Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 13 (có đáp án): Công cơ học



Với Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 13 : Công cơ học có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 13 : Công cơ học

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 13 (có đáp án): Công cơ học

Phương pháp giải

+ Công thức tính công cơ học khi lực F làm dịch chuyển một quãng đường s theo phương của lực: A = F.s

Trong đó: A là công cơ học, có đơn vị là Jun (J)

          F là lực tác dụng, có đơn vị là Newton (N)

          s là quãng đường dịch chuyển theo phương của lực, đơn vị là mét (m).

Chú ý:

+ Chỉ áp dụng cho trường hợp vật chuyển dời theo phương của lực, còn khi vật chuyển dời theo phương vuông góc với lực thì công của lực đó bằng 0.

+ Khi vật chuyển dời không theo phương của lực thì công được tính bằng một công thức khác sẽ học ở lớp trên.

Bài 1: Trường hợp nào sau đây có công cơ học? Chọn đáp án đúng nhất.

Quảng cáo

A. Khi có lực tác dụng vào vật.

B. Khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển động theo phương vuông góc với phương của lực.

C. Khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển động theo phương không vuông góc với phương của lực.

D. Khi có lực tác dụng vào vật nhưng vật vẫn đứng yên.

Công cơ học dùng với trường hợp khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển động theo phương không vuông góc với phương của lực

⇒ Đáp án C

Bài 2: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào thực hiện công cơ học?

A. Đầu tàu hỏa đang kéo đoàn tàu chuyển động.

B. Người công nhân dùng ròng rọc cố định kéo vật nặng lên.

C. Ô tô đang chuyển động trên đường nằm ngang.

D. Quả nặng rơi từ trên xuống.

Đầu tàu hỏa đang kéo đoàn tàu chuyển động ⇒ Lực kéo

Người công nhân dùng ròng rọc cố định kéo vật nặng lên ⇒ Lực căng

Ô tô đang chuyển động trên đường nằm ngang ⇒ Lực kéo của động cơ

Quả nặng rơi từ trên xuống ⇒ Trọng lực

⇒ Đáp án D

Quảng cáo

Bài 3: Công thức tính công cơ học khi lực F làm vật dịch chuyển một quãng đường s theo hướng của lực là:

A. A = F/s        B. A = F.s        C. A = s/F        D. A = F –s

Công thức tính công cơ học khi lực F làm vật dịch chuyển một quãng đường s theo hướng của lực là A = F.s

⇒ Đáp án B

Bài 4: Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào không có công cơ học?

A. Một người đang kéo một vật chuyển động.

B. Hòn bi đang chuyển động thẳng đều trên mặt sàn nằm ngang coi như tuyệt đối nhẵn.

C. Một lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao.

D. Máy xúc đất đang làm việc.

Trường hợp hòn bi đang chuyển động thẳng đều trên mặt sàn nằm ngang coi như tuyệt đối nhẵn

⇒ Đáp án B

Bài 5: Một nhóm học sinh đẩy một xe chở đất từ A đến B trên đoạn đường nằm ngang, tới B đổ hết đất rồi đẩy xe không theo đường cũ trở về A. So sánh công sinh ra ở lượt đi và lượt về.

A. Công ở lượt đi bằng công trượt ở lượt về vì quãng đường đi được bằng nhau.

B. Công ở lượt đi lớn hơn vì lực đẩy lượt đi lớn hơn lượt về.

C. Công ở lượt về lớn hơn vì xe không thì đi nhanh hơn.

D. Công ở lượt đi nhỏ hơn vì kéo xe nặng nên đi chậm.

- Công cơ học được tính bởi công thức: A = F.s ⇒ Công cơ học tỉ lệ thuận với lực F.

- Trong trường hợp trên, ta thấy khi đẩy xe đất từ A đến B có lực đẩy lớn hơn khi đẩy xe không từ B về đến A ⇒ Công ở lượt đi lớn hơn vì lực đẩy lượt đi lớn hơn lượt về.

⇒ Đáp án B

Quảng cáo

Bài 6: Một ròng rọc cố định làm thay đổi hướng chuyển động của dây đi 900 khi kéo vật lên cao như hình vẽ.

A. Lực kéo đã thực hiện công vì có lực tác dụng làm vật dịch chuyển.

B. Lực kéo không thực hiện công vì phương của lực vuông góc với phương dịch chuyển của vật.

C. Lực kéo không thực hiện công vì lực kéo tác dụng lên vật phải thông qua ròng rọc.

D. Lực kéo không thực hiện công vì nếu không có lực vật vẫn có thể chuyển động theo quán tính.

Lực kéo không thực hiện công vì phương của lực vuông góc với phương dịch chuyển của vật.

Lực thực hiện công ở đây là lực căng dây.

⇒ Đáp án B

Bài 7: Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng có khối lượng 2500 kg lên độ cao 12 m. Tính công thực hiện được trong trường hợp này.

A. 300 kJ        B. 250 kJ

C. 2,08 kJ        D. 300 J

Thùng hàng có khối lượng là 2500 kg nghĩa là nó có trọng lượng:

P = 2500.10 = 25000N.

Công thực hiện khi nâng thùng hàng lên độ cao 12 m là:

A = F.s = 25000.12 = 300000 J = 300 kJ

⇒ Đáp án A

Bài 8: Một đầu máy xe lửa kéo các toa xe bằng lực F = 7500 N. Công của lực kéo là bao nhiêu khi các toa xe chuyển động được quãng đường s = 8km.

A. A = 60000 kJ        B. A = 6000 kJ

C. Một kết quả khác        D. A = 600 kJ

Đổi 8 km = 8000 m

Công của lực kéo là:

ADCT: A = F.s = 7500.8000 = 6.107 J = 60000 kJ

⇒ Đáp án A

Quảng cáo

Bài 9: Một đầu tàu kéo một đoàn tàu chuyển động từ ga A tới ga B trong 15 phút với vận tốc 30 km/h. Tại ga B đoàn tàu được mắc thêm toa và do đó chuyển động đều từ ga B đến C với vận tốc nhỏ hơn trước 10 km/h. Thời gian đi từ ga B đến ga C là 30 phút. Tính công của đầu tàu đã sinh ra biết rằng lực kéo của đàu tàu không đổi là 40000 N.

Ta có: S1 = v1.t1 = 30. 1/4 = 7,5 km

S2 = v2.t2 = 20. 1/2 = 10 km

S = S1 + S2 = 7,5 + 10 = 17,5 km = 17500 m

A = F.s = 40000.17500 = 700 000 000 J

Bài 10: Một vận động viên nhảy cao đạt được thành tích là 2,1 m. Giả sử vận động viên đó là nhà du hành vũ trụ lên Mặt Trăng thì trên Mặt Trăng người ấy nhảy cao được bao nhiêu mét? Biết rằng lực hút của Trái Đất lên vật ở mặt đất lớn hơn lực hút của Mặt Trăng lên vật ấy ở trên Mặt Trăng 6 lần và ở trên Mặt Trăng người ấy phải mặc thêm bộ áo giáp vũ trụ nặng bằng 6/5 thân thể người đó.

- Gọi trọng lượng của người đó ở trên Trái Đất là P

- Trọng lượng của người đó và bộ áo giáp trên Mặt Trăng là:

Trắc nghiệm Công cơ học | Lý thuyết, Bài tập Vật Lí lớp 8 có đáp án

- Khi nhà du hành vũ trụ nhảy trên mặt đất: A = P.h (1)

- Khi nhà du hành vũ trụ nhảy trên Mặt Trăng:

Trắc nghiệm Công cơ học | Lý thuyết, Bài tập Vật Lí lớp 8 có đáp án

Từ (1) và (2) ta có:

Trắc nghiệm Công cơ học | Lý thuyết, Bài tập Vật Lí lớp 8 có đáp án

Bài tập bổ sung

Bài 1: Trong các chuyển động dưới đây chuyển động nào do tác dụng của trọng lực

A. Xe đi trên đường                            

B. Thác nước đổ từ trên cao xuống

C. Mũi tên bắn ra từ cánh cung          

D. Quả bóng bị nảy bật lên khi chạm đất

Bài 2: Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là không do tác dụng của trọng lực?

A. Mưa rơi xuống đất.              

B. Viên bi rơi từ mặt bàn xuống đất.

C. Đầu tàu kéo các toa tàu.       

D. Hòn đá lăn từ trên triền núi xuống chân núi.

Bài 3: Hãy chọn câu trả lời đúng. Muốn biểu diễn một vec tơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố:

A. Phương, độ lớn.                             

B. Điểm đặt, phương, chiều.

C. Điểm đặt, phương.                         

D. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn.

Bài 4: Chọn câu đúng nhất:

A. Các yếu tố của vecto lực là phương, chiều.

B. Các yếu tố của vecto lực là điểm đặt, phương, chiều.

C. Các yếu tố của vecto lực là điểm đặt, phương, độ lớn.

D. Các yếu tố của vecto lực là điểm đặt, phương, chiều và độ lớn.

Bài 5: Vật 1 và 2 đang chuyển động với các vận tốc v1 và v2 thì chịu các lực tác dụng như hình vẽ.

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 13 (có đáp án): Công cơ học

Trong các kết luận sau kết luận nào đúng?

A. Vật 1 tăng vận tốc, vật 2 giảm vận tốc

B. Vật 1 tăng vận tốc, vật 2 tăng vận tốc

C. Vật 1 giảm vận tốc, vật 2 tăng vận tốc

D. Vật 1 giảm vận tốc, vật 2 giảm vận tốc

Bài 6: Vật m1 và m2 đang chuyển động với các vận tốc v1 và v2 thì chịu các lực tác dụng như hình vẽ.

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 13 (có đáp án): Công cơ học

Trong các kết luận sau kết luận nào đúng?

A. Vật 1 tăng vận tốc, vật 2 giảm vận tốc.

B. Vật 1  tăng vận tốc, vật 2 tăng vận tốc.

C. Vật 1 giảm vận tốc, vật 2 tăng vận tốc.

D. Vật 1 giảm vận tốc, vật 2 giảm vận tốc.

Bài 7: Dùng cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống:

Lực là nguyên nhân làm … vận tốc của chuyển động.

A. Tăng                          

B. Không đổi

C. Giảm                          

D. Thay đổi

Bài 8: Lực tác dụng lên vật làm cho vận tốc của vật…..

A. bằng 0              

B. tăng                  

C. giảm                 

D. thay đổi

Bài 9: Khi có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật sẽ như thế nào?

A. Không thay đổi

B. Chỉ có thể tăng

C. Chỉ có thể giảm

D. Thay đổi tăng hoặc giảm.

Bài 10: Trên hình vẽ là lực tác dụng lên ba vật theo cùng một tỉ lệ xích như nhau. Trong các sắp xếp theo thứ tự giảm dần của lực sau đây, sắp xếp nào là đúng?

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 13 (có đáp án): Công cơ học

A. F> F> F1

B. F> F 3> F1

C. F> F> F3

D. Một cách sắp xếp khác

Xem thêm các bài Lý thuyết và Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 8 có đáp án và lời giải chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí 8 hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 8 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 8.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên