VBT Ngữ Văn 7 Ca Huế - Cánh diều

Với giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Ca Huế sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Ngữ Văn 7.

Giải VBT Ngữ Văn 7 Ca Huế - Cánh diều

Quảng cáo

Bài tập 1 trang 99, 100 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Thực hiện các yêu cầu chuẩn bị bài và trong khi đọc văn bản.

Câu 1 trang 99 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1:

a) Khi đọc văn bản giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi, các em cần lưu ý:

- Văn bản thông tin này.......................................................... 

- Hoạt động hay trò chơi đó.......................................................... 

- Cách trình bày của văn bản.......................................................... 

- Các thông tin trong văn bản.......................................................... 

Trả lời:

a) Khi đọc văn bản giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi, các em cần lưu ý:

- Văn bản thông tin này giới thiệu về hoạt động hay trò chơi gì?

- Hoạt động hay trò chơi đó có những quy tắc, luật lệ nào cầ lưu ý?

- Cách trình bày của văn bản có tác dụng gì?

Quảng cáo

- Các thông tin trong văn bản có ý nghĩa như thế nào với xã hội nói chung và với cá nhân em nói riêng?

b) Một số thông tin em tìm được về hoạt động biểu diễn ca Huế trên sông Hương: Ca Huế trên sông Hương là một hình thức sinh hoạt nghệ thuật độc đáo của người dân Cố đô, được lưu giữ và phát triển qua hàng trăm năm nay. Ca Huế được chia thành hai điệu chính, điệu khách (hay còn gọi là điệu Bắc) và điệu Nam. Điệu Bắc thì trang trọng vui tươi, âm sắc trong sáng rộn rã như cổ bản, long ngâm, hành vân, long điệp... Điệu Nam thì trữ tình sâu lắng xen lẫn cái da diết bi thương thổn thức như nam ai, nam bình, tương tư khúc... 

Câu 2 trang 100 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Dựa vào phần (1) của văn bản để chỉ ra nguồn gốc của ca Huế.

Trả lời:

Nguồn gốc của ca Huế: khởi nguồn từ hát cửa quyền trong cung vua, phủ chúa, với hình thức diễn xướng mang tính bác học, dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật.

Quảng cáo

Câu 3 trang 100 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Ở phần (2), những thông tin nào thể hiện quy tắc, luật lệ của ca Huế?

Trả lời:

Ở phần (2), những thông tin thể hiện quy tắc, luật lệ của ca Huế:

- Môi trường diễn xướng: 

+ Thường ở trong một không gian hẹp, hạn chế số lượng người tham gia

+ Không trình diễn trước đám đông hoặc hát dưới ánh Mặt Trời 

- Số lương người tham gia:

+ Khoảng 8-10 người (trong đó có từ 5-6 nhạc công)

- Biên chế của dàn nhạc:

+ Sự dụng đạt chuẩn 4-5 loại nhạc cụ trong dàn ngũ tuyệt cổ điển (nguyệt, tì bà, nhị, tranh, tam) hoặc có thể thay đổi đàn tam bằng đàn bầu.

+ Hoặc sử dụng dàn tứ tuyệt gồm các nhạc cụ (nguyệt, nhị, tì, đàn tranh)

+ Hoặc đầy đủ hơn là dàn lục ngự (tam, tì, nhị, nguyệt, tranh, bầu)

- Phong thức trình diễn:

Quảng cáo

+ Biểu diễn truyền thống: người biểu diễn và người thường thức có quen biết nhau, vừa thưởng thức nghệ thuật vừa có thể nhận xét đánh giá, góp ý 

+ Biểu diễn cho du khách: Có giới thiệu chương trình, quá trình hình thành, phát triển giá trị của ca Huế với các tiết mục biểu diễn minh họa của nghệ nhân.

Câu 4 trang 100 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Phần (2) của văn bản cho thấy hai phong cách trình diễn ca Huế có gì khác nhau?

Trả lời:

- Biểu diễn truyền thống: người biểu diễn và người thưởng thức có mối quan hệ thân thiết, có quen biết nhau hoặc có nghe về tài nghệ biểu diễn của nhau.

- Biểu diễn cho du khách: có người giới thiệu chương trình, quá trình hình thành, phát triển cũng như giá trị của ca Huế với các tiết mục biểu diễn minh họa của nghệ nhân.

Câu 5 trang 100 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Thông tin chính của phần (3) là gì?

Trả lời:

Thông tin chính của phần (3): Giá trị nghệ thuật và những thành tựu nổi bật của ca Huế với nền âm nhạc dân tộc.

Câu 6 trang 100 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Tìm hiểu và giải thích nghĩa một số từ trong văn bản:

- Hát cửa quyền:................................................... 

- Diễn xướng:................................................... 

- Giới thượng lưu:................................................... 

- Thính phòng:................................................... 

- Nhạc thính phòng:................................................... 

- Môi trường diễn xướng:................................................... 

- Tao ngộ:................................................... 

- Tao nhân mặc khách:................................................... 

Trả lời:

- Hát cửa quyền: một hình thức của hát ca trù, tổ chức trong cung vua, phủ chúa.

- Diễn xướng: trình bày các tác phẩm dân gian bằng động tác, lời lẽ, âm thanh, nhịp điệu.

- Giới thượng lưu: chỉ tầng lớp trên, được coi là cao sang trong xã hội.

- Thính phòng: phòng nghe.

- Nhạc thính phòng: nhạc biểu diễn trong phạm vi không gian nhỏ, để phân biệt với nhạc giao hưởng, nhạc sân khấu dành cho các không gian hòa nhạc lớn.

- Môi trường diễn xướng: nơi trình bày các sáng tác dân gian bằng động tác, lời lẽ, âm thanh, nhịp điệu,...

- Tao ngộ: gặp gỡ tình cờ.

- Tao nhân mặc khách: chỉ những người sành về sáng tác và thưởng thức văn chương, nghệ thuật.

Bài tập 2 trang 101, 102 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Thực hiện các yêu cầu sau khi đọc văn bản.

Câu 1 trang 101 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Văn bản Ca Huế giới thiệu về hoạt động nghệ thuật nào?

Trả lời:

Văn bản ca Huế giới thiệu về nguồn gốc, các quy định và luật lệ, giá trị và thành tựu của thể loại âm nhạc ca Huế.

Câu 2 trang 101 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Văn bản Ca Huế gồm ba phần. Có ý kiến cho rằng: Phần (1) nêu giá trị, phần (2) nói về nguồn gốc và phần (3) nêu môi trường diễn xướng của ca Huế. Ý kiến này chưa đúng, em hãy xác định lại nội dung từng phần cho phù hợp.

Trả lời:

- Phần 1: Từ đầu đến “tầng lớp công chúng”: Nguồn gốc của ca Huế

- Phần 2: Tiếp theo đến “nhạc đệm hoàn hảo”: Quy định và luật lệ của ca Huế

- Phần 3: Còn lại: Giá trị nghệ thuật và thành tựu của ca Huế 

Câu 3 trang 101 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Văn bản giới thiệu các đặc điểm của ca Huế nhưng cũng chính là nêu lên các quy tắc, luật lệ trong hoạt động ca Huế. Hãy làm sáng tỏ điều đó bằng cách nêu quy định cụ thể của các quy tắc, luật lệ ở phần (2) theo mẫu sau:

Quy tắc, luật lệ

Quy tắc cụ thể

Môi trường diễn xướng

 

Số lượng người trình diễn cho một buổi ca Huế

Mẫu: khoảng từ 8 đến 10 người

Số lượng nhạc công

 

Số lượng nhạc cụ

 

Phong cách biểu diễn

 

Số lượng người nghe ca Huế

 

Trả lời:

Quy tắc, luật lệ

Quy tắc cụ thể

Môi trường diễn xướng

Ở trong một không gian hẹp

Số lượng người trình diễn cho một buổi ca Huế

Khoảng từ 8 đến 10 người

Số lượng nhạc công

Khoảng 5-6 người

Số lượng nhạc cụ

- Sự dụng đạt chuẩn 4-5 loại nhạc cụ trong dàn ngũ tuyệt cổ điển (nguyệt, tì bà, nhị, tranh, tam)

- Hoặc sử dụng dàn tứ tuyệt gồm các nhạc cụ (nguyệt, nhị, tì, đàn tranh)

- Hoặc đầy đủ hơn là dàn lục ngự (tam, tì, nhị, nguyệt, tranh, bầu)

Phong cách biểu diễn

- Biểu diễn truyền thống: người biểu diễn và người thường thức có quen biết nhau, vừa thưởng thức nghệ thuật vừa có thể nhận xét đánh giá, góp ý

- Biểu diễn cho du khách: Có giới thiệu chương trình, quá trình hình thành, phát triển giá trị của ca Huế với các tiết mục biểu diễn minh họa của nghệ nhân.

Số lượng người nghe ca Huế

Khoảng 4-5 người hoặc nhiều hơn

Câu 4 trang 102 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Câu văn nào trong văn bản đã khái quát được giá trị của ca Huế?

Trả lời:

Câu văn trong văn bản đã khái quát được giá trị của ca Huế: “Là loại âm nhạc kết hợp giữa dân gian, chuyên nghiệp và bác học của ca nhạc thính phòng, một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam”

Câu 5 trang 102 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Dựa vào các thông tin từ văn bản trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) tóm tắt những hiểu biết của em về ca Huế.

Trả lời:

Ca Huế là một loại hình âm nhạc truyền thống ở Huế. Ca Huế thường được biểu diễn trong một không gian hẹp, vào buổi tối vì tính chất của âm nhạc mang tính tâm sự, tâm tình. Số lượng người tham gia ca Huế khoảng từ 8-10 người. Về phong cách biểu diễn ca Huế có 2 kiểu. Thứ nhất là cách biểu diễn truyền thống người biểu diễn và người thường thức có quen biết nhau, vừa thưởng thức nghệ thuật vừa có thể nhận xét đánh giá, góp ý. Thứ hai là biểu diễn cho du khách: Có giới thiệu chương trình, quá trình hình thành, phát triển giá trị của ca Huế với các tiết mục biểu diễn minh họa của nghệ nhân. Em rất yêu thích thể loại âm nhạc đặc biệt này, em mong ca Huế sẽ mãi được bảo tồn và ngày càng phát huy.

Câu 6 trang 102 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Hãy nêu một hoạt động ca nhạc truyền thống của quê hương em hoặc các vùng miền khác có hình thức tương tự như hoạt động ca Huế.

Trả lời:

Dân ca quan họ Bắc Ninh: 

- Được hình thành khá lâu đời, do cộng đồng người Việt (Kinh) ở 49 làng quan họ và một số làng lân cận thuộc hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang hiện nay của Việt Nam sáng tạo ra. 

- Dân ca quan họ là hát đối đáp nam, nữ. Họ hát quan họ vào mùa xuân, mùa thu khi có lễ hội hay khi có bạn bè. Một cặp nữ của làng này hát với một cặp nam của làng với một bài hát cùng giai điệu, khác về ca từ và đối giọng. Cặp hát phân công người hát dẫn, người hát luôn nhưng giọng hát của hai người phải hợp thành một giọng.

- Họ hát những bài ca mà lời là thơ, ca dao có từ ngữ trong sáng, mẫu mực thể hiện tình yêu lứa đôi, không có nhạc đệm kèm theo. 

- Có bốn kỹ thuật hát đặc trưng: Vang, rền, nền, nảy. Hát quan họ có ba hình thức chính Hát canh, hát thi lấy giải, hát hội. Hát quan hệ gắn liền với tục kết chạ, tục kết bạn giữa các bọn quan họ, tục "ngủ bọn".

Xem thêm các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải VBT Ngữ văn 7 Cánh diều hay, ngắn gọn được biên soạn bám sát Vở bài tập Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên