200 câu trắc nghiệm Lịch Sử 12 Chương 4 (có đáp án): Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975



200 câu trắc nghiệm Lịch Sử 12 Chương 4 (có đáp án): Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975

Để học tốt Lịch Sử lớp 12, dưới đây là mục lục các bài tập trắc nghiệm Lịch Sử 12 Chương 4: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975. Bạn vào tên bài để theo dõi phần bài tập và câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 12 và đáp án tương ứng.

Quảng cáo

(mới Bộ trắc nghiệm Lịch Sử 12 Phần 2 Chương 4 năm 2023

Bộ 200 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 12 Phần 2 Chương 4

Quảng cáo

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 12 có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 21 có đáp án năm 2023

Câu 1: Ngày 10 – 10 – 1954 là ngày diễn ra sự kiện quan trọng nào ở Việt Nam?

A. Quân đội Việt Nam tiếp quản thủ đô Hà Nội

B. Trung ương Đảng, Chính phủ ra mắt nhân dân Thủ đô

C. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng 

D. Pháp rút quân khỏi miền Nam

Lời giải: 

Ngày 10-10-1954, quân đội Việt Nam tiếp quản thủ đô Hà Nội trong không khí từng bừng của ngày hội giải phóng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2:  Đâu không phải là âm mưu của đế quốc Mĩ từ năm 1954-1975 khi thay chân Pháp ở miền Nam Việt Nam?

A. Chia cắt lâu dài Việt Nam

B. Biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương

C. Làm bàn đạp tấn công ra miền Bắc để tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản

D. Thúc đẩy sự giàu mạnh của miền Nam để đối trọng với miền Bắc

Lời giải: 

Âm mưu của đế quốc Mĩ từ năm 1954 - 1975 khi thay chân Pháp ở miền Nam Việt Nam là chia cắt lâu dài Việt Nam; biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á; làm bàn đạp tấn công ra miền Bắc để tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản, phản công phe xã hội chủ nghĩa từ phía Nam.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Nhiệm vụ của miền Bắc Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là

A. Kháng chiến chống Mĩ cứu nước

B. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh

C. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa

D. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa

Lời giải: 

Do cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã cơ bản được hoàn thành ở miền Bắc nên sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, miền Bắc phải khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, sau đó tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương chi viện cho miền Nam kháng chiến.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng miền Bắc sau 1954 là tiến hành

A. Khắc phục hậu quả chiến tranh.

B. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.

C. Đấu tranh đòi Mỹ rút quân về nước.

D. Cách mạng dân chủ tư sản.

Lời giải: 

Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Bắc sau năm 1954 là tiến lên xâu dựng chủ nghĩa xã hội.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Kẻ thù trực tiếp của nhân dân miền Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là

A. Đế quốc Mĩ

B. Thực dân Pháp 

C. Chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm

D. Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm

Lời giải:

Sau hiệp định Giơnevơ (1954), thực dân Pháp rút quân khi chưa thực hiện hiệp thương thống nhất hai miền. Mĩ nhanh chóng thay chân Pháp dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm chia cắt lâu dài Việt Nam. Do đó kẻ thù trực tiếp của nhân dân miền Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là đế quốc Mĩ và chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là

A. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hoàn thành trên phạm vi cả nước

B. Mĩ thay chân Pháp xâm lược Việt Nam

C. Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau

D. Cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội

Lời giải: 

Do âm mưu của Pháp - Mĩ nên sau hiệp đinh Giơnevơ (1954) về Đông Dương đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam là đất nước tạm thời bị chia cắt thành 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau. Miền Bắc đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam và chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Miền Nam vẫn nằm dưới ách thống trị của Mĩ- Diệm

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Điểm nổi bật của tình hình miền Nam ngay sau hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương là

A. Chuyển sang đấu tranh vũ trang chống Mỹ.

B. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế.

C. Thành lập chính quyền cách mạng lâm thời ở miền Nam.

D. Vẫn chịu ách thống trị của đế quốc và tay sai.

Lời giải: 

Sau năm 1954, tuy miền Bắc được giải phóng nhưng miền Nam vẫn nằm dưới ách thống trị của đế quốc (Mĩ) và tay sai (Ngô Đình Diệm) => Đảng ta đã xác định phải thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược ở cả hai miền, trong đó:

-  Miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Miền Nam vẫn phải tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất nước nhà.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Nguyên nhân trực tiếp nào khiến cho Việt Nam bị chia cắt mặc dù Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã quy định về vấn đề thống nhất đất nước?

A. Tác động của cục diện hai cực, hai phe

B. Do âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam của Mĩ- Diệm 

C. Do Pháp chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam trước khi rút quân

D. Do nhân dân miền Nam không muốn hiệp thương thống nhất

Lời giải: 

Nguyên nhân trực tiếp khiến cho Việt Nam bị chia cắt mặc dù hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã quy định về vấn đề thống nhất đất nước do thực dân Pháp chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam trước khi rút quân theo quy định của hiệp định. Hơn nữa, trước khi rút quân Pháp vẫn có hành động phá hoại cơ sở vật chất của ta, gây khó khăn cho ta.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975 là

A. Một Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền Nam - Bắc

B. Đảng lãnh đạo cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội

C. Đảng lãnh đạo nhân dân hoàn thành cách mạng dân chủ và xã hội chủ nghĩa trong cả nước

D. Đảng lãnh đạo nhân dân hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân trong cả nước

Lời giải: 

Đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975 là một Đảng lãnh đạo nhân dân là một Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Do sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm 2 miền và mỗi miền lại có một nhiệm vụ cách mạng khác nhau. Đây cũng là điểm sáng tạo của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Việc xác định hai nhiệm vụ cách mạng của hai miền được Đảng xác định cụ thể trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm 2 miền sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là

A. Do tác động của cục diện hai cực, hai phe

B. Do âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam của Mĩ- Diệm

C. Do Pháp chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam trước khi rút quân

D. Do nhân dân miền Nam không muốn hiệp thương thống nhất

Lời giải: 

Nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm 2 miền sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là do tác động của cục diện hai cực, hai phe. Trên thế giới cũng có nhiều quốc gia bị chia cắt giống Việt Nam như Đức, bán đảo Triều Tiên. Cục diện hai cực, hai phe ở đây chính là sự đối đầu giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô và Mĩ. Ở miền Nam có sự can thiệp của Mĩ với âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và sự giúp đỡ của Liên Xô với cách mạng Việt Nam đã chứng tỏ sức ảnh hưởng của cục diện này ở Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Học thuyết nào đã chi phối việc đế quốc Mĩ quyết tâm theo đuổi cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975) để ngăn chặn làn sóng cộng sản tràn xuống phía Nam?

A. Học thuyết Truman

B. Học thuyết Domino 

C. Học thuyết Kenedy

D. Học thuyết Nixon

Lời giải: 

Học thuyết Domino của Tổng thống Aixenhao là học thuyết đã chi phối việc đế quốc Mĩ quyết tâm theo đuổi cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975). Vì Mĩ lo sợ thắng lợi của cách mạng Việt Nam sẽ tạo ra một phản ứng dây chuyền, khiến chủ nghĩa cộng sản sẽ nhanh chóng lan truyền ra toàn bộ châu Á

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Trong những năm 1954- 1975, Việt Nam là một trong những trọng điểm trong chiến lược nào của đế quốc Mĩ?

A. Chiến lược toàn cầu 

B. Thực dân kiểu mới 

C. Trả đũa ồ ạt

D. Phản ứng linh hoạt

Lời giải: 

Trong những năm 1954-1975, Mĩ tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới. Việt Nam là một trong những trong điểm của chiến lược đó để ngăn chặn làn sóng cộng sản tràn xuống phía Nam và đàn áp phong trào cách mạng Việt Nam

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Nội dung nào không phản ánh đúng nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương?

A. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.

B. Đấu tranh chống chế độ Mỹ - Diệm.

C. Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

D. Tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Lời giải: 

Đáp án A: Sau hiệp định Giơnevơ (1954): miền Bắc được giải phóng, miền Nam vẫn nằm dưới ách thống trị của Mĩ - Diệm => Nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc đã tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Thời kì cách mạng nào Đảng ta chủ trương thực hiện cùng lúc hai chiến lược cách mạng khác nhau?

A. Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954).

B. Thời kì từ sau năm 1975 đến nay.

C. Thời kì đấu tranh giải phóng dân tộc (1930 - 1945).

D. Thời kì kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975).

Lời giải: 

Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975), Đảng ta chủ trương thực hiện cùng lúc hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng ở cả hai miền:

- Miền Bắc: tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Miền Nam: tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Đặc điểm tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ (1954) giống với những nước nào dưới đây

A. Đức và Triều Tiên.

B. Đức và Nhật Bản.

C. Triều Tiên và Nhật Bản.

D. Trung Quốc và Triều Tiên. 

Lời giải: 

- Nước ta sau hiệp định Giơnevơ: mới chỉ giải phóng được miền Bắc, sau hiệp định Mĩ nhanh chóng nhảy vào miền Nam Việt Nam biến nơi này thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự chống cộng ở Đông Nam Á.

- Giống như Đức và Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai, theo những quyết định của hội nghị Ianta, 2 nước này bị chia cắt thành 2 miền chịu ảnh hưởng của Liên Xô và Mĩ trong 1 thời gian dài.

Đáp án cần chọn là: A

.............................

Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 22 có đáp án năm 2023

Câu 1: “ Nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực có thể áp đảo quân chủ lực của ta bằng chiến lược quân sự mới “tìm diệt”, cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự, buộc ta phải phân tán nhỏ, hoặc rút về biên giới, làm cho chiến tranh tàn lụi dần” là âm mưu của Mĩ trong chiến lược quân sự nào

A. Chiến tranh đơn phương

B. Chiến tranh đặc biệt

C. Chiến tranh cục bộ

D. Việt Nam hóa chiến tranh

Lời giải: 

Với chiến lược “chiến tranh cục bộ”, Mĩ âm mưu nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực có thể áp đảo quân chủ lực của ta bằng chiến lược quân sự mới “tìm diệt”, cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự, buộc ta phải phân tán nhỏ, hoặc rút về biên giới, làm cho chiến tranh tàn lụi dần

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Lực lượng quân sự nào giữ vai trò nòng cốt trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1965-1968)?

A. Quân đội Mĩ

B. Quân đội Việt Nam Cộng hòa

C. Quân đồng minh của Mĩ

D. Quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ

Lời giải: 

Trước sự yếu kém của quân đội Sài Gòn, trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam, lực lượng quân sự giữ vai trò nòng cốt đã được thay thế từ quân đội Sài Gòn bằng quân đội Mĩ để tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Thủ đoạn chính của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam (1965-1968) là

A. Tìm diệt

B. Càn quét

C. Dồn dân lập ấp chiến lược

D. Tìm diệt và bình định

Lời giải: 

Thủ đoạn chính của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam (1965-1968) là mở những cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào vùng “đất thánh Việt Cộng” để tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Nội dung nào không phải là biện pháp của Mỹ khi triển khai thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) ở miền Nam Việt Nam?

A. Ồ ạt đưa quân Mỹ và đồng minh Mỹ vào miền Nam Việt Nam.          

B. Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ nhất.

C. Rút dần quân Mỹ và đồng minh khỏi chiến trường miền Nam.

D. Mở các cuộc hành quân tấn công vào vùng “đất thánh Việt cộng”.

Lời giải: 

- Các đáp án A, B, D: đều là biện pháp của Mĩ khi triển khai thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968).

- Đáp án C: là âm mưu của Mĩ khi thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Chiến thắng nào của quân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” (1965-1968) được coi là Ấp Bắc đối với quân Mĩ?

A. Chiến thắng Núi Thành (1965)

B. Chiến thắng Vạn Tường (1965)

C. Thắng lợi của cuộc phản công trong 2 mùa khô 1965-1966 và 1966-1967

D. Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968

Lời giải: 

Ngày 18-8-1965, Mĩ huy động 9000 quân cùng nhiều phương tiện vũ khí chiến tranh hiện đại mở cuộc hành quân vào thôn Vạn Tường nhằm tiêu diệt đơn vị chủ lực của quân giải phóng, nhưng thất bại. Chiến thắng Vạn Tường được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ, mở đầu cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Các cuộc hành quân chủ yếu trong mùa khô 1965-1966 của Mĩ và quân đội Sài Gòn nhằm vào hai hướng chính là

A. Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ

B. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên

C. Đông Nam Bộ và Liên khu V

D. Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ

Lời giải: 

Các cuộc hành quân chủ yếu trong mùa khô 1965-1966 của Mĩ và quân đội Sài Gòn nhằm vào hai hướng chính là là Đông Nam Bộ và Liên khu V với mục tiêu đánh bại chủ lực Quân giải phóng

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975), cuộc chiến đấu nào của quân dân miền Nam đã buộc Mĩ phải “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược?

A. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972

B. Phong trào “Đồng khởi” năm 1959 - 1960 

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968

D. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972

Lời giải: 

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968 đã buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược- tức là thừa nhận sự thất bại của “chiến tranh cục bộ”, rút dần lực lượng quân Mĩ và đồng minh ra khỏi miền Nam Việt Nam, chuyển sang thực hiện một chiến lược mới

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Thắng lợi nào của ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975) buộc Mỹ phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán tại hội nghị Paris?

A. Thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968.

B. Thắng lợi của trận Điện Biên Phủ trên không (12/1972)

C. Thắng lợi của quân dân Việt Lào (1971)

D. Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược 1972.

Lời giải: 

Thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968 đã buộc Mĩ phải chấp nhận đến bàn đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Vì sao Mĩ lại thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1965-1968?

A. Do thất bại của chiến lược “Chiến tranh đơn phương” 

B. Do tác động củacuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 

C. Do tác động của phong trào “Đồng Khởi”

D. Do thất bại của “Chiến lược chiến tranh đặc biệt”

Lời giải:

Sau thất bại của Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của mình ở miền Nam Việt Nam, Mĩ đã đề ra và thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Vạn Tường (1965) là

A. Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch 

B. Mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam 

C. Chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ”

D. Là đòn phủ đầu đối với quân Mĩ và quân đồng minh khi mới vào Việt Nam

Lời giải: 

Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Vạn Tường (1965) là chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ. Từ đó củng cố niềm tin cho quân dân miền Nam, mở ra cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) vào ngày 18 - 8 - 1968, chứng tỏ:

A. cách mạng miền Nam đã đánh bại “Chiến tranh cục bộ “ của Mĩ.

B. lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đủ sức đương đầu và đánh bại quân viễn chinh Mĩ.

C. lực lượng vũ trang miền Nam đã trưởng thành nhanh chóng.

D. quân viễn chinh Mĩ đã mất khả năng chiến đấu.

Lời giải: 

- Đáp án A loại vì chiến thắng Vạn Tường mới chỉ làm thất bại bước đầu chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

- Đáp án B đúng vì với ưu thế lực lượng và trang bị chiến tranh, Mĩ đã tập trung quân tấn công Vạn Tường. Tuy nhiên, chỉ sau 1 ngày, quân dân miền Nam đã đánh bại cuộc tấn công này của quân Mĩ. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) đã chứng tỏ khả năng đánh thắng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ của quân dân miền Nam.

- Đáp án C loại vì lực lượng đấu tranh thời điểm đó chủ yếu là lực lượng chính trị quần chúng.

- Đáp án D loại vì nếu đánh giá quân viễn chinh Mĩ mất khả năng chiến đấu là hạ thấp vai trò của chiến thắng Vạn Tường. Đồng thời, thực tế chứng minh, nếu quân viễn chinh Mĩ mất khả năng chiến đấu thì đã không tiếp tục tham chiến thời gian sau đó.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Khả năng đánh thắng quân Mĩ tiếp tục được thể hiện trong trận chiến nào của quân dân miền Nam sau chiến thắng Vạn Tường (1965)?

A. Trận Núi Thành (1965)

B. Cuộc phản công hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967

C. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968

D. Cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-1966

Lời giải: 

Sau thất bại ở Vạn Tường, trong hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967, Mĩ liên tiếp mở hàng loạt các cuộc hành quân tìm diệt nhằm tiêu diệt lực lượng giải phóng. Tuy nhiên, thắng lợi của quân dân miền Nam trong 2 cuộc phản công chiến lược này đã tiếp tục cho thấy khả năng quân dân miền Nam hoàn toàn có thể đánh thắng chiến lược “chiến tranh cục bộ”.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Tại sao cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 lại mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước?

A. Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ

B. Buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược

C. Buộc Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc

D. Buộc Mĩ phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận đến đàm phán ở Pari

Lời giải: 

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 đã buộc Mĩ phải xuống thang chiến tranh (tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược; chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc) và chấm nhận đến đàm phán ở Pari để giải quyết vấn đề kết thúc chiến tranh ở Việt Nam. Từ đó, mở ra ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Đâu không phải là nguyên nhân khiến Mĩ buộc phải xuống thang chiến tranh sau đòn tấn công bất ngờ ở tết Mậu Thân năm 1968?

A. Phong trào phản đối chiến tranh ở Mĩ dâng cao

B. Mĩ không thể bẻ gãy được “xương sống” của Việt Cộng

C. Ý chí xâm lược của Mĩ bị lung lay

D. Quân đội Sài Gòn đủ khả năng tự đứng vững trên chiến trường

Lời giải: 

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 diễn ra ngay sau 2 cuộc phản công mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967, giữa lúc quân số Mĩ đang ở mức cao nhất và ở ngay trong lòng đô thị Sài Gòn. Điều này đã khiến cho Mĩ choáng váng, ý chí xâm lược bị lung lay khi không thể bẻ gãy được “xương sống” của Việt Cộng. Phong trào phản đối chiến tranh ở Mĩ dâng cao khiến cho nội tình đất nước bị chia rẽ sâu sắc. Do đó Mĩ buộc phải xuống thang chiến tranh, chuyển sang thực hiện chiến lược mới.

=> Mĩ buộc phải xuống thang sau đòn tấn công bất ngờ ở Tết Mậu Thân năm 1968 không xuất phát từ nguyên nhân quân đội Sài Gòn có đủ khả năng tự đứng vững trên chiến trường.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Ngày 31 - 3 - 1968, bất chấp sự phản đối của chính quyền Sài Gòn, Tổng thống Mỹ Giônxơn tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở ra; không tham gia tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ thứ hai; sẵn sàng đàm phán với Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để đi đến kết thúc chiến tranh. Những động thái đó chứng tỏ: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã

A. làm cho ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam bị sụp đổ hoàn toàn.

B. làm khủng hoảng sâu sắc hơn quan hệ giữa Mỹ và chính quyền Sài Gòn.

C. buộc Mỹ phải giảm viện trợ cho chính quyền và quân đội Sài Gòn.

D. buộc Mỹ phải xuống thang trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Lời giải: 

- Đáp án A loại vì Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ chứ chưa làm cho ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam bị sụp đổ hoàn toàn.

- Đáp án B loại vì Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 không làm khủng hoảng sâu sắc hơn quan hệ giữa Mỹ và chính quyền Sài Gòn.

- Đáp án C loại vì Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 không buộc Mỹ phải giảm viện trợ cho chính quyền và quân đội Sài Gòn. Lúc này Mĩ còn mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương nên nguồn viện trợ không thể giảm xuống.

- Đáp án D đúng vì Sau Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, ngày 31 - 3 - 1968, bất chấp sự phản đối của chính quyền Sài Gòn, Tổng thống Mỹ Giônxơn tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở ra; không tham gia tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ thứ hai; sẵn sàng đàm phán với Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để đi đến kết thúc chiến tranh. Những động thái đó chứng tỏ: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đãbuộc Mỹ phải xuống thang trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: D

.............................

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official




Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên