Bài tập định luật Jun-Lenxơ (cực hay, chi tiết)



Bài viết Bài tập định luật Jun-Lenxơ với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập định luật Jun-Lenxơ.

Bài tập định luật Jun-Lenxơ (cực hay, chi tiết)

Bài 1 : Định luật Jun-Lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành:

A. Cơ năng

B. Năng lượng ánh sáng

C. Hóa năng

D. Nhiệt năng

Lời giải:

Định luật Jun - Lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành nhiệt năng

Đáp án: D

Bài 2 : Câu phát biểu nào dưới đây là không đúng? Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua:

A. Tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện, điện trở của dây dẫn và với thời gian dòng điện chạy qua

B. Tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và với thời gian dòng điện chạy qua.

C. Tỉ lệ thuận với bình phương hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn với thời gian dòng điện chạy qua và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn

D. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, với cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua.

Lời giải:

Ta có:

Định luật Jun-Lenxơ

Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, tỉ lệ thuận với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua

A - sai vì nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện

B, C, D - đúng

Đáp án: A

Bài 3 : Biểu thức nào sau đây là công thức tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua:

A. Q = Irt

B. Q = I2Rt

C. Q = IR2t

D. Q = IRt2

Lời giải:

Ta có: Q = I2Rt

Trong đó:

+ Q: nhiệt lượng tỏa ra (J)

+ I: cường độ dòng điện (A)

+ R: điện trở (Ω)

+ t: thời gian (s)

Đáp án: B

Bài 4 : Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu của một biến trở R thì cường độ dòng điện chạy qua là I. Công thức nào dưới đây không phải là công thức tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn trong thời gian t?

Bài tập định luật Jun-Lenxơ (cực hay, chi tiết)

Lời giải:

Ta có:Q =I2Rt

Lại có: Bài tập định luật Jun-Lenxơ (cực hay, chi tiết)

=> Nhiệt lượng Q còn được tính bởi các công thức khác:

Bài tập định luật Jun-Lenxơ (cực hay, chi tiết)

Đáp án: A

Bài 5 : Mắc các dây dẫn vào hiệu điện thế không đổi. Trong cùng một thời gian thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào điện trở dây dẫn?

A. Tăng gấp đôi khi điện trở của dây dẫn tăng lên gấp đôi

B. Tăng gấp đôi khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa

C. Tăng gấp bốn khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa

D. Giảm đi một nửa khi điện trở của dây dẫn tăng lên gấp bốn

Lời giải:

Ta có nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn tỉ lệ thuận với điện trở R

=> Khi tăng gấp đôi điện trở của dây dẫn thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn cũng tăng gấp đôi

Đáp án: A

Bài 6 : Chọn câu trả lời đúng. Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua phụ thuộc vào:

A. Điện trở R của dây dẫn

B. Cường độ dòng điện I chạy qua dây

C. Thời gian dòng điện chạy qua

D. Cả A, B, C đều đúng

Lời giải:

Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn:Q =I2Rt

=> Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn phụ thuộc vào: cường độ dòng điện chạy qua dây, điện trở dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua

Đáp án: D

Bài 7 : Nếu đồng thời giảm điện trở của dây dẫn, cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn đi một nửa thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây sẽ thay đổi như thế nào?

A. Giảm đi 2 lần

B. Giảm đi 4 lần

C. Giảm đi 8 lần

D. Giảm đi 16 lần

Lời giải:

Ta có: Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn: Q =I2Rt

=> Khi đồng thời giảm điện trở của dây dẫn, cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn đi một nửa: Bài tập định luật Jun-Lenxơ (cực hay, chi tiết)

Nhiệt lượng tỏa ra trên dây khi đó: Bài tập định luật Jun-Lenxơ (cực hay, chi tiết)

=> Nhiệt lượng sẽ giảm đi 16 lần

Đáp án: D

Bài 8 : Chọn câu trả lời sai

Nhiệt lượng Q được dùng để đun nóng nước có khối lượng m1 , nhiệt dung riêng c1 và cốc đựng nước có khối lượng m2, nhiệt dung riêng c2 tăng từ nhiệt độ t1oC lên t2oC được liên hệ với nhau bởi công thức:

A. Q =m1c1(t2-t1) + m2c2(t2-t1)

B. Q =(m1c1 + m2c2)(t2 - t1)

C. Q =(m1 + m2)(c1 + c2)(t2 - t1)

D. Cả A, B đều đúng

Lời giải:

Ta có, nhiệt lượng: Q = mcΔt

Nhiệt lượng Q được dùng để đun nóng nước có khối lượng m1 , nhiệt dung riêng c1 và cốc đựng nước có khối lượng m2, nhiệt dung riêng c2 tăng từ nhiệt độ t1oC lên t2oC được liên hệ với nhau bởi công thức:

A. Q =m1c1(t2-t1) + m2c2(t2-t1)

=> A, B, D - đúng

C - sai

Đáp án: D

Bài 9 : Phương trình nào sau đây là phương trình cân bằng nhiệt:

Bài tập định luật Jun-Lenxơ (cực hay, chi tiết)

Lời giải:

Phương trình cân bằng nhiệt:

Q tỏa = Q thu

Đáp án: C

Bài 10 : Dòng điện có cường độ 2mA chạy qua một điện trở 3kΩ trong thời gian 10 phút thì nhiệt lượng tỏa ra ở điện trở này có giá trị nào dưới đây?

A. Q = 7,2J

B. Q = 60J

C. Q = 120J

D. Q = 3600J

Lời giải:

Bài tập định luật Jun-Lenxơ (cực hay, chi tiết)

Bài 11 : Thời gian đun sôi 1,5l nước của một ấm điện là 10 phút. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây nung của ấm là 220V. Điện trở của dây nung này có giá trị là bao nhiêu? Biết rằng nếu kể cả nhiệt lượng hao phí để đun sôi 1l nước thì cần nhiệt lượng là 420000J

A. 32Ω

B. 15Ω

C. 24,2Ω

D. 46,1Ω

Lời giải:

Ta có:

+ Đun 1l nước thì cần nhiệt lượng là 420000J

=> Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi 1,5l nước là: Q = 1,5.420000 = 630000J

+ Mặt khác, ta có: Bài tập định luật Jun-Lenxơ (cực hay, chi tiết)

=> Điện trở của dây nung: Bài tập định luật Jun-Lenxơ (cực hay, chi tiết)

Đáp án: D

Bài 13 : Khi mắc một bàn là vào hiệu điện thế 110V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 5A. Bàn là này sử dụng như vậy trung bình 15 phút mỗi ngày. Hỏi nhiệt lượng tỏa ra trong 30 ngày là bao nhiêu?

A. 1485kJ

B. 4125kJ

C. 13750kJ

D. 14850kJ

Lời giải:

Ta có:

+ Công suất tiêu thụ của bàn là là:

P = UI = 110.5 = 550W

+ Điện năng tiêu thụ của bàn là trong 1 ngày là:

Bài tập định luật Jun-Lenxơ (cực hay, chi tiết)

=> Điện năng tiêu thụ của bàn là trong 30 ngày là:

A = 30A1 = 30.137,5 = 4125Wh

+ Nhiệt lượng tỏa ra của bàn là tỏa ra trong 30 ngày là:

Q = A = 4125Wh = 4125.60.60 = 14850000J = 14850kJ

Đáp án: D

Bài 14 : Một bình nóng lạnh có ghi 220V - 1100W được sử dụng với hiệu điện thế 220V. Thời gian để bình đun sôi 10 lít nước từ nhiệt độ 24oC là bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K và nhiệt lượng bị hao phí là rất nhỏ.

A. 1 giờ

B. 30 phút

C. 50 phút 55 giây

D. 48 phút 22 giây

Lời giải:

+ Cường độ dòng điện qua bình:

Bài tập định luật Jun-Lenxơ (cực hay, chi tiết)

+ Ta có:

Điện năng tiêu thụ chính bằng nhiệt lượng:

Bài tập định luật Jun-Lenxơ (cực hay, chi tiết)

Ta có:

2901,82s ≈ 48 phút 22 giây

Đáp án: D

Bài 15 : Khi cho dòng điện có cường độ I1 = 1A chạy qua một thanh kim loại trong thời gian τ thì nhiệt độ của thanh tăng lên là Δt1 = 8oC. Khi cho cường độ dòng điện I2 = 2A chạy qua thì trong thời gian đó nhiệt độ của thanh tăng thêm là Δt2 bằng:

A. 4oC

B. 16oC

C. 24oC

D. 32oC

Lời giải:

Ta có: Nhiệt lượng được tính bởi các công thức

Bài tập định luật Jun-Lenxơ (cực hay, chi tiết)

Gọi Q1, Q2 lần lượt là nhiệt lượng của thanh kim loại khi có cường độ dòng điện I1, I2 chạy qua

Ta có: Bài tập định luật Jun-Lenxơ (cực hay, chi tiết)

Từ (1) và (2), ta suy ra:

Bài tập định luật Jun-Lenxơ (cực hay, chi tiết)

Đáp án: D

Bài 16 : Một bếp điện được sử dụng với hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua bếp có cường độ 2A. Dùng bếp này thì đun sôi được 1,5 lít nước từ nhiệt độ ban đầu 25oC trong thời gian 20 phút. Nhiệt dung riêng của nước là c = 4200J/kg.K . Hiệu suất của bếp là:

A. 0,8949%

B. 8,949%

C. 89,49%

D. Không có đáp số nào đúng

Lời giải:

Bài tập định luật Jun-Lenxơ (cực hay, chi tiết)

Bài 17 : Trong mùa đông, một lò sưởi điện có ghi 220V - 880W được sử dụng với hiệu điện thế 220V trong 4 giờ mỗi ngày. Nhiệt lượng mà lò sưởi này tỏa ra trong mỗi ngày là

A. 12672J

B. 3,52kWh

C. 3,52J

D. 12672000kWh

Lời giải:

+ Ta có: P = UI

=> Cường độ dòng điện chạy qua lò sưởi là:

Bài tập định luật Jun-Lenxơ (cực hay, chi tiết)

+ Nhiệt lượng tỏa ra của lò sưởi mỗi ngày là:

Q =Ult =220.4(4.60.60) =12672000J =3,52kWh

Đáp án: B

Xem thêm các bài Lý thuyết và Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 9 có đáp án và lời giải chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Vật Lí lớp 9 hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Tài liệu giáo viên