Bài tập từ phổ - đường sức từ (cực hay, chi tiết)



Bài viết Bài tập từ phổ - đường sức từ với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Bài tập từ phổ - đường sức từ.

Bài tập từ phổ - đường sức từ (cực hay, chi tiết)

Bài 1 : Từ phổ là hình ảnh cụ thể về:

A. các đường sức điện

B. các đường sức từ

C. cường độ điện trường

D. cảm ứng từ

Lời giải:

Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ

Đáp án: B

Bài 2 : Chọn phát biểu đúng?

A. Có thể thu được từ phổ bằng rắc mạt sắt lên tấm nhựa trong đặt trong từ trường

B. Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức điện

C. Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường yếu

D. Nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường mạnh

Lời giải:

A - đúng

B - sai vì: từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ

C - sai vì nơi nào mạt sắt dày thì từ trường mạnh

D - sai vì nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường yếu

Đáp án: A

Bài 3 : Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước sao cho:

A. Có chiều từ cực Nam tới cực Bắc bên ngoài thanh nam châm

B. Có độ mau thưa tùy ý

C. Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm

D. Có chiều từ cực Bắc tới cực Nam bên ngoài thanh nam châm

Lời giải:

Ta có:Các đường sức từ có chiều nhất định.

- Bên ngoài nam châm, các đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc (N), đi vào cực Nam (S) của nam châm.

- Nơi nào từ trường càng mạnh thì đường sức từ dày, nơi nào từ trường càng yếu thì đường sức từ thưa.

Đáp án: D

Bài 4 : Chiều của đường sức từ của nam châm được vẽ như sau. Tên các từ cực của nam châm là:

Bài tập từ phổ - đường sức từ (cực hay, chi tiết)

A. A là cực Bắc, B là cực Nam

B. A là cực Nam, B là cực Bắc

C. A và B là cực Bắc

D. A và B là cực Nam

Lời giải:

Ta có:Các đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm

Từ hình ta thấy, đường sức từ đi ra từ B và đi vào A

=>B là cực Bắc, A là cực Nam

Đáp án: B

Bài 5 : Chiều của đường sức từ của nam châm chữ U được vẽ như sau.

Bài tập từ phổ - đường sức từ (cực hay, chi tiết)

Tên các từ cực của nam châm là:

A. 1 là cực Bắc, 2 là cực Nam

B. 1 là cực Nam, 2 là cực Bắc

C. 1 và 2 là cực Bắc

D. 1 và 2 là cực Nam

Lời giải:

Ta có: Các đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm

Từ hình ta thấy, đường sức từ đi ra từ 2 và đi vào 1

=> 2 là cực Bắc, 1 là cực Nam

Đáp án cần chọn là: B

Bài 6 : Chiều của đường sức từ cho ta biết điều gì về từ trường tại điểm đó?

A. Chiều chuyển động của thanh nam châm đặt ở điểm đó

B. Hướng của lực từ tác dụng lên cực Bắc của một kim nam châm đặt tại điểm đó

C. Hướng của lực từ tác dụng lên một vụn sắt đặt tại điểm đó

D. Hướng của dòng điện trong dây dẫn đặt tại điểm đó

Lời giải:

Chiều của đường sức từ cho ta biết về hướng của lực từ tác dụng lên cực Bắc của một kim nam châm đặt tại điểm đó.

Đáp án: B

Bài 7 : Độ mau, thưa của đường sức từ trên cùng một hình vẽ cho ta biết điều gì về từ trường?

A. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng yếu, chỗ càng thưa thì từ trường càng mạnh

B. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng mạnh, chỗ càng thưa thì từ trường càng yếu

C. Chỗ đường sức từ càng thưa thì dòng điện đặt tại đó có cường độ càng lớn.

D. Chỗ đường sức từ càng mau thì dây dẫn đặt ở đó càng bị nóng lên nhiều.

Lời giải:

Độ mau, thưa của đường sức từ trên cùng một hình vẽ cho ta biết chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng mạnh, chỗ càng thưa thì từ trường càng yếu

Đáp án: B

Bài 8 : Chọn chiều đúng của đường sức từ qua nam châm sau:

Bài tập từ phổ - đường sức từ (cực hay, chi tiết)

Lời giải:

Ta có: Các đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm

=>Chiều đường sức của nam châm thẳng đó là:

Bài tập từ phổ - đường sức từ (cực hay, chi tiết)

Đáp án: A

Bài 9 : Lực từ tác dụng lên kim nam châm trong hình sau đặt ở điểm nào là mạnh nhất?

Bài tập từ phổ - đường sức từ (cực hay, chi tiết)

A. Điểm 1

B. Điểm 2

C. Điểm 3

D. Điểm 4

Lời giải:

Lực từ tác dụng lên kim nam châm đặt ở điểm 1 là mạnh nhất vì: Ở hai đầu cực có các đường sức từ mau hơn mà nơi nào có đường sức từ mau (dày) thì có từ trường mạnh, nơi nào có đường sức từ thưa thì từ trường tại đó yếu

Đáp án: A

Bài 10 : Hãy chọn phát biểu đúng.

A. Ở đầu cực của nam châm, các đường sức từ dày cho biết từ trường mạnh, càng xa nam châm, các đường sức từ càng thưa cho biết từ trường yếu

B. Đường sức từ của nam châm là hình vẽ những đường mạt sắt phân bố xung quanh thanh nam châm

C. Người ta quy ước bên trong thanh nam châm: Chiều của đường sức từ hướng từ cực Nam sang cực Bắc, bên ngoài thanh nam châm: Chiều của đường sức từ đi ra từ cực Bắc đi vào ở cực Nam

D. Cả A, B và C đều đúng

Lời giải:

Cả 3 phát biểu A, B, C đều đúng

Đáp án: D

Bài 11 : Hình ảnh định hướng của kim nam châm đặt tại các điểm xung quanh thanh nam châm như hình sau:

Bài tập từ phổ - đường sức từ (cực hay, chi tiết)

Cực Bắc của nam châm là:

A. Ở 2

B. Ở 1

C. Nam châm thử định hướng sai

D. Không xác định được

Lời giải:

Ta có:

+ Các đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm

+ Căn cứ vào sự định hướng của kim nam châm đã cho, ta xác định được:

Bài tập từ phổ - đường sức từ (cực hay, chi tiết)

=>1 là cực Bắc

Đáp án: B

Bài 12 : Nhìn vào đường sức từ của nam châm hình móng ngựa sau.

Bài tập từ phổ - đường sức từ (cực hay, chi tiết)

Hãy cho biết, các cực của nam châm và tại những vị trí nào của nam châm có từ trường đều?

A. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở hai cực

B. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở hai cực

C. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm

D. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm

Lời giải:

Ta có: Các đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm

Từ hình ta thấy các đường sức từ đi ra từ A và đi vào B

=> Cực Bắc là A và cực Nam là B

Mặt khác:

+ Ở hai cực có từ trường mạnh nhất =>không đều

+ Phần giữa hai nhánh nam châm có các đường sức từ cách đều nhau

=> Từ trường đều ở giữa hai nhánh của nam châm

Đáp án: C

Bài 13 : Quan sát từ phổ của hai thanh nam châm trong hình vẽ sau:

Bài tập từ phổ - đường sức từ (cực hay, chi tiết)

Hay cho biết nam châm nào có từ trường mạnh hơn? Biết rằng lượng mạt sắt dùng cho hai thí nghiệm là như nhau.

A. Nam châm a

B. Nam châm b

C. Cả a và b mạnh như nhau

D. Không thể so sánh được

Lời giải:

Ta có: Độ mau, thưa của đường sức từ trên cùng một hình vẽ cho ta biết chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng mạnh, chỗ càng thưa thì từ trường càng yếu

Từ hình ảnh từ phổ của hai nam châm trên, ta thấy ở nam châm a, số đường mạt sắt mau (dày) hơn số đường mạt sắt ở nam châm b

=> Từ trường của nam châm a mạnh hơn từ trường của nam châm b

Đáp án: A

Xem thêm các bài Lý thuyết và Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 9 có đáp án và lời giải chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Vật Lí lớp 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên