Bài tập về môi trường truyền âm cực hay (có lời giải)
Với Bài tập về môi trường truyền âm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm Bài tập về môi trường truyền âm
Bài tập về môi trường truyền âm cực hay (có lời giải)
A. Phương pháp giải
Âm có thể truyền được qua các môi trường rắn, lỏng, khí. Âm không truyền qua được chân không.
Vận tốc truyền âm trong các môi trường khác nhau thì khác nhau. Vận tốc truyền âm phụ thuộc vào bản chất môi trường và nhiệt độ.
Nói chung, vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí: vrắn > vlỏng > vkhí.
Khi âm truyền trong môi trường, âm bị môi trường hấp thụ dần, càng ra xa nguồn âm thì âm nghe được càng nhỏ và mất dần.
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Vận tốc truyền âm trong các môi trường giảm theo thứ tự:
A. Rắn, lỏng và khí
B. Rắn, khí và lỏng
C. Khí, rắn và lỏng
D. Khí, lỏng và rắn.
Nói chung, vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí: vrắn > vlỏng > vkhí.
Chọn A
Ví dụ 2: Ta đã biết nước có thể tồn tại ở 3 thể rắn (nước đá), lỏng, khí (hơi nước). Trong các ý kiến sau, ý kiến nào là sai?
A. ở trạng thái rắn, nước truyền âm thanh tốt nhất.
B. ở trạng thái khí, nước truyền âm thanh kém nhất.
C. ở cả 3 trạng thái, nước đều có khả năng truyền âm như nhau.
D. Mật độ phân tử nước càng lớn thì khả năng truyền âm càng tốt.
Vì nước tồn tại ở ba thế khác nhau, nhiệt độ và mật độ vật chất của nước ở các thể này khác nhau, nên khả năng truyền âm của nước ở ba thể đó khác nhau.
Chọn C
Ví dụ 3: Kinh nghiệm của những người câu cá cho biết khi có người đi đến bờ ao, cá ở dưới ao lập tức “lẩn trốn ngay”. Hãy giải thích tại sao?
Khi có người đi trên bờ ao, âm của tiếng bước chân truyền trong đất ở bờ ao rồi truyền vào nước, cá nhận được âm thanh đó nên cá lẩn trốn ngay.
C. Bài tập tự luyện
Câu 1: Vận tốc truyền âm trong không khí vào khoảng:
A. 340 m/s
B. 20,4 km/phút
C. 1224 km/giờ
D. Tất cả các giá trị trên đều đúng
Lời giải:
Vận tốc truyền âm trong không khí vào khoảng 340 m/s
Chọn A
Câu 2: Hãy chọn câu sai:
A. Chất rắn luôn truyền âm thanh tốt hơn chất lỏng và chất khí.
B. Âm thanh có thể truyền trong các môi trường chất lỏng, rắn và khí.
C. Chân không là môi trường không thể truyền âm.
D. Hầu hết các chất rắn truyền âm tốt hơn chất lỏng và chất khí.
Lời giải:
Âm có thể truyền được qua các môi trường rắn, lỏng, khí. Âm không truyền qua được chân không.
Vận tốc truyền âm trong các môi trường khác nhau thì khác nhau. Vận tốc truyền âm phụ thuộc vào bản chất môi trường và nhiệt độ.
Nói chung, vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí: vrắn > vlỏng > vkhí.
Tuy nhiên không phải mọi chất rắn đều truyền âm thanh tốt hơn chất lỏng, chất khí.
Chọn A
Câu 3: Ý kiến nào sau đây là sai khi nói về các môi trường truyền âm?
A. Không khí càng loãng thì sự truyền âm càng kém.
B. Trong những điều kiện như nhau, chất rắn truyền âm tốt nhất.
C. Trong những điều kiện như nhau, chất khí truyền âm kém nhất.
D. Trong những điều kiện như nhau, chất lỏng truyền âm kém nhất.
Lời giải:
Vận tốc truyền âm trong các môi trường khác nhau thì khác nhau. Vận tốc truyền âm phụ thuộc vào bản chất môi trường và nhiệt độ.
Nói chung, vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí: vrắn > vlỏng > vkhí.
Chọn D
Câu 4: Khi gõ vào một đầu ống kim loại dài, người đứng phía đầu kia ống nghe được 2 âm phát ra vì:
A. Ống kim loại luôn phát ra hai âm khác nhau và truyền đến tai ta.
B. Âm đầu được kim loại truyền đi, âm sau truyền trong không khí.
C. Âm đầu do kim loại phát ra, âm sau do không khí phát ra.
D. Âm đầu do kim loại phát ra, âm sau do vọng lại.
E. Âm có tần số cao truyền trước, âm trầm truyền sau.
Lời giải:
Khi gõ vào một đầu ống kim loại dài, người đứng phía đầu kia ống nghe được 2 âm vì vận tốc truyền âm trong kim loại lớn hơn trong chất rắn nên sau khi gõ, âm truyền qua hai môi trường đến tai ta cách nhau một thời gian. Một âm được truyền qua kim loại, ta sẽ nghe thấy trước. Âm sau là âm truyền trong không khí.
Chọn B
Câu 5: Ở trên các núi cao, khi gọi nhau khó nghe hơn ở chân núi vì:
A. Không khí ở trên cao lạnh, nên truyền âm kém hơn.
B. Ở trên cao nắng hơn nên âm thanh truyền đi kém hơn.
C. Không khí ở trên cao loãng hơn, nên truyền âm kém hơn.
D. Ở trên cao gió cản trở việc truyền âm.
E. Không khí loãng nên có sự hấp thụ bớt âm thanh.
Lời giải:
Ở trên các núi cao, không khí ở trên cao loãng hơn, nên truyền âm kém hơn, vì vật gọi nhau khó nghe hơn ở chân núi.
Chọn C
Câu 6: Tìm những từ hay cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống của các câu sau:
Âm thanh có thể truyền qua các môi trường ….(1)…, ….(2)….và …….(3)…..nhưng âm không thể truyền qua ….(4)…. Nói chung, các chất rắn truyền âm ….(5)….chất lỏng, các chất lỏng truyền âm ….(6)….chất khí. Khi âm truyền trong một môi trường, âm bị hấp thụ dần nên càng xa….(7)…., âm càng nhỏ dần đi rồi….(8)….
Lời giải:
Âm thanh có thể truyền qua các môi trường chất rắn, chất lỏng và chất khí, nhưng âm không thể truyền qua chân không. Nói chung, các chất rắn truyền âm tốt hơn chất lỏng, các chất lỏng truyền âm tốt hơn chất khí. Khi âm truyền trong một môi trường, âm bị hấp thụ dần nên càng xa nguồn âm, âm càng nhỏ dần đi rồi tắt hẳn.
(1): chất rắn
(2): chất lỏng
(3): chất khí
(4): chấn không
(5): tốt hơn
(6): tốt hớn
(7): nguồn âm
(8): tắt hẳn.
Câu 7: Tại sao khi xem phim nếu đứng xa màn ảnh ta thường thấy miệng các diễn viên mấp máy sau đó mới nghe tiếng.
Lời giải:
Vì vận tốc ánh sáng trong không khí lớn hơn vận tốc âm thanh truyền trong không khí. Nên ta nhìn thấy miệng các diễn viên mấp máy, rồi mới nghe thấy tiếng.
Câu 8: Khi nhai kẹo giòn, cứng, ta nghe thấy tiếng động chói tai, nhưng những người xung quanh ta lại hầu như không nghe thấy gì. Hãy giải thích tại sao?
Lời giải:
Xương sọ, xương hàm cũng là những chất rắn, nên nó truyền âm tốt đến màng nhĩ làm tai nghe rõ, còn âm truyền qua không khí sang người bên cạnh không tốt bằng. Vì vậy ta nghe được tiếng động chói tai, còn người bên cạnh hầu như không nghe thấy gì.
Câu 9: Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, để phát hiện xe tăng địch từ xa các chiến sỹ ta thường áp tai vào mặt đất. Tại sao?
Lời giải:
Vì chất rắn truyền âm tốt hơn chất khí, nên khi áp tai xuống mặt đất, ta nghe rõ các âm thanh do xe tăng chạy trên mặt đất truyền đến hơn so với âm thanh đó truyền qua không khí.
Câu 10: Tiếng sét và tia chớp được tạo ra gần như cùng một lúc, nhưng ta thường nhìn thấy chớp trước khi nghe thấy tiếng sét. Hãy giải thích tại sao ?
Lời giải:
Do tốc độ truyền ánh sáng là 3000000 km/s, vận tốc truyền âm 340 m/s, do đó ánh sáng (tia chớp) truyền đến ta trước khi âm thanh truyền đến. Nên mặc dù tiếng sét và tia chớp được tạo ra gần như cùng một lúc, nhưng ta thường nhìn thấy chớp trước khi nghe thấy tiếng sét.
Câu 11: Hãy giải thích tại sao âm truyền được trong chất rắn, chất lỏng, chất khí mà không truyền được trong chân không?
Lời giải:
Chất rắn, chất lỏng, chất khí là các môi trường vật chất, âm thanh có thể truyền được nhờ sự dao động của các vật chất tạo thành môi trường. Chân không là môi trường không có bất kì vật nào hoặc hạt nào, tức là không có cái gì có thể dao động để truyền âm được. Vì vậy, chân không không truyền được âm.
Câu 12: Các nhà du hành vũ trụ làm việc trên Mặt Trăng hoặc ngoài không gian vũ trụ, vậy họ có nói chuyện được với nhau như trên mặt đất không?
Lời giải:
Âm không truyền được trong chân không. Trên Mặt Trăng hay ngoài không gian vũ trụ là chân không thì không truyền được âm, vì vậy các nhà du hành không thể nói chuyện được với nhau như trên mặt đất.
Câu 13: Khi tàu còn đang ở rất xa, làm thế nào để biết được sắp có đoàn tàu đi qua vị trí người đang đứng?
Lời giải:
Vận tốc truyền âm trong kim loại (đường ray) lớn hơn nhiều trong không khí. Nên khi tàu còn đang ở rất xa.
Trong không khí, tai người ta không thể nghe được tiếng tàu chạy thậm chí cũng không thể nghe được tiếng còi tàu, bởi vì càng xa nguồn âm thì âm phát ra càng bị không khí hấp thụ, nên càng xa thì âm càng nhỏ, thậm chí tắt hẳn.
Nhưng nếu ta áp tai vào đường ray thì ta có thể nghe được âm thanh chuyển động của tàu vì đường ray là chất rắn nên âm truyền đi nhanh hơn.
Vậy khi đang còn ở rất xa, để biết được sắp có đoàn tàu đi qua vị trí của mình thì ta áp tai vào đường sắt. Nếu:
- Ta nghe được tiếng tàu chạy thì sắp có đoàn tàu đi qua.
- Không nghe thấy gì cả thì sắp tới không có đoàn tàu đi qua.
D. Bài tập bổ sung
Bài 1: Âm không truyền qua môi trường nào sau đây?
A. Tường bê tông.
B. Chân không.
C. Nước biển.
D. Tầng khí quyển.
Bài 2: Hai nhà du hành vũ trụ ở ngoài khoảng không, có thể trò chuyện với nhau bằng cách chạm hai cái mũ của họ vào nhau. Vì:
A. Âm truyền qua môi trường rắn.
B. Âm truyền qua môi trường khí.
C. Âm không truyền qua môi trường chân không.
D. Cả 3 ý trên.
Bài 3: Kết luận nào sau đây là sai?
A. Vận tốc âm thanh trong không khí vào khoảng 340 km/s.
B. Vận tốc âm thanh trong nước vào khoảng 1,5 km/s.
C. Vận tốc âm thanh trong thép vào khoảng 6 100 m/s.
D. Vận tốc âm thanh trong gỗ vào khoảng 3 400 m/s.
Bài 4: Âm truyền trong không khí, đại lượng nào sau đây không đổi?
A. Độ cao của âm.
B. Độ to của âm.
C. Biên độ của âm.
D. Cả A và B.
Bài 5: Khi đi câu cá, cần đi nhẹ và giữ yên lặng, vì:
A. Những người đi câu cá là những người nhẹ nhàng.
B. Cá nghe được âm thanh truyền qua không khí sẽ bơi đi chỗ khác.
C. Cá nghe được âm thanh truyền qua không khí và nước sẽ bơi đi chỗ khác.
D. Những người thích câu cá là những người thích sự yên lặng.
Bài 6: Chọn câu trả lời đúng. Âm truyền đi được là do môi trường vậy những môi trường nào sau đây không truyền được âm?
A. Nước.
B. Không khí.
C. Chân không.
D. Môi trường bên trong thùng gỗ đậy kín nắp.
Bài 7: Em hãy chọn câu sai.
A. Môi trường rắn, lỏng truyền được âm.
B. Môi trường không khí và chân không không truyền được âm.
C. Thép truyền âm tốt hơn gỗ.
D. Để âm truyền được nhất định phải có môi trường.
Bài 8: Trong các môi trường sau môi trường nào truyền âm tốt?
A. Nước.
B. Gỗ.
C. Tường bê tông.
D. Thanh thép.
Bài 9: Em hãy chọn câu sai.
A. Môi trường càng loãng khi âm truyền đi càng nhanh.
B. Môi trường càng dày đặc thì âm truyền đi càng nhanh.
C. Để nghe được âm thanh cần có môi trường truyền âm.
D. Sự truyền âm là sự lan truyền dao động âm.
Bài 10: Chọn câu trả lời đúng. Sở dĩ chó có thể phát ra những tiếng động lạ mà con người không nghe thấy là vì:
A. Tai chó nhạy với hạ âm.
B. Tai chó thường hay áp xuống đất do vậy mà phát hiện được âm thanh nhỏ ngay cả khi đang ngủ.
C. Tai chó nhạy với cả siêu âm.
D. Cả ba câu trên đều đúng.
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Dạng 1: Cách Nhận biết nguồn âm hay, chi tiết
- Dạng 2: Cách Nhận biết bộ phận dao động trong nguồn âm hay, chi tiết
- Dạng 3: Cách giải Bài tập về độ cao của âm cực hay (có lời giải)
- Dạng 4: Bài tập cách tính tần số âm cực hay (có lời giải)
- Dạng 5: Cách giải Bài tập về độ to của âm cực hay (có lời giải)
- Dạng 7: Bài tập về cách tính vận tốc truyền âm cực hay (có lời giải)
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 7 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 7.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều