Top 100 Đề thi Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo (có đáp án)
Tuyển chọn 100 Đề thi Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo Học kì 1, Học kì 2 năm 2024 mới nhất có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học sinh lớp 12 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Lịch Sử 12.
Đề thi Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo (có đáp án)
Xem thử Đề thi GK1 Sử 12 Xem thử Đề thi CK1 Sử 12
Chỉ từ 100k mua trọn bộ đề thi Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Đề thi Lịch Sử 12 Giữa kì 1 Chân trời sáng tạo
Đề thi Lịch Sử 12 Học kì 1 Chân trời sáng tạo
Đề thi Lịch Sử 12 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo
Đề thi Lịch Sử 12 Học kì 2 Chân trời sáng tạo
Xem thêm Đề thi Lịch Sử 12 cả ba sách:
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Lịch Sử 12
Thời gian làm bài: phút
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (6 điểm)
(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)
Câu 1. Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập trong bối cảnh nhân dân thế giới ý thức sâu sắc về hậu quả tàn khốc của
A. chiến tranh lạnh.
B. khủng hoảng kinh tế.
C. phân hóa giàu nghèo.
D. chiến tranh thế giới.
Câu 2. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?
A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
B. Hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội.
C. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
D. Tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế.
Câu 3. “Hiến chương này hoàn toàn không cho phép Liên hợp quốc được can thiệp vào những công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất cứ quốc gia nào, và không đòi hỏi các thành viên của Liên hợp quốc phải đưa những công việc loại này ra giải quyết theo quy định của Hiến chương”.
(Trích: Điều 2, Hiến chương Liên hợp quốc)
Đoạn tư liệu trên phản ánh nguyên tắc hoạt động nào của tổ chức Liên hợp quốc?
A. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
B. Từ bỏ đe dọa bằng hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
D. Bình đẳng về chủ quyền của tất cả các quốc gia thành viên.
Câu 4. Theo thỏa thuận tại Hội nghị Ianta, khu vực Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của
A. Liên Xô.
B. Trung Quốc.
C. Nhật Bản.
D. các nước phương Tây
Câu 5. Theo quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2-1945), Liên Xô không được phân chia phạm vi ảnh hưởng ở địa bàn nào sau đây?
A. Đông Béclin.
B. Đông Âu.
C. Đông Đức.
D. Tây Âu.
Câu 6. Tháng 12-1989, tại đảo Manta, Tổng thống Mĩ và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô đã cùng tuyên bố
A. bình thường hóa quan hệ.
B. chấm dứt chiến tranh lạnh.
C. không phổ biến vũ khí hạt nhân.
D. cắt giảm vũ khí chiến lược.
Câu 7. Hội nghị I-an-ta diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào sau đây?
A. Phe Đồng minh bắt đầu chuyển sang phản công trên các mặt trận.
B. Phe phát xít đã xâm chiếm và thống trị hầu hết châu Âu và châu Á.
C. Phe Đồng minh giành được thắng lợi quan trọng trên các mặt trận.
D. Chiến tranh thế giới II bắt đầu lan sang châu Á-Thái Bình Dương.
Câu 8. Hội nghị Ianta (2-1945) có tác động nào sau đây đối với quan hệ quốc tế?
A. Trực tiếp làm bùng nổ cuộc Chiến tranh lạnh.
B. Giải quyết được mâu thuẫn giữa các nước lớn.
C. Dẫn tới sự xuất hiện của xu thế hòa hoãn.
D. Khởi đầu sự hình thành trật tự thế giới mới.
Câu 9. Những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2/1945) đã có ảnh hưởng tích cực đến tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai vì
A. Liên Xô và Mĩ vẫn duy trì mối quan hệ đồng minh.
B. thay đổi mô hình trật tự thế giới mới sau chiến tranh.
C. thúc đẩy chiến tranh thế giới thứ hai sớm kết thúc.
D. Liên Xô và Mĩ chuyển sang thế đối đầu nhau gay gắt.
Câu 10. Trật tự thế giới đa cực được hình thành sau khi
A. chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
B. Chiến tranh lạnh chấm dứt.
C. xu thế hòa hoãn Đông-Tây xuất hiện.
D. Mỹ phát động chiến tranh lạnh.
Câu 11. Trật tự đa cực được hình thành vào đầu thế kỉ XXI sau khi trật tự thế giới nào sau đây bị sụp đổ?
A. Trật tự nhất siêu, nhiều cường.
B. Trật tự đơn cực.
C. Trật tự hai cực I-an-ta.
D. Trật tự Vécxai-Oasinhtơn.
Câu 12. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt?
A. Trật tự thế giới đơn cực được xác lập trong quan hệ quốc tế.
B. Các quốc gia đều tập trung lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.
C. Hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế chủ đạo của thế giới.
D. Xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực.
Câu 13. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt?
A. Giảm dần sự cạnh tranh về kinh tế.
B. Thiết lập quan hệ đối tác chiến lược.
C. Hòa hoãn, đối thoại, cùng phát triển.
D. Giảm dần cuộc chạy đua vũ trang.
Câu 14. Sau Chiến tranh lạnh, một trong những mục tiêu của các quốc gia là
A. xóa bỏ cạnh tranh trong phát triển kinh tế.
B. xây dựng nền kinh tế vững mạnh.
C. xóa bỏ hoàn toàn hệ thống thuộc địa.
D. khôi phục lại trật tự thế giới hai cực.
Câu 15. Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về vị thế của Mỹ sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt?
A. Là nước có quy mô kinh tế lớn nhất thế giới.
B. Là nước có ảnh hưởng lớn nhất đến quan hệ quốc tế.
C. Là nước xã hội chủ nghĩa hùng mạnh nhất thế giới.
D. Vươn lên thành một cực trong trật tự thế giới đa cực.
Câu 16. Nội dung nào sau đây phản ánh điểm khác biệt giữa trật tự đa cực so với trật tự hai cực I-an-ta?
A. Bị chi phối bởi quyền lợi của các cường quốc.
B. Hòa bình, đối thoại, hợp tác là xu thế chủ đạo.
C. Hình thành sau khi chiến tranh thế giới kết thúc.
D. Các nước tập trung phát triển quân sự là trọng điểm.
Câu 17. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điểm tương đồng giữa trật tự đa cực so với trật tự hai cực I-an-ta?
A. Tồn tại hai hệ thống kinh tế-xã hội đối lập nhau.
B. Được hình thành khi chiến tranh thế giới kết thúc.
C. Các nước lớn giữ vai trò chi phối quan hệ quốc tế.
D. Các nước tập trung phát triển kinh tế là trọng điểm.
Câu 18. “Không có một trung tâm quyền lực thống trị, thay vào đó, nhiều quốc gia, khu vực tạo ra thế cân bằng về kinh tế, chính trị, quân sự toàn cầu”. Đoạn thông tin trên phản ánh đặc điểm của trật tự thế giới nào sau đây?
A. trật tự đa cực.
B. Trật tự đơn cực.
C. Trật tự hai cực I-an-ta.
D. Trật tự Vécxai-Oasinhtơn
Câu 19. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập năm 1967 trong bối cảnh
A. Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
B. một số tổ chức hợp tác mang tính khu vực đã ra đời.
C. Việt Nam đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ.
D. trật tự thế giới hai cực Ianta đã sụp đổ hoàn toàn.
Câu 20. Nhận xét nào sau đây không đúng về quá trình mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN?
A. Phù hợp với mong muốn, lợi ích của các nước thành viên.
B. Góp phần nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế.
C. Sự gắn kết các quốc gia có chế độ khác nhau vì mục tiêu chung.
D. Quá trình mở rộng thành viên không chịu tác động từ bên ngoài.
Câu 21. Mục tiêu “xây dựng một cộng đồng thịnh vượng và hòa bình ở Đông Nam Á” được đề ra năm 1967 trong văn kiện nào sau đây của tổ chức ASEAN?
A. Hiệp ước Ba-li.
B. Tuyên bố Băng Cốc.
C. Hiến chương ASEAN.
D. Tầm nhìn ASEAN 2020.
Câu 22. Nội dung nào sau đây là triển vọng của Cộng đồng ASEAN?
A. Vai trò, vị thế của ASEAN đã được khẳng định trên trường quốc tế.
B. Cộng đồng ASEAN là tổ chức có quy mô kinh tế đứng đầu thế giới.
C. Dịch bệnh, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đã được kiểm soát.
D. Sự đa dạng về chế độ chính trị, tôn giáo, văn hóa giữa các thành viên.
Câu 23. Ngay khi thành lập (1967), tổ chức ASEAN đã
A. kí Hiệp ước Thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á.
B. thông qua bản Hiến chương ASEAN.
C. đề ra ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN.
D. ra Tuyên bố về khu vực hòa bình, tự do và trung lập.
Câu 24. Các nước ASEAN thông qua văn kiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025 trong bối cảnh lịch sử nào sau đây?
A. Mọi tranh chấp trên Biển Đông đã được giải quyết triệt để.
B. Cộng đồng ASEAN đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
C. Xu thế liên kết khu vực và toàn cầu hòa bắt đầu xuất hiện.
D. ASEAN đã kết nạp đủ tất cả các nước khu vực Đông Nam Á.
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG – SAI. (4 điểm)
(Thí sinh đọc đoạn tư liệu và lựa chọn Đúng – Sai trong mỗi ý A, B, C, D)
Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Liên hợp quốc - tiếng Anh là United Nations (UN), trụ sở chính đặt tại Niu Oóc. Cờ của Liên hơp quốc được thông qua ngày 7-12-1946, có biểu tượng màu trắng trên nền màu xanh. Màu xanh tượng trưng cho tinh thần hướng đến một thế giới yên bình. Biểu tượng được thiết kế trên lá cờ là một bản đồ thế giới, lấy điểm bắt đầu ở Bắc Cực kéo dài đến 60 độ vĩ nam và bao gồm năm vòng tròn đồng tâm, được bao quanh bởi hai nhánh ô liu biểu tượng của hòa bình.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ chân trời sáng tạo, tr. 7)
A. UN là tên viết tắt bằng tiếng Anh của tổ chức Liên hợp quốc, có trụ sở đặt tại nước Mĩ.
B. Lá cờ Liên hợp quốc được ra đời đồng thời với sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc.
C. Biểu tượng được thiết kế trên lá cờ của Liên hợp quốc thể hiện rõ mục tiêu quan trọng hàng đầu của tổ chức này.
D. Sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc phản ánh quy luật phát triển khách quan của thế giới sau mỗi biến động lịch sử.
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Trật tự thế giới hai cực I-an-ta sụp đổ có tác động lớn đến thế giới, đưa tới xu thế phát triển mới.
Trong quan hệ quốc tế, một trật tự thế giới mới dần hình thành theo xu thế đa cực. Mỹ tiếp tục là siêu cường có sức mạnh vượt trội, nhưng phạm vi ảnh hưởng bị thu hẹp ở nhiều nơi.
Trật tự thế giới hai cực I-an-ta sụp đổ đã mở ra chiều hướng và những điều kiện để giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, xung đột như ở Áp-ga-ni-xtan, Cam-pu-chia, Na-mi-bi-a,…
Sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta cũng tạo điều kiện cho các cường quốc mới nổi có vị trí, vai trò lớn hơn trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước lớn ở châu Âu.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ cánh diều, tr. 13)
A. Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về tác động của sự sụp đổ trật tự hai cực I-an-ta đến tình hình thế giới.
B. Sự sụp đổ của trật tự hai cực I-an-ta cũng đồng thời chấm dứt các cuộc xung đột và tranh chấp ở nhiều quốc gia thuộc châu Á và châu Phi.
C. Sự sụp đổ của trật tự hai cực I-an-ta là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự hình thành một trật tự thế giới mới theo xu hướng đa cực.
D. Sau khi trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ, vai trò chi phối thế giới từ chỗ thuộc về Liên Xô và Mỹ đã chuyển hẳn sang các cường quốc mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước lớn ở châu Âu.
Câu 3. Đọc tư liệu sau:
Tư liệu. Sau khi giành độc lập dân tộc, các quốc gia Đông Nam Á từng bước xây dựng và phát triển kinh tế, đưa tới nhu cầu hợp tác khu vực. Điều này cũng được thúc đẩy bởi sự phát triển của xu thế khu vực hoa trên thế giới xuất hiện từ những năm 50, 60 của thế kỉ XX.
Trong bối cảnh nhiều nước Đông Nam Á muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài, đồng thời thúc đẩy hợp tác và tương trợ lẫn nhau, từ những năm 60 của thế kỉ XX, một số tổ chức khu vực đã ra đời ở Đông Nam Á.
(Nguồn: dẫn theo SGK Lịch sử 12 – bộ sách Cánh diều, trang 18).
a. Tư liệu trên đề cập đến bối cảnh dẫn đến sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
b. Nhu cầu đoàn kết giữa các nước để đấu tranh chống lại ách cai trị của thực dân phương Tây là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự ra đời của ASEAN.
c. Sự ra đời và hoạt động có hiệu quả của nhiều tổ chức liên kết khu vực trên thế giới (trong những năm 50, 60 của thế kỉ XX) đã cổ vũ nhân dân Đông Nam Á tiến hành liên kết, hợp tác.
d. Sự thành lập của tổ chức ASEAN nhằm đối phó với những thách thức từ bên trong và bên ngoài.
Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tháng 11-2015, cùng với việc tuyên bố thành lập Cộng đồng ASEAN, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua văn kiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 nhằm thúc đẩy hợp tác, gắn kết trong Cộng đồng ASEAN.
Tháng 11-2020, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 diễn ra tại Hà Nội đã thông qua văn kiện Tuyên bố Hà Nội về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025, hướng tới thúc đẩy hợp tác và hội nhập ngày càng chặt chẽ hơn trên các trụ cột AEC, APSC, ASCC.
Gần một thập kỉ sau khi thành lập, Cộng đồng ASEAN đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, sự phát triển của Cộng đồng ASEAN đang đứng trước cả những thách thức và triển vọng lớn.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ cánh diều, tr.27)
A. Trong bối cảnh lịch sử mới, Cộng đồng ASEAN vừa đứng trước thời cơ, vừa phải đối mặt với những thách thức to lớn.
B. Văn kiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 ra đời cùng với sự ra đời của Cộng đồng ASEAN.
C. Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025 đều là hai văn kiện có tác dụng thúc đẩy sự hợp tác toàn diện giữa các nước trong Cộng đồng ASEAN.
D. Sự ra đời của Cộng đồng ASEAN và việc triển khai văn kiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 hoàn toàn chỉ tạo ra thời cơ cho Việt Nam trong quá trình phát triển.
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Lịch Sử 12
Thời gian làm bài: phút
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (6 điểm)
(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)
Câu 1. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc đều được quy định rõ trong văn kiện nào sau đây?
A. Hiến chương Liên hợp quốc.
B. Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền.
C. Công ước Liên hợp quốc về Luật biển.
D. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
Câu 2. Sự kiện nào được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô của Mỹ, gây nên cuộc Chiến tranh lạnh?
A. Sự ra đời của kế hoạch Mác-san (6/1947).
B. Hội đồng tương trợ kinh tế ra đời (1/1949).
C. Thông điệp Tổng thống Tơ-ru-man (3/1947).
D. Thành lập Tổ chức quân sự NATO (4/1949).
Câu 3. Sau khi trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ, một trật tự thế giới mới đang được hình thành theo xu thế
A. đa cực.
B. đơn cực.
C. đa phương.
D. toàn cầu hóa.
Câu 4. Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược, vì xu thế này
A. là hệ quả tất yếu của xu thế hòa hoãn Đông-Tây.
B. phản ánh quy luật cạnh tranh của thị trường quốc tế.
C. là kết quả của việc thống nhất thị trường giữa các nước.
D. là hệ quả tất yếu của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ.
Câu 5. Việt Nam đã hai lần được bầu làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (nhiệm kì 2008-2009 và 2020-2021). Sự kiện này có ý nghĩa nào sau đây?
A. Tạo cơ hội để Việt Nam hòa nhập với cộng đồng quốc tế.
B. Nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam trên trường thế giới.
C. Thúc đẩy việc ký kết các hiệp định thương mại của nước ta.
D. Nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế của Việt Nam với các nước.
Câu 6. Năm 2007, để xây dựng ASEAN trở thành một cộng đồng vững mạnh, các nước thành viên đã
A. thành lập cộng đồng ASEAN.
B. thông qua Hiến chương ASEAN.
C. ký Hiệp ước Thân thiện và hợp tác.
D. thành lập diễn đàn khu vực ASEAN.
Câu 7. Ngày 22-11-2015, các nhà lãnh đạo ASEAN đã họp tại Ma-lai-xi-a, chính thức thành lập
A. Hội đồng các nước ASEAN.
B. Cộng đồng ASEAN.
C. Liên minh ASEAN.
D. Uỷ ban ASEAN.
Câu 8. Yếu tố nào sau đây tác động đến sự ra đời của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A. Khủng hoảng năng lượng thế giới.
B. Sự phát triển của xu thế toàn cầu hóa.
C. Trật tự thế giới hai cực I-an-ta sụp đổ.
D. Sự phát triển của xu thế liên kết khu vực.
Câu 9. Điểm tương đồng giữa hai văn kiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025 là gì?
A. Được thông qua sau khi Cộng đồng ASEAN đã đi vào hoạt động.
B. Đề xuất các ý tưởng và lộ trình để thành lập Cộng đồng ASEAN.
C. Khẳng định sự hợp tác giữa các nước thành viên trên cả ba trụ cột.
D. Xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý về vấn đề tranh chấp Biển Đông.
Câu 10. Từ ngày 19/8/1945, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở địa phương nào sau đây?
A. Hà Nội.
B. Sài Gòn.
C. Thái Nguyên.
D. Bắc Giang.
Câu 11. Trong thời kì 1945 - 1954, thắng lợi nào sau đây của quân dân Việt Nam đã buộc thực dân Pháp phải chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”?
A. Chiến dịch Biên giới thu - đông.
B. Chiến dịch Thượng Lào xuân - hè.
C. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông.
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Câu 12. Một trong những chiến thắng của quân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt" (1961-1965) của Mĩ là
A. Điện Biên Phủ.
B. Bình Giã.
C. Việt Bắc.
D. Tây Nguyên.
Câu 13. Nội dung nào sau đây là nguyên nhân khách quan dẫn đến thắng loại của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Phát xít Nhật Bản đầu hàng đồng minh không điều kiện.
B. Quá trình chuẩn bị toàn diện của Đảng Cộng sản Đông Dương.
C. Đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
D. Truyền thống yêu nước của toàn dân tộc được phát huy.
Câu 14. Nội dung nào sau đây là điều kiện thuận lợi của Việt Nam khi mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950?
A. Pháp lâm vào thế bị động trên chiến trường do phải nhận viện trợ của Mĩ.
B. Nhiều nước xã hội chủ nghĩa có chính sách tích cực đối với Việt Nam.
C. Các nước xã hội chủ nghĩa hợp tác toàn diện và viện trợ cho Việt Nam.
D. Các vùng giải phóng của cách mạng Đông Dương được mở rộng và nối liền.
Câu 15. Nhân dân miền Nam Việt Nam sử dụng bạo lực cách mạng trong phong trào Đồng khởi (1959 - 1960) vì
A. lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đã phát triển.
B. không thể tiếp tục đấu tranh bằng con đường hòa bình.
C. cách mạng miền Nam đã chuyển hẳn sang thể tiến công.
D. mọi xung đột chỉ có thể được giải quyết bằng vũ lực.
Câu 16. Ngay sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhân dân Việt Nam tiến hành đấu tranh bảo vệ Tổ quốc tronng điều kiện thuận lợi nào sau đây?
A. Đất nước thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
B. Việt Nam phá được thế bao vây, cấm vận của Mĩ.
C. Chiến tranh lạnh chấm dứt; trật tự hai cực Ianta sụp đổ.
D. Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.
Câu 17. Một trong những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945 được vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay là
A. xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu.
B. tăng cường liên minh chiến đấu giữa ba nước Đông Dương.
C. kết hợp giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh chính, ngoại giao.
D. kết hợp sức mạnh của dân tộc và sức mạnh thời đại.
Câu 18. Thực tiễn Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cuộc kháng chiến chống Pháp (1945- 1954) của nhân dân Việt Nam cho thấy
A. Đảng ta có sự sáng tạo trong phương thức sử dụng lực lượng.
B. lực lượng chính trị luôn giữ vai trò nòng cốt, quyết định thắng lợi.
C. đây là hai giai đoạn liên tiếp của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. sự kết hợp đấu tranh giữa mặt trận quân sự và mặt trận ngoại giao.
Câu 19. Biện pháp cơ bản được Mĩ thực hiện xuyên suốt trong các chiến lược chiến tranh ở miền Nam Việt Nam (1961 - 1973) là
A. tiến hành chiến tranh tổng lực.
B. ra sức chiếm đất, giành dân.
C. sử dụng quân đội đông minh.
D. sử dụng quân đội Mĩ làm nòng cốt.
Câu 20. Điểm giống nhau về nguyên nhân thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam (1975-1979) và bảo vệ biên giới phía Bắc (1979-1989) ở Việt Nam là gì?
A. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương.
C. Sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc.
D. Sự đồng tình, viện trợ của các nước phương Tây.
Câu 21. Một trong những nội dung chính của đường lối đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 1995 là
A. gắn việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa với phát triển kinh tế tri thức.
B. xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
C. thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách phát triển.
D. đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập khu vực và thế giới.
Câu 22. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay?
A. Công nghiệp, dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế.
B. Cơ cấu kinh tế theo thành phần có sự thay đổi theo hướng đa dạng hóa.
C. Ngành nông nghiệp luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế.
D. Các thành phần kinh tế đóng vai trò tích cực vào sự phát triển đất nước.
Câu 23. Nội dung trọng tâm của đường lối đổi mới ở Việt Nam (từ tháng 12/1986) phù hợp với xu thế phát triển của thế giới là
A. mở rộng quan hệ hợp tác, đối thoại, thỏa hiệp.
B. thiết lập quan hệ đồng minh với các nước lớn.
C. lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.
D. tham gia mọi tổ chức khu vực và quốc tế.
Câu 24. Những thành tựu trong công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay chứng tỏ
A. đường lối đổi mới đúng đắn, phù hợp.
B. nhân tố khách quan giữ vai trò quyết định.
C. Việt Nam trở thành cường quốc kinh tế.
D. đã xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG - SAI. (4 điểm)
(Thí sinh đọc đoạn tư liệu và lựa chọn Đúng - Sai trong mỗi ý A, B, C, D)
Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu. “Cách mạng tháng Tám năm 1945 mở ra bước ngoặt lớn của dân tộc: kết thúc ách cai trị hơn 80 năm của thực dân Pháp và gần 5 năm của quân phiệt Nhật; chấm dứt vĩnh viễn chế độ quân chủ. Đưa đến sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Mở đầu kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập, tự do, nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội. Đưa Đảng Cộng sản Đông Dương từ một đảng bí mật trở thành đảng cầm quyền, chuẩn bị điều kiện tiên quyết cho những thắng lợi tiếp theo của cách mạng Việt Nam.”
A. Tư liệu trên đề cập đến ý nghĩa quốc tế của Cách mạng tháng Tám.
B. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám mở ra thời kì cả nước Việt Nam tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
C. Tính chất dân chủ của Cách mạng tháng Tám được thể hiện ở việc: xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế; đưa nhân dân lao động lên làm chủ đất nước.
D. Cách mạng tháng Tám đã xóa bỏ hoàn toàn những tàn tích của chế độ phong kiến chuyên chế.
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu. “Diễn ra từ ngày 19/12/1946 đến 17/2/1947 ở các đô thị như: Nam Định, Vinh,... Đặc biệt, ở Hà Nội, các trận đánh ác liệt đã diễn ra tại khu vực Bắc Bộ Phủ, Bưu điện Bờ Hồ ga Hàng Cỏ, phố Khâm Thiên,...
- Kết quả: đã giam chân quân Pháp ở Hà Nội và các thành phố, thị xã; lực lượng quân chủ lực của ta đã chủ động rút lui an toàn ra căn cứ kháng chiến.
- Ý nghĩa: làm thất bại một bước kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp; có thêm thời gian để di chuyển cơ quan kháng chiến, cơ sở vật chất,... lên chiến khu; củng cố niềm tin của quân dân cả nước vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.”
A. Tư liệu trên nói về cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.
B. Trong cuộc chiến đấu ở phía bắc vĩ tuyến 16, quân dân Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giam chân quân Pháp trong các đô thị, tạo điều kiện để cả nước bước vào kháng chiến lâu dài.
C. Thắng lợi trong cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã mở đánh dấu bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc.
D. Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Bộ (1945-1946) và chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (1946-1947) đều làm thất bại một bước kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp.
Câu 3. Đọc tư liệu sau đây:
Tư liệu. “Cuối năm 1974, đầu năm 1975, quân dân miền Nam mở đợt hoạt động quân sự ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, giành thắng lợi quan trọng ở Đường 14 Phước Long (6-1-1975).
Chiến thắng Đường 14-Phước Long thể hiện sự lớn mạnh và khả năng thắng lợi của quân Giải phóng, đồng thời cho thấy sự suy yếu, bất lực của quân đội Sài Gòn và khả năng can thiệp trở lại của Mỹ là rất hạn chế. Trước tình hình đó, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bổ sung, hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 và 1976, đồng thời chỉ rõ: “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.”
A. Đoạn tư liệu trên đề cập đến ý nghĩa của chiến thắng Đường 14-Phước Long.
B. Chiến thắng Đường 14-Phước Long đã chuyển cách mạng miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
C. Chiến thắng Đường 14-Phước Long có ý nghĩa như một trận “trinh sát chiến lược” của quân dân miền Nam.
D. Trận Phước Long đã đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của đế quốc Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Câu 4. Đọc tư liệu sau đây:
Tư liệu 1. “Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 2006 đến nay tiếp tục được đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, việc đổi mới hệ thống chính trị, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát triển văn hóa, xã hội được chú trọng đẩy nhanh hơn. Cùng với đó, quá trình hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng cũng được thúc đẩy ngày càng mạnh mẽ”
Tư liệu 2. “Việt Nam là một câu chuyện phát triển thành công. Những cải cách kinh tế từ năm 1986 kết hợp với những xu hướng toàn cầu thuận lợi đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng một thế hệ”.
A. Hai tư liệu trên đề cập đến một số thành tựu của Việt Nam trong quá trình Đổi mới.
B. Từ năm 1986, Việt Nam tiến hành Đổi mới đất nước, trọng tâm là đổi mới về chính trị.
C. Trong công cuộc Đổi mới, Việt Nam chú trọng hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam đã nắm bắt kịp thời những điều kiện khách quan thuận lợi để đề ra đường lối phát triển đất nước phù hợp.
Tham khảo đề thi Lịch Sử 12 các bộ sách có đáp án hay khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12