Bài tập nhận biết nguồn sáng, vật sáng cực hay
Bài viết Bài tập nhận biết nguồn sáng, vật sáng với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập nhận biết nguồn sáng, vật sáng.
Bài tập nhận biết nguồn sáng, vật sáng cực hay
Phương pháp giải: Học sinh cần nhớ khái niệm về nguồn sáng và vật sáng
1. Nguồn sáng
Nguồn sáng là những vật tự nó phát ra ánh sáng
Ví dụ như Mặt trời, ngọn lửa…
2. Vật sáng
Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó
Ví dụ: mặt trăng, gương…..
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1. Trong các kết luận dưới đây, kết luận nào là chính xác?
A. Nguồn sáng là những vật tự nó phát sáng
B. Nguồn sáng là những vật mà ta trông thấy được
C. Những vật có màu trắng đều là nguồn sáng
D. Những vật ta không nhìn thấy được thì không phải là nguồn sáng
Lời giải:
Đáp án: A
Theo đúng định nghĩa, nguồn sáng là những vật tự nó phát ra ánh sáng
Ví dụ 2. Trong những vật sau đây vật nào là nguồn sáng?
A. Bàn học
B. Ngọn nến đang cháy
C. Mặt trăng
D. Gương xe máy
Lời giải:
Đáp án: B
Ngọn nến đang cháy tự nó phát ra ánh sáng, nên nó là nguồn sáng.
Ví dụ 3. Trong những vật sau đây vật nào không phải là nguồn sáng?
A. Thanh sắt nóng đỏ
B. Mặt trời
C. Gương xe máy
D. Dây tóc bóng đèn khi có điện chạy qua
Lời giải:
Đáp án: C
Gương xe máy không tự nó phát ra ánh sáng được, nó chỉ có thể phản xạ lại ánh sáng chiếu vào nó. Vì vậy gương xe máy không phải là nguồn sáng
Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Trong các kết luận dưới đây, kết luận nào là chính xác?
A. Nguồn sáng cũng là một vật sáng
B. Vật được chiếu sáng là nguồn sáng
C. Vật sáng là những vật tự phát ra ánh sáng.
D. Chỉ những vật được chiếu sáng mới là vật sáng
Lời giải:
Đáp án: A
Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. Vì vậy nguồn sáng cũng là một vật sáng, nhưng vật sáng có thể không phải là nguồn sáng.
Câu 2. Trong những vật sau đây vật nào là nguồn sáng?
A. Viên bi sắt
B. Quả bóng bay
C. Cục than hồng
D. Cây nến
Lời giải:
Đáp án: C
Cục than hồng tự nó phát ra được ánh sáng, nên nó là nguồn sáng. Cây nến (không cháy), viên bi sắt, quả bóng bay không tự phát ra ánh sáng, nên chúng không phải nguồn sáng.
Câu 3. Trong những vật sau đây vật nào không phải là nguồn sáng?
A. Mẩu gỗ đang cháy
B. Mặt trời
C. Bóng đèn điện đang hoạt động
D. Quyển sách
Lời giải:
Đáp án: D
Mẩu gỗ đang cháy, mặt trời, bóng đèn điện đang hoạt động là những vật tự phát ra ánh sáng, nên chúng là nguồn sáng. Còn quyển sách không tự nó phát ra ánh sáng, nó không phải là nguồn sáng.
Câu 4. Mặt Trăng là:
A. vật hắt sáng
B. nguồn sáng nhân tạo
C. nguồn sáng tự nhiên
D. vật đen tuyệt đối
Lời giải:
Đáp án: A
Mặt Trăng không tự nó phát ra ánh sáng, nó chỉ hắt lại ánh sáng Mặt Trời.
Câu 5. Trong những vật sau đây vật nào không phải là vật sáng?
A. Thanh sắt nóng đỏ
B. Bảng đen
C. Mặt Trăng
D. Viên than đỏ trong lò
Lời giải:
Đáp án: B
Bảng đen hấp thụ tốt ánh sáng chiếu vào nó, nên nó không phải là vật sáng. Các vật còn lại đều có thể tự phát ra ánh sáng hoặc hắt lại ánh sáng nên chúng là những vật sáng.
Câu 6. Mặt trời, mặt trăng, sao chổi, bóng đèn bị đứt dây tóc, đèn pin đang hoạt động, đèn tín hiệu giao thông. Trong các vật kể trên, vật nào là nguồn sáng tự nhiên, vật nào là nguồn sáng nhân tạo?
Lời giải:
Các nguồn sáng tự nhiên là: mặt trời, sao chổi
Các nguồn sáng nhân tạo là: đèn pin đang hoạt động, đèn tín hiệu giao thông.
Câu 7. Em hãy kể tên 3 nguồn sáng tự nhiên và 3 nguồn sáng nhân tạo
Lời giải:
3 nguồn sáng tự nhiên là: núi lửa, mặt trời, sao băng
3 nguồn sáng nhân tạo là: bóng đèn đang hoạt động, cây nến đang cháy, đèn ô tô.
Câu 8. Trên áo của những công nhân môi trường có những vạch màu vàng phản xạ ánh sáng rất tốt. Tại sao lại phải có những vạch này?
Lời giải:
Những vạch màu vàng này phản xạ ánh sáng tốt để những người tham gia giao thông dễ dàng nhận ra người công nhân môi trường (nhất là trong buổi tối), tránh xảy ra tai nạn.
Câu 9. Những vật có màu đen như bảng đen không tự phát ra ánh sáng, cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. Nhưng ban ngày ta vẫn có thể nhìn thấy tấm bảng đen trong phòng học. Em hãy giải thích tại sao lại như thế?
Lời giải:
Ta có thể quan sát được những vật màu đen ( như bảng đen) vì chúng được đặt bên cạnh những vật phát sáng khác. Dựa vào đó mà ta có thể phân biệt được và nhận ra những vật màu đen đó
Câu 10. Ban đêm trong phòng tối ta nhìn thấy 1 điểm sáng ở trên bàn học. Em hãy mô tả cách để nhận biết xem điểm sáng đó có phải là nguồn sáng hay không?
Lời giải:
Dùng một hộp gỗ hoặc hộp giấy dày (không cho ánh sáng truyền qua) chụp lên điểm sáng. Đục 1 lỗ nhỏ trên hộp. Ghé mắt nhòm qua lỗ nhỏ, nếu thấy bên trong hộp có ánh sáng thì điểm sáng đó là nguồn sáng, nếu không thì điểm sáng đó không phải là nguồn sáng.
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 9 có đáp án và lời giải chi tiết khác:
- Dạng 2: Các ứng dụng của ánh sáng trong thực tiễn
- Dạng 3: Phân tích chùm sáng không đơn sắc khi đi qua lăng kính
- Dạng 4: Cách xác định đường đi của tia sáng trong môi trường truyền sáng cực hay
- Dạng 5: Phương pháp giải bài tập về Mắt lớp 9 cực hay
- Dạng 6: Dạng bài tập nhận biết màu sắc của vật cực hay
- Dạng 7: Cách vẽ ảnh của vật qua thấu kính hội tụ cực hay
- Dạng 8: Cách vẽ ảnh của vật qua thấu kính phân kì cực hay
- Dạng 9: Phương pháp giải bài tập xác định tiêu cự của thấu kính cực hay
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Vật Lí lớp 9 hay khác:
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 9.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều