Vận dụng định luật khúc xạ ánh sáng lớp 9 (cách giải + bài tập)

Chuyên đề phương pháp giải bài tập Vận dụng định luật khúc xạ ánh sáng lớp 9 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Vận dụng định luật khúc xạ ánh sáng.

Vận dụng định luật khúc xạ ánh sáng lớp 9 (cách giải + bài tập)

Quảng cáo

1. Phương pháp giải

Định luật khúc xạ ánh sáng:

- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới.

- Với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin của góc tới (sini) và sin của góc khúc xạ (sinr) luôn không đổi: sinisinr=n2n1=n21

- Nếu n21 > 1 thì r < i: Tia khúc xạ bị lệch lại gần pháp tuyến hơn.

- Nếu n21 < 1 thì r > i: Tia khúc xạ bị lệch xa pháp tuyến hơn.

2. Ví dụ minh hoạ

Câu 1. Trong một thí nghiệm về sự khúc xạ ánh sáng, một học sinh ghi lại trên tấm bìa ba đường truyền của ánh sáng như hình vẽ, nhưng quên ghi chiều truyền.

Các tia nào kể sau có thể là tia khúc xạ?

Vận dụng định luật khúc xạ ánh sáng lớp 9 (cách giải + bài tập)

Quảng cáo

A. IR1

B. IR2

C. IR3

D. IR2 hoặc IR3

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Tia tới và tia phản xạ phải nằm trong cùng một môi trường.

Tia khúc phải nằm ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới.

Do đó: IR3 là tia tới; IR2 là tia phản xạ; IR1 là tia khúc xạ.

Câu 2. Chiếu một ánh sáng đơn sắc từ chân không vào một khối chất trong suốt với góc tới 45°thì góc khúc xạ bằng 30°. Tính chiết suất tuyệt đối của môi trường trong suốt này.

Hướng dẫn giải

Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng: n1sini = n2sinrn2=n1sinisinr=1.sin45°sin30°=2.

Câu 3. Một tia sáng truyền trong không khí tới gặp mặt thoáng của một chất lỏng có chiết suất 2 với góc tới bằng 45°. Xác định góc khúc xạ.

Hướng dẫn giải

Quảng cáo

Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng:

n1sini = n2sinrsinr=n1sinin2=1.sin45°2=12r=30°.

3. Bài tập tự luyện

Câu 1: Ta có tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi

A. góc tới bằng 0o

B. góc tới bằng góc khúc xạ.

C. góc tới lớn hơn góc khúc xạ. 

D. góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Ta có: Khi góc tới bằng 0o thì góc khúc xạ bằng 0o, tia sáng không bị gãy khúc khi truyền qua hai môi trường ⇒ Tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi góc tới bằng 0o.

Câu 2. Pháp tuyến là đường thẳng:

A. Tạo với tia tới một góc vuông tại điểm tới.

B. Tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường góc vuông tại điểm tới.

Quảng cáo

C. Tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường một góc nhọn tại điểm tới.

D. Song song với mặt phân cách giữa hai môi trường.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Vận dụng định luật khúc xạ ánh sáng lớp 9 (cách giải + bài tập)

Pháp tuyến NN’ là đường thẳng vuông góc với mặt phẳng phân cách giữa hai môi trường tại điểm tới.

Câu 3. Khi nói về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, nhận định nào sau đây là đúng?

A. Góc khúc xạ bao giờ cũng nhỏ hơn góc tới.

B. Góc khúc xạ bao giờ cũng lớn hơn góc tới.

C. Góc khúc xạ bao giờ cũng bằng góc tới.

D. Tuỳ từng môi trường tới và môi trường khúc xạ mà góc tới hay góc khúc xạ sẽ lớn hơn.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Ta thấy:

+ Khi ánh sáng truyền từ không khí sang nước thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới

+ Khi ánh sáng truyền từ nước sang không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới

⇒ Tùy từng môi trường tới và môi trường khúc xạ mà góc tới hay góc khúc xạ sẽ lớn hơn.

Câu 4. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc khúc xạ r là góc tạo bởi

A. tia khúc xạ và pháp tuyến tại điểm tới.

B. tia khúc xạ và tia tới.

C. tia khúc xạ và mặt phân cách.

D. tia khúc xạ và điểm tới.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Vận dụng định luật khúc xạ ánh sáng lớp 9 (cách giải + bài tập)

Góc khúc xạ r là góc tạo bởi tia khúc xạ và pháp tuyến tại điểm tới

(Góc N’IK)

Câu 5. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc tới (i) là góc tạo bởi:

A. tia tới và pháp tuyến tại điểm tới.

B. tia khúc xạ và tia tới.

C. tia tới và mặt phân cách.

D. tia tới và điểm tới.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Vận dụng định luật khúc xạ ánh sáng lớp 9 (cách giải + bài tập)

Góc SIN là góc tới, kí hiệu là i là góc tạo bởi tia tới và pháp tuyến tại điểm tới

Câu 6. Điều nào SAI khi nói về hiện tượng khúc xạ ánh sáng?

A. Tia khúc xạ và tia tới cùng nằm trong mặt phẳng tới.

B. Góc tới tăng dần, góc khúc xạ cũng tăng dần.

C. Nếu tia sáng đi từ môi trường nước sang môi trường không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới.

D. Nếu tia sáng đi từ môi trường không khí sang môi trường nước thì góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

A, B, C - đúng

D - sai vì khi tia sáng đi từ môi trường không khí sang môi trường nước thì góc tới lớn hơn góc khúc xạ.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là nội dung của định luật khúc xạ ánh sáng?

A. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia sáng tới.

B. Góc khúc xạ bao giờ cũng khác 0.

C. Góc tới tăng bao nhiêu lần thì góc khúc xạ tăng bấy nhiêu lần.

D. Góc tới luôn luôn lớn hơn góc khúc xạ.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Định luật khúc xạ ánh sáng:

- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia sáng tới.

- Đối với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới và sin góc khúc xạ là một hằng số.

Câu 8: Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc tới i là góc tạo bởi:

A. tia tới và pháp tuyến tại điểm tới.

B. tia khúc xạ và tia tới.

C. tia khúc xạ và mặt phân cách.

D. tia khúc xạ và điểm tới.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc tới i là góc tạo bởi tia tới và pháp tuyến tại điểm tới.

Câu 9: Một tia sáng được rọi từ nước ra không khí. Tại đâu sẽ xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng?

A. Trên đường truyền trong không khí.

B. Tại mặt phân cách giữa không khí và nước.

C. Trên đường truyền trong nước.

D. Tại đáy xô nước.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng có thể bị khúc xạ (bị lệch khỏi phương truyền ban đầu) tại mặt phân cách giữa hai môi trường.

Câu 10. Tia sáng đi từ thủy tinh (chiết suất n =1,5) đến mặt phân cách với nước (chiết suất n = 4/3). Phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a) Góc tới hạn để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần khi truyền từ thủy tinh ra nước là khoảng 64°.

b) Khi góc tới nhỏ hơn 62°, tia sáng sẽ bị khúc xạ vào nước.

c) Chiếu ánh sáng với góc tới bằng bao nhiêu độ cũng không thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.

d) Khi góc tới bằng 70°, hiện tượng phản xạ toàn phần sẽ xảy ra và không có tia sáng nào truyền qua nước.

Hướng dẫn giải

a) Sai; b) Đúng; c) Sai; d) Đúng.

Ta có: sinith=n2n1=431,5=89ith=arcsin8962,7o

Câu 11. Phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai khi nói về định luật khúc xạ ánh sáng.

a) Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia sáng tới.

b) Tia khúc xạ không bao giờ nằm trong mặt phẳng tới.

c) Tỉ số giữa sin của góc tới và sin của góc khúc xạ là một hằng số.

d) Góc khúc xạ luôn bằng góc tới.

Hướng dẫn giải

a) Đúng

b) Sai. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới.

c) Đúng

d) Sai. sinisinr=n2n1= hằng số.

Câu 12: Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, ánh sáng thay đổi hướng khi đi qua các môi trường khác nhau, tạo nên những hiệu ứng thú vị và hữu ích. Phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

Vận dụng định luật khúc xạ ánh sáng lớp 9 (cách giải + bài tập)

a. Tia khúc xạ nằm ở môi trường thứ 2 tiếp giáp với môi trường chứa tia tới.

b. SI là tia khúc xạ, IR là tia tới, IN là pháp tuyến.

c. Góc SIN là góc tới.

d. Khi góc tới bằng 0 thì không có tia khúc xạ.

Hướng dẫn giải

a – Sai: Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến.

b – Sai: SI là tia tới, IR là tia khúc xạ, IN là pháp tuyến.

c – Đúng: Góc SIN là góc tới.

d – Đúng: Khi góc tới bằng 0 thì không có tia khúc xạ, khi đó tia tới và tia khúc xạ trùng nhau.

Câu 13: Quan sát hòn sỏi dưới nước nhìn thấy chúng rất gần mặt nước. Phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

Vận dụng định luật khúc xạ ánh sáng lớp 9 (cách giải + bài tập)

a. Ánh sáng từ hòn sỏi đến mắt truyền theo đường thẳng.

b. Hình ảnh ta nhìn thấy là vị trí thật của hòn sỏi.

c. Tia sáng truyền từ không khí vào nước tuân theo định luật khúc xạ ánh sáng.

d. Ánh sáng từ hòn sỏi truyền đến mắt đi theo đường gấp khúc.

Hướng dẫn giải

a – Sai: Ánh sáng từ hòn sỏi truyền đến mắt bị khúc xạ.

b – Sai: Hình ảnh ta nhìn thấy không là vị trí thật của hòn sỏi.

c – Đúng: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng có thể bị khúc xạ (bị lệch khỏi phương truyền ban đầu) tại mặt phân cách giữa hai môi trường.

d – Đúng: Ánh sáng từ hòn sỏi truyền đến mắt bị khúc xạ.

Vận dụng định luật khúc xạ ánh sáng lớp 9 (cách giải + bài tập)

Câu 14: Xét một tia sáng truyền từ không khí vào nước. Khi góc tới bằng 00 thì góc khúc xạ bằng bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

Khi góc tới bằng 00 thì góc khúc xạ bằng 00, tia sáng không bị gãy khúc khi truyền qua hai môi trường.

Câu 15: Tính chiết suất của môi trường thứ 2. Biết tia sáng truyền từ không khí với góc tới là i = 60° thì góc khúc xạ trong môi trường thứ 2 là r = 30°

Hướng dẫn giải

Chiết suất của môi trường thứ 2 là n = sinisinr=sin600sin300=3

Câu 16: Tia sáng truyền từ không khí với góc tới là i = 45° thì góc khúc xạ trong nước là bao nhiêu? Biết chiết suất của nước là 1,33.

Hướng dẫn giải

Ta có: n = sinisinr=sin450sinr ⇔1,33 = sin450sinr⇒ sin r = 0,53⇒ r ≈ 32o

Câu 17: Một tia sáng truyền từ môi trường A vào môi trường B dưới góc tới 19o thì góc khúc xạ là 15o. Khi góc tới là 40o thì góc khúc xạ là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

Theo định luật khúc xạ ánh sáng, đối với 2 môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới và sin góc khúc xạ là một hằng số.

sini1sinr1=sini2sinr2sin19sin15=sin40sinr2sinr20,511r230o44'

Câu 18: Chiếu một tia sáng đơn sắc từ không khí tới mặt nước với góc tới i = 60°, tia khúc xạ đi vào trong nước với góc khúc xạ là r = 42°. Tính chiết suất của nước.

Hướng dẫn giải

Ta có: sinisinr=nsin60osin42o=​ nn1,3.

Câu 19.

a) Một tia sáng truyền từ không khí vào nước, chiết suất của nước là n = 43, một phần phản xạ và một phần khúc xạ vuông góc với nhau. Xác định giá trị của góc tới.

b) Chiếu tia sáng đơn sắc từ một khối chất lỏng ra không khí với góc tới 40° thì góc khúc xạ là 60°. Tính chiết suất của chất lỏng.

Vận dụng định luật khúc xạ ánh sáng lớp 9 (cách giải + bài tập)

Vận dụng định luật khúc xạ ánh sáng lớp 9 (cách giải + bài tập)

b) Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng: n1sini = n2sinrn1=n2sinrsini=1.sin60°sin40°1,35

Câu 20. Tia sáng truyền trong không khí tới gặp mặt thoáng một chất lỏng, chiết suất n = 3. Hai tia phản xạ và khúc xạ vuông góc với nhau. Tính giá trị của góc tới.

Hướng dẫn giải

Vận dụng định luật khúc xạ ánh sáng lớp 9 (cách giải + bài tập)

Ta có n1sini=n2sinrsinisinr=n2n1sinicosi=3tani=3i=45°.

(sinr = cosii, r là 2 góc phụ nhau).

Xem thêm các dạng bài tập Khoa học tự nhiên 9 phần Vật Lí hay, chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Vật Lí lớp 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên