Các ứng dụng của ánh sáng trong thực tiễn
Bài viết Các ứng dụng của ánh sáng trong thực tiễn với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Các ứng dụng của ánh sáng trong thực tiễn.
Các ứng dụng của ánh sáng trong thực tiễn
Phương pháp giải:
Học sinh cần nhớ và hiểu các tác dụng của ánh sáng
Tác dụng của ánh sáng:
- Tác dụng nhiệt: làm nóng vật
- Tác dụng sinh học: gây ra các biến đổi sinh học trong cơ thể sinh vật
- Tác dụng quang điện: tác dụng lên pin quang điện.
=> Điều đó chứng tỏ ánh sáng có năng lượng. Trong các tác dụng trên, năng lượng áng sáng được biến đổi thành các năng lượng khác nhau.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1. Các tia sáng mặt trời hội tụ nhờ gương cầu lõm hay thấu kính hội tụ đốt cháy nhanh hơn đối với giấy có màu
A. xanh da trời
B. xanh lá cây
C. đen.
D. trắng.
Lời giải:
Đáp án: C
Những vật màu đen thì hấp thụ ánh sáng tốt. Vì vậy mẩu giấy màu đen thì hấp thụ ánh sáng tốt hơn các màu còn lại, nên chúng dễ cháy hơn
Ví dụ 2. Ảnh bên là một bếp đun sử dụng năng lượng mặt trời. Bếp này hoạt động dựa trên tác dụng gì của ánh sáng? Giải thích cách dùng bếp
Lời giải:
Bếp hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của ánh sáng.
Các tia sáng từ mặt trời được bếp (là gương cầu lõm) phản xạ và tập trung tại 1 điểm. Tại điểm đó người ta đặt xoong, nồi cần đun. Ánh sáng mặt trời sẽ làm xoong nồi nóng lên và đun chín thức ăn trong đó
Ví dụ 3. Vì sao bình chứa xăng dầu trên xe ôtô thường được sơn màu nhủ bạc hoặc màu sáng mà không sơn màu tối?
Lời giải:
Vì trong các màu sắc thì màu sáng hấp thụ ánh sáng kém, còn màu tối hấp thụ ánh sáng tốt. Vì vậy nếu sơn bằng màu tối thì xe sẽ hấp thụ ánh sáng rất tốt và nóng lên. Điều này rất nguy hiểm vì nó có thể gây cháy nổ.
Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Tác dụng nào sau đây KHÔNG phải do ánh sáng là tác dụng
A. nhiệt
B. quang điện
C. từ
D. sinh học
Lời giải:
Đáp án: C
Ánh sáng có tác dụng nhiệt, sinh học và quang điện. ánh sáng không có tác dụng từ
Câu 2. Các chậu cây cảnh đặt ở dưới những tàn cây lớn thường bị còi cọc đi rồi chết. Hiện tượng này cho thấy rõ tầm quan trọng tác dụng nào của ánh sáng ?
A. Tác dụng nhiệt.
B. Tác dụng quang điện.
C. Tác dụng sinh học.
D. Tác dụng từ.
Lời giải:
Đáp án: C
Cây cối muốn phát triển tốt thì cần phải có ánh sáng để quang hợp, đây là tác dụng sinh học của ánh sáng
Câu 3. Hiện tượng nào sau đây biểu hiện tác dụng sinh học của ánh sáng?
A. Ánh sáng mặt trời chiếu vào cơ thể sẽ làm cho cơ thể nóng lên.
B. Ánh sáng chiếu vào một hỗn hợp khí clo và khí hiđro đựng trong một ống nghiệm có thể gây ra sự nổ.
C. Ánh sáng chiếu vào một pin quang điện sẽ làm cho nó phát điện.
D. Ánh sáng mặt trời lúc sáng sớm chiếu vào cơ thể trẻ em sẽ chống được bệnh còi xương.
Lời giải:
Đáp án: D
A và B là tác dụng nhiệt của ánh sáng, C là tác dụng quang điện. Ánh sáng mặt trời lúc sáng sớm có lợi cho sự phát triển của trẻ, đây là tác dụng sinh học của ánh sáng
Câu 4. Về mùa hè, ban ngày khi ra đường phố ta không nên mặc quần áo màu tối vì quần áo màu tối
A. hấp thụ ít ánh sáng, nên cảm thấy nóng bức.
B. hấp thụ nhiều ánh sáng, nên cảm thấy nóng bức.
C. tán xạ ánh sáng nhiều, nên cảm thấy nóng bức.
D. tán xạ ánh sáng ít, nên cảm thấy mát.
Lời giải:
Đáp án: B
Vì những màu sắc tối có khả năng hấp thụ ánh sáng tốt nên khi mặc quần áo màu tối ra ngoài trời nắng chúng ta sẽ thấy nóng hơn so với mặc quần áo màu sáng.
Câu 5. Nhà bạn Nam có lắp hệ thống nước nóng trên mái nhà. Thiết bị đó đã tận dụng tác dụng nào của ánh sáng?
A. Tác dụng nhiệt.
B. Tác dụng sinh học.
C. Tác dụng quang điện.
D. Tất cả đều đúng.
Lời giải:
Đáp án: A
Khi đặt hệ thống nước nóng lên trên mái nhà thì ánh sáng mặt trời sẽ chiếu vào thiết bị và làm cho nước trong thiết bị này nóng lên. Đó là tác dụng nhiệt của ánh sáng
Câu 6. Khi gặt ở ngoài đồng về, những người nông dân sẽ phải phơi thóc ở ngoài sân. Phơi lúa như thế là xử dụng tác dụng gì của ánh sáng?
Lời giải:
Đó là tác dụng nhiệt của ánh sáng. Ánh sáng mặt trời làm cho hạt thóc nóng lên và nước sẽ bị bốc hơi bay đi, hạt thóc sẽ khô và không bị ẩm mốc
Câu 7. Tác dụng của ánh sáng gây ra tại màng lưới của mắt là loại tác dụng gì?
Lời giải:
Đó là tác dụng sinh học của ánh sáng.
Câu 8. Vì sao về mùa đông người ta thường mặc quần áo có màu sẫm, màu tối?
Lời giải:
Vì quần áo màu sẫm, màu tối hấp thụ ánh sáng tốt hơn quần áo màu sáng do đó khi mặc quần áo màu sẫm vào mùa đông ta sẽ thấy ấm hơn.
Câu 9. Trong sự quang hợp của lá cây có tác dụng gì của ánh sáng?
Lời giải:
Trong sự quang hợp của lá cây có tác dụng sinh học của ánh sáng. Lá cây hấp thụ ánh sáng và biến đổi thành các dạng năng lượng cần thiết cho cây.
Câu 10. Trồng cây thanh long muốn cây cho trái nghịch vụ thì phải thắp các bóng đèn cao áp trong vườn. Người ta làm thế là sử dụng tác dụng nào của ánh sáng? Giải thích?
Lời giải:
Đó là tác dụng sinh học của ánh sáng. Người ta thắp đèn vào ban đêm để cây có thể quang hợp ngay cả vào ban đêm, điều này giúp cho cây phát triển nhanh hơn và cho trái sớm hơn bình thường.
Bài tập tự luyện
Câu 1: Ánh sáng có tác dụng nhiệt khi năng lượng ánh sáng biến thành
A. điện năng.
B. nhiệt năng.
C. cơ năng.
D. hóa năng.
Câu 2: Chọn phương án sai.
Các việc chứng tỏ tác dụng nhiệt của ánh sáng là:
A. Phơi quần áo.
B. Làm muối.
C. Sưởi ấm về mùa đông.
D. Quang hợp của cây.
Câu 3: Công việc nào dưới đây ta đã sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng?
A. Đưa một chậu cây cảnh ra ngoài sân phơi.
B. Kê bàn học cạnh của sổ cho sáng.
C. Phơi thóc ngoài sân khi trời nắng to.
D. Cho ánh sáng chiếu vào bộ pin mặt trời của máy tính để nó hoạt động.
Câu 4: Ánh sáng mặt trời chiếu vào cây cối có thể gây ra những tác dụng gì?
A. Nhiệt và sinh học.
B. Nhiệt và quang điện.
C. Sinh học và quang điện.
D. Chỉ gây ra tác dụng nhiệt.
Câu 5: Trong việc sưởi nắng của người già và việc tắm nắng của trẻ em, người ta đã sử dụng những tác dụng gì của ánh nắng mặt trời?
A. Đối với cả người già và trẻ em đều sử dụng tác dụng nhiệt.
B. Đối với cả người già và trẻ em đều sử dụng tác dụng sinh học.
C. Đối với người già thì sử dụng tác dụng nhiệt, còn đối với trẻ em thì sử dụng tác dụng sinh học.
D. Đối với người già thì sử dụng tác dụng sinh học, còn đối với trẻ em thì sử dụng tác dụng nhiệt.
Câu 6: Trong pin năng lượng ánh sáng đã biến thành
A. nhiệt năng.
B. quang năng.
C. năng lượng điện.
D. cơ năng.
Câu 7: Ánh sáng chiếu vào bộ pin Mặt Trời lắp trên một máy tính bỏ túi sẽ gây ra những tác dụng gì?
A. Chỉ gây tác dụng nhiệt.
B. Chỉ gây tác dụng quang điện.
C. Gây ra đồng thời tác dụng nhiệt và tác dụng quang điện.
D. Không gây ra tác dụng nào cả.
Câu 8: Hiện tượng nước ở biển, sông, hồ bay hơi là do tác dụng gì của ánh sáng?
A. Tác dụng nhiệt.
B. Tác dụng hóa học.
C. Tác dụng quang điện.
D. Tác dụng sinh học.
Câu 9: Ánh sáng mặt trời có tác dụng gì đối với loài người?
A. Phát triển.
B. Sinh trưởng.
C. A và B đúng.
D. Hô hấp.
Câu 10: Tảo, rong biển, san hô, ... sống và phát triển được là do tác dụng nào của ánh sáng mặt trời?
A. Tác dụng sinh học.
B. Tác dụng nhiệt.
C. Cả ba phương án còn lại đều sai.
D. Tác dụng quang điện.
Câu 11: Trong các công việc sau đây, công việc nào ứng dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng?
A. Phơi thóc, ngô, cá, mực... ngoài trời nắng, ánh sáng chiếu vào chúng sẽ làm nóng chúng lên và khô đi.
B. Làm muối ngoài đồng muối.
C. Ở các nước châu âu, thời tiết thường giá lạnh, vào những lúc có nắng, người ta thường ra ngoài để tắm nắng.
D. Các công việc trên đều ứng dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng.
Câu 12: Tương truyền rằng Acsimet đã dùng gương để đốt cháy các chiến thuyền của người La Mã đến xâm phạm thành Xiraquyxo, quê hương của ông. Acsimet đã dùng tác dụng gì của ánh sáng Mặt Trời?
A. Tác dụng quang điện.
B. Tác dụng nhiệt.
C. Tác dụng sinh học.
D. Các tác dụng của ánh sáng đều tác dụng.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng của các vật có màu sắc khác nhau?
A. Trong cùng điều kiện như nhau, các vật có màu đen hấp thụ năng lượng ánh sáng tốt hơn các vật có màu trắng.
B. Vật màu đen không hấp thụ năng lượng ánh sáng.
C. Vật màu vàng nhạt hấp thụ năng lượng ánh sáng tốt hơn màu vàng đậm.
D. Vật màu đỏ hấp thụ năng lượng ánh sáng tốt hơn vật màu đen.
Câu 14: Tại sao các bình chứa xăng, dầu trên các xe ô tô hay các toa tàu chở dầu phải sơn các màu trắng như màu nhũ bạc, màu trắng, màu vàng...?
A. Để chúng hấp thụ nhiệt tốt hơn.
B. Để chúng ít hấp thụ nhiệt hơn.
C. Để tránh tác dụng sinh học của ánh sáng.
D. Để cho đẹp.
Câu 15: Trong các vật sau đây, vật nào sử dụng pin quang điện?
A. Máy tính bỏ túi.
B. Máy vi tính.
C. Quạt điện.
D. Bàn là điện.
Câu 16: Muốn cho pin Mặt Trời phát điện phải
A. có một nguồn điện.
B. có một nam châm điện.
C. có ánh sáng chiếu vào nó.
D. nung nóng nó lên.
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 9 có đáp án và lời giải chi tiết khác:
- Dạng 1: Bài tập nhận biết nguồn sáng, vật sáng cực hay
- Dạng 3: Phân tích chùm sáng không đơn sắc khi đi qua lăng kính
- Dạng 4: Cách xác định đường đi của tia sáng trong môi trường truyền sáng cực hay
- Dạng 5: Phương pháp giải bài tập về Mắt lớp 9 cực hay
- Dạng 6: Dạng bài tập nhận biết màu sắc của vật cực hay
- Dạng 7: Cách vẽ ảnh của vật qua thấu kính hội tụ cực hay
- Dạng 8: Cách vẽ ảnh của vật qua thấu kính phân kì cực hay
- Dạng 9: Phương pháp giải bài tập xác định tiêu cự của thấu kính cực hay
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Vật Lí lớp 9 hay khác:
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 9.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều