VBT Ngữ Văn 7 Bài tập 2 trang 23 Cánh diều

Giải VBT Ngữ Văn 7 Bài tập 2 trang 23 - Cánh diều

Bài tập 2 trang 23 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Thực hành: Kể lại truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”.

a) Tìm ý cho bài nói bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

Truyện ngụ ngôn kể về sự kiện gì?

   

Truyện có nhân vật chính nào?

 

Diễn biến câu chuyện (mở đầu, phát triển, kết thúc) ra sao?

 

Bài học rút ra từ câu chuyện là gì?

 

b) Lập dàn ý cho bài nói bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:

Mở đầu

(Giới thiệu truyện)

 

Nội dung chính

(Kể diễn biến truyện)

- Ếch ở trong giếng:

- Ếch ra ngoài giếng:

Kết thúc

(Nhận xét chung về truyện hoặc nêu bài học)

 

Quảng cáo

Trả lời:

a) 

Truyện ngụ ngôn kể về sự kiện gì?

Ếch ở dưới giếng lâu ngày nên chỉ thấy bầu trời thông qua miệng giếng và thấy bầu trời bé bằng chiếc vung.

Truyện có nhân vật chính nào?

Chú ếch

Diễn biến câu chuyện (mở đầu, phát triển, kết thúc) ra sao?

- Mở đầu: giới thiệu chú ếch và hoàn cảnh sống

- Phát triển: chú ếch kêu to, ra oai với mọi người và nghĩ mình là nhất. Một hôm ra khỏi giếng vẫn giữ thói hung hang ngang tàng

- Kết thúc: bị trâu giẫm bẹp.

Bài học rút ra từ câu chuyện là gì?

Môi trường sống nhỏ hẹp, tù túng, không giao lưu làm hạn chế hiểu biết về thế giới xung quanh. Sống lâu trong môi trường nhỏ hẹp sẽ dần hạn chế sự hiểu biết. Từ những hiểu biết hạn hẹp, dễ trở nên nông cạn, chủ quan, kiêu ngạo sẽ phải trả giá rất đắt.

b)

Mở đầu

(Giới thiệu truyện)

Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng là một trong những truyện dân gian hay. Tác giả dân gian mượn chuyện loài vật để nêu lên bài học sâu sắc đối với con người.

Nội dung chính

(Kể diễn biến truyện)

- Ếch ở trong giếng:

+ Hoàn cảnh sống: sống trong giếng lâu ngày nên chỉ thấy bầu trời thông qua miếng giếng và thấy trời bé bằng vung.

+ Thái độ của ếch: hênh hoang, khoác lác, tự cao.

- Ếch ra ngoài giếng:

+ Môi trường sống thay đổi: trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.

+ Hành động: nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp.

+ Thái độ: hống hách.

+ Hậu quả: bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

Kết thúc

(Nhận xét chung về truyện hoặc nêu bài học)

- Bài học: Môi trường sống nhỏ hẹp, tù túng, không giao lưu làm hạn chế hiểu biết về thế giới xung quanh. Sống lâu trong môi trường nhỏ hẹp sẽ dần hạn chế sự hiểu biết. 

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải VBT Ngữ văn 7 Cánh diều hay, ngắn gọn được biên soạn bám sát Vở bài tập Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên