Vở bài tập Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 29: Tác động của con người và một số biện pháp bảo vệ môi trường

Với giải vở bài tập Khoa học lớp 5 Bài 29: Tác động của con người và một số biện pháp bảo vệ môi trường sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong VBT Khoa học 5.

Giải vở bài tập Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 29: Tác động của con người và một số biện pháp bảo vệ môi trường

Quảng cáo

Câu 1 trang 82 VBT Khoa học lớp 5: Viết vào chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai khi nói về tác động tích cực của việc trồng rừng đối với môi trường.

a) Rừng hấp thu khí các-bô-nic, thải ra khí ô-xi.

b) Rừng cây là nơi ở của nhiều loài động vật

c) Rừng cung cấp gỗ phục vụ cho đời sống của con người như sản xuất giấy, củi, đóng đồ dùng.

d) Rừng cung cấp lúa gạo là lượng thực của con người.

Trả lời:

[Đ]a) Rừng hấp thu khí các-bô-nic, thải ra khí ô-xi.

[Đ]b) Rừng cây là nơi ở của nhiều loài động vật

[Đ]c) Rừng cung cấp gỗ phục vụ cho đời sống của con người như sản xuất giấy, củi, đóng đồ dùng.

[S]d) Rừng cung cấp lúa gạo là lượng thực của con người.

Câu 2 trang 82 VBT Khoa học lớp 5: Hoạt động nào ở các hình dưới đây có tác động tích cực, hoạt động nào có tác động tiêu cực đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Viết chữ cái kí hiệu cho hình vào bảng.

Quảng cáo

Vở bài tập Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 29: Tác động của con người và một số biện pháp bảo vệ môi trường

Tác động tích cực

Tác động tiêu cực

 

 

Trả lời:

Tác động tích cực

Tác động tiêu cực

a, b, d

c

Câu 3 trang 83 VBT Khoa học lớp 5: Nối các tác động của con người tới môi trường với vột A hoặc B cho phù hợp.

Vở bài tập Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 29: Tác động của con người và một số biện pháp bảo vệ môi trường

Vở bài tập Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 29: Tác động của con người và một số biện pháp bảo vệ môi trường

Quảng cáo

Trả lời:

Học sinh nối theo gợi ý:

Tác động tích cực

Tác động tiêu cực

- Trồng rừng

- Bảo vệ cây rừng và động vật hoang dã

- Bảo vệ động vật săn mồi trên đồng ruộng

- Thu gom, phân thải rác thải

- Đổ rác đúng giờ và đúng quy định

- Phân loại rác thải

- Hạn chế sử dụng túi, cốc nhựa dùng một lần

- Sử dụng cốc giấy

- Sử dụng cốc thủy tinh hay cốc sứ dùng nhiều lần

- Tiết kiệm nước, điện

- Tái chế một số rác thải

- Không sử dụng động vật hoang dã làm thức ăn

- Trồng cây trên mái nhà

- Sử dụng năng lượng mặt trời, gió để sản xuất điện

- Đi chợ mang theo làn, hộp để đựng thức ăn

- Phá rừng

- Vứt rác xuống biển, sông, hồ

- Sử dụng than đá để sản xuất điện

- Sử dụng túi ni-lông dùng một lần để đi chợ

Quảng cáo

Câu 4 trang 84 VBT Khoa học lớp 5: Kể tên ít nhất 3 ích lợi của việc trồng rau trên sân thượng đối với môi trường.

Trả lời:

- Tiết kiệm diện tích

- Tiết kiệm nước

- Không sử dụng huốc trừ sâu bảo vệ môi trường

Câu 5 trang 84 VBT Khoa học lớp 5: Kể tên 4 tác động tích cực của việc thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt.

Tác động tích cực đối với con người

Tác động tích cực đối với thiên nhiên

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời:

Tác động tích cực đối với con người

Tác động tích cực đối với thiên nhiên

Bảo vệ sức khỏe con người

Giúp môi trường trở nên xanh – sạch-đẹp

Rèn luyện ý thức

Bảo vệ môi trường

Nâng cao tinh thần tự giác

Bảo vệ môi trường đất

Nâng cao tinh thần đoàn kết

Bảo vệ các loài sinh vật sống trong tự nhiên

Câu 6 trang 84 VBT Khoa học lớp 5: Theo em, người nông dân nên làm gì để bảo vệ bọ rùa trên đồng ruộng?

Trả lời:

Phun thuốc trừ sâu sinh học không có thành phần ảnh hưởng đến bọ rùa.

Câu 7 trang 84 VBT Khoa học lớp 5: Trong rác thải sinh hoạt có rất nhiều rác thải hữu cơ như thức ăn thừa,vỏ trái cây, phần rau bỏ đi,…Hình dưới mô tả quá trình tái chế rác hữu cơ thành phân bón cho cây trồng.

Vở bài tập Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 29: Tác động của con người và một số biện pháp bảo vệ môi trường

a) Quan sát hình, sử dụng các từ/cụm từ: bón cho cây trồng, rác hữu cơ, phân bón, quá trình ủ, sản phẩm của cây trồng để điền vào chỗ…cho phù hợp.

b) Trình bày 1 ích lợi đối với con người, 1 ích lợi đối với cây trồng trong hoạt động tái chế rác hữu cơ ở hình trên.

c) Em nên thực hiện những hoạt động nào để giúp giảm lượng rác thải ra môi trường và có thể sử dụng rác thải như một nguồn tài nguyên?

d) Hãy xây dựng nội dung và vận động những người thân xung quanh cách phân loại, tái chế rác để giảm lượng rác thải gây ô nhiễm môi trường.

- Nội dung thực hiện:

- Vận động người thân:

+ Hình thức vận động:

+ Cách thực hiện:

Trả lời:

a)

(1) rác hữu cơ

(2) quá trình ủ

(3) phân bón

(4) bón cho cây trồng

(5) sản phẩm của cây trồng

b) Ích lợi đối với con người: tiết kiệm được kinh phí mua phân bón.

Ích lợi đối với cây trồng: nguồn phân bón đảm bảo giúp cây trồng phát triển tươi tốt.

c) Em thực hiện gom rác hữu cơ để làm thành phân bón.

d) - Nội dung thực hiện: Thu gom rác hữu cơ làm thành phân hữu cơ bón cho cây trồng

- Vận động người thân:

+ Hình thức vận động: Tuyên truyền bằng lời nói.

+ Cách thực hiện: Cùng người thân trong gia đình đi đến từng gia đình trong xóm để thu gom rác hữu cơ sau đó đem về ủ tạo thành phân bón, bón cho các loại cây trồng.

Tham khảo giải SGK Khoa học lớp 5:

Xem thêm các bài giải vở bài tập Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải VBT Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung Vở bài tập Khoa học 5 (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 5 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên