khi thổi vào giữa hai từ giấy, lớp không khí ở giữa hai tờ giấy dao động phát ra âm thanh.

Câu 5: Bộ phận nào là bộ phận dao động trong chiếc đàn ghi ta ?

Lời giải:

Khi ta dùng tay, gảy vào dây đàn ghi ta, dây đàn dao động phát ra âm thanh.

Quảng cáo

Câu 6: Khi đóng đinh, ta thường nghe thấy âm thanh phát ra, âm thanh đó do vật nào dao động phát ra?

Lời giải:

Khi đóng đinh, đầu của đinh sẽ dao động và phát ra âm thanh.

Câu 7: Khi thổi sáo, bộ phận nào phát ra âm thanh?

Lời giải:

Khi thổi sáo, không khí trong ống sáo dao động và phát ra âm thanh.

Câu 8: Tại sao khi một con muỗi bay ngang qua, ta lại nghe thấy tiếng vo ve?

Lời giải:

Khi con muỗi bay, cánh của nó dao động và phát ra âm thanh.

Câu 9: Khi nghe đài hay xem tivi thì ta nghe thấy âm thanh, bộ phận nào dao động phát ra các âm thanh đó?

Lời giải:

Khi xem ti vi hay nghe đài, loa là nguồn âm, bộ phận màng loa dao động phát ra âm thanh.

Câu 10: Một cái quạt khi quay phát ra âm thanh. Âm thanh đó có phải do cánh quạt quay phát ra hay không? Vì sao?

Lời giải:

Âm thanh không phải do cánh quạt quay phát ra, vì cánh quạt quay tròn, không dao động. Âm thanh là do không khí xung quanh cánh quạt dao động phát ra.

Câu 11: Hãy giải thích tại sao chúng ta có thể phát ra tiếng nói, tiếng hát bằng miệng?

Lời giải:

Sở dĩ chúng ta có thể phát ra âm thanh bằng miệng là vì khi ta nói, không khí từ phổi đi lên khí quản, qua thanh quản, làm cho các dây thanh đới dao động, chính dao động của các dây thanh đới tạo ra âm thanh (tiếng nói, tiếng hát) (như hình). Khi không khí bị ép qua dây thanh đới càng mạnh thì âm thanh phát ra nghe càng chói tai.

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 7 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên