VBT Ngữ Văn 7 Buổi học cuối cùng - Cánh diều

Với giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Buổi học cuối cùng sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Ngữ Văn 7.

Giải VBT Ngữ Văn 7 Buổi học cuối cùng - Cánh diều

Quảng cáo

Bài tập 1 trang 11, 12 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Thực hiện các yêu cầu chuẩn bị bài và trong khi đọc văn bản.

Câu 1 trang 11 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Nêu bối cảnh của câu chuyện Buổi học cuối cùng (Gợi ý: xem mục Chuẩn bị, SGK Ngữ văn 7, tập một, trang 21)

Trả lời:

Bối cảnh của truyện là thời kì sau chiến tranh, hai vùng An-dát và Lo-ren của Pháp bị nhập vào nước Phổ. Các trường học ở hai vùng này bị bắt bỏ tiếng Pháp, chuyển sang học tiếng Đức. Bối cảnh riêng của câu chuyện là quang cảnh và diễn biến của buổi học tiếng Pháp cuối cùng.

Quảng cáo

Câu 2 trang 11 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Nêu các biểu hiện khác thường của buổi học, dự đoán về sự kiện xảy ra (Gợi ý: đọc kĩ đoạn mở đầu của truyện)

Trả lời:

- Thầy sẽ nhắc nhở lớp về tiết học cuối cùng.

- Thầy sẽ tiến hành bài dạy cuối cùng.

- Thầy chia tay các học trò của mình.

- Học trò chia tay thầy.

Quảng cáo

Câu 3 trang 11 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Không khí lớp học; cách ăn mặc và thái độ của thầy Ha-men có gì khác thường?

- Không khí lớp học:................................................................. 

- Cách ăn mặc và thái độ của thầy Ha-men:....................................................... 

Trả lời:

- Không khí lớp học: có cái gì đó khác thường và trang trọng; cuối lớp dân làng ngồi lặng lẽ như chúng tôi…ai nấy đều buồn rầu.

- Cách ăn mặc và thái độ của thầy Ha-men: thầy mặc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn, cái mũ tròn bằng lụa đen; thay vì giận dữ như mọi ngày thì thầy ân cần, nhẹ nhàng “Phrăng vào chỗ nhanh lên con”, “các con ơi…mong các con hết sức chú ý”.

Quảng cáo

Câu 4 trang 11 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Ghi lại câu văn thể hiện sự thay đổi trong cảm nhận của Prăng về những cuốn sách (Gợi ý: Trước đây, các cuốn sách về ngữ pháp đối với cậu bé như thế nào?...)

Trả lời:

- Ban đầu còn thấy chán ngán đến thế, mang nặng đến thế.

- Giờ đây dường như những người bạn cố tri mà tôi sẽ rất đau lòng phải giã từ.

Câu 5 trang 12 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Tại sao thầy Ha-men lại nói: “... con bị trừng phạt thế là đủ rồi...”? (Gợi ý: nêu đặt câu nói vào bối cảnh buổi học)

Trả lời:

Thầy Ha-men lại nói: “…con bị trừng phạt thế là đủ rồi…” là bởi vì: 

- Trước đây khi dạy học thì thầy Ha- men hay phạt, vụt thước kẻ để bắt các học trò học bài trong đó có Phrăng.

- Dường như thầy đọc được suy nghĩ của Phrăng: là mong muốn đọc được trót lọt cái quy tắc về phân từ hay ho ấy, đọc to rõ ràng không phạm một lỗi nào thì dù có phải đánh đổi gì cũng cam. Có nghĩa là Phrăng đang hối hận, nuối tiếc vì không học hành tử tế để giờ đây không đọc được thứ tiếng bản địa của mình.

Câu 6 trang 12 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Em có suy nghĩ gì về ý kiến: “... khi dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...”?

Trả lời:

Câu nói khẳng định và làm nổi bật giá trị thiêng liêng, sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, thoát khỏi vòng nô lệ. Tiếng nói của dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo của bao thế hệ qua hàng ngàn năm, là thứ tài sản vô cùng quý báucủa mỗi dân tộc. Vì vậy phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói cùa dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ.…

Câu 7 trang 12 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Băn khoăn của cậu bé Prăng về lũ chim bồ câu: “Liệu người ta có bắt cả chúng nó phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ?” gợi cho em suy nghĩ gì?

Trả lời:

Điều băn khoăn của Phrăng “Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ?” tưởng chừng như là ngây ngô nhưng ẩn sâu trong đó biết bao điều thú vị. Trong phút giây cuối cùng của buổi học dường như chú hiểu được sự yêu tổ quốc yêu quê mẹ như thế nào. Những con chim bồ câu thể hiện cho sự hòa bình, sự tự do chúng hót với những âm thanh/ tiếng riêng của chúng. Nhưng câu hỏi của chú bé làm chúng ta như sững lại. Chú hỏi như vậy như thể những con chim bồ câu kia cũng biết tiếng Pháp vậy. Điều đó đã thể hiện được tình yêu nước của chú. Chú yêu tiếng nói của mình. Chú thấy thương và thắc mắc ko biết những con chim bồ câu của nước Pháp kia có phải hót bằng tiếng Đức không nữa. Đó chính là sự yêu nước yêu tiếng Pháp mà bấy lâu nay mới dâng chào của chú bé.

Câu 8 trang 12 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Hình dáng, vẻ mặt của thầy Ha-men khi viết dòng chữ cuối cùng ở phần (5) nói lên điều gì?

Trả lời:

- Hình dáng: đứng trên bục, cầm hòn phấn và dằn mạnh hết sức… thầy đứng đó đầu dựa vào tường giơ tay ra hiệu “Kết thúc rồi…đi đi thôi!”

- Nét mặt: tái nhợt, không nói hết câu.

Bài tập 2 trang 13, 14 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Thực hiện các yêu cầu sau khi đọc văn bản.

Câu 1 trang 13 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1:

a) Nêu cách hiểu của em về nhan đề Buổi học cuối cùng (Gợi ý: xem bối cảnh truyện)

b) Người kể lại câu chuyện là ai? Chỉ ra tác dụng của ngôi kể này.

Trả lời:

a) Lớp nghĩa đen: Hôm nay là buổi cuối cùng thầy trò Ha-men được học tiếng Pháp.
 Lớp nghĩa bóng: Truyện nói đến một nỗi đau, từ ngày mai, lũ trẻ phải học tiếng của quân xâm lược. Đây là buổi học cuối cùng chúng được tắm trong tình yêu của tiếng mẹ đẻ, được sống trong môi trường văn hóa của dân tộc mình.

b) Người kể lại câu chuyện là cậu bé Phrăng. Ngôi kể thứ nhất cậu bé Phrăng xưng tôi có tác dụng giúp câu chuyện trở nên chân thực hơn, giàu sự tin tưởng hơn, nhân vật Phrăng bộc lộ tâm trạng, tình cảm dễ dàng hơn và người đọc hiểu rõ về nhân vật Phrăng hơn.

Câu 2 trang 13 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Đặc điểm tính cách nhân vật thầy Ha-men được nhà văn khắc họa từ những phương diện nào? Hãy nêu một số biểu hiện cụ thể trong văn bản.

Trả lời:

- Đặc điểm tính cách nhân vật thầy Ha-men được nhà văn khắc hoạ từ những phương diện: hình dáng/ ăn mặc, nét mặt, lời nói, hành động.

+ Lời nói/ thái độ: thay vì giận dữ như mọi ngày thì thầy ân cần, nhẹ nhàng “ Phrăng vào chỗ nhanh lên con”, “các con ơi…mong các con hết sức chú ý”.

+ Hành động: đọc bài cho học sinh, kiên nhẫn giảng giải; chuẩn bị mẫu viết mới viết bằng chữ rông…

+ Hình dáng/ ăn mặc: thầy mặc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn, cái mũ tròn bằng lụa đen; thầy đứng trên bục, cầm hòn phấn và dằn mạnh hết sức… thầy đứng đó đầu dựa vào tường giơ tay ra hiệu “Kết thúc rồi…đi đi thôi!”

+ Nét mặt: tái nhợt, không nói hết câu.

Câu 3 trang 13 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Phân tích một số chi tiết cụ thể (suy nghĩ, cách nhìn nhận về thầy Ha-men và thái độ với việc học tiếng Pháp) để làm rõ diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” trong “buổi học cuối cùng”.

Trả lời:

Cách nhìn nhận thầy Ha-men: 

- Cách ăn mặc của thầy: long trọng, trang nghiêm đến mức thầy phải mặc áo rơ-đanh-gốt, đội mũ tròn bằng lụa đen thêu (thường chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng).

- Bài giảng của thầy hôm nay khúc chiết, trong sáng (kể cả môn ngữ pháp rắc rối), như rót vào tai học trò, biến cái khó thành cái dễ một cách đáng ngạc nhiên.

- Người thầy “muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc chúng tôi”.

- Đồ dùng dạy học được thầy chuẩn bị kĩ càng: những tờ mẫu mới tinh, những con chữ viết bằng chữ “rông” của thầy thật đẹp.

Câu 4 trang 14 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Đọc phần (5) của văn bản Buổi học cuối cùng, liệt kê các chi tiết miêu tả thầy Ha-men (về hành động, ngôn ngữ, ngoại hình). Các chi tiết này đã giúp tác giả khắc họa được tâm trạng gì của thầy Ha-men?

Trả lời:

Các chi tiết này khắc hoạ thành công thầy Ha-men là là người rất mực trân trọng buổi học cuối cùng. Mỗi một hành động và lời nói của thầy Ha-men chứa đựng sự đau xót nhưng cũng làm nổi bật lên vai trò, ý nghĩa cùng giá trị thiêng liêng của tiếng mẹ đẻ đối với việc bảo vệ chủ quyền dân tộc. Dòng chữ cuối cùng “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM” của thầy là tâm nguyện thay cho lời từ biệt, là tiếng nói sâu lắng tha thiết từ trái tim của một người yêu nước, yêu tha thiết tiếng mẹ đẻ.

Câu 5 trang 14 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Câu chuyện đã bồi đắp cho em những phẩm chất nào? Em rút ra bài học gì cho bản thân sau khi học xong truyện?

Trả lời:

Thông qua Buổi học cuối cùng, mỗi người trong chúng ta ít nhiều đều tự ý thức bản thân phải giữ gìn tiếng mẹ đẻ, chịu khó học hỏi phát triển tiếng Việt vươn cao vươn xa ra thế giới. Yêu tiếng mẹ đẻ chính là yêu nước, phát triển tiếng mẹ đẻ chính là phát triển đất nước.

Câu 6 trang 14 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Trong truyện Buổi học cuối cùng, em thích nhất nhân vật hoặc chi tiết, hình ảnh nào? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) giải thích lí do vì sao em thích

Trả lời:

Trong truyện “Buổi học cuối cùng”, em thích nhất hình ảnh thầy giáo Ha-men “cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!” và “đầu dựa vào tường”, “chẳng nói”, chỉ "giơ tay ra hiệu”. Em thích nhất hình ảnh này là bởi đây là một hình ảnh đem lại nhiều sức gợi, ám ảnh trong em: đó là một người thầy tâm huyết, kết thúc rồi nhưng vẫn còn cố gắng “dằn mạnh hết sức” thể hiện lòng yêu tiếng mẹ đẻ, yêu nước tha thiết; một người thầy đau khổ và có phần bất lực. Trong phút giây cuối cùng, thầy không nói thành lời mà đầu dựa vào tường “giơ tay ra hiệu”.

Xem thêm các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải VBT Ngữ văn 7 Cánh diều hay, ngắn gọn được biên soạn bám sát Vở bài tập Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên