Trắc nghiệm Sinh 11 Bài 1 có đáp án năm 2023 (sách mới)
Trọn bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh 11 Bài 1 có đáp án năm 2023 sách mới Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều sẽ giúp học sinh lớp 11 ôn luyện trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 1.
Trắc nghiệm Sinh 11 Bài 1 có đáp án năm 2023 (sách mới)
(Cánh diều) Trắc nghiệm Sinh 11 Bài 1: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
(Kết nối tri thức) Trắc nghiệm Sinh 11 Bài 1: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
Lời giải sgk Sinh học 11 Bài 1:
(Kết nối tri thức) Giải Sinh 11 Bài 1: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
(Cánh diều) Giải Sinh 11 Bài 1: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
Lưu trữ: Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 1 (sách cũ)
Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
Câu 1: Trước khi vào mạch gỗ của rễ, nước và chất khoáng hòa tan trong đất phải đi qua tế bào nào đầu tiên:
A. Khí khổng
B. Tế bào nội bì
C. Tế bào lông hút
D. Tế bào biểu bì
Câu 2: Cơ quan chuyên hóa để hấp thụ nước ở thực vật ở cạn là:
A. Lông hút
B. Lá
C. Toàn bộ cơ thể
D. Rễ, thân, lá
Câu 3: Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế
A. Chủ động
B. Thẩm thấu
C. Cần tiêu tốn năng lượng
D. Nhờ các bơm ion
Câu 4: Thực vật lấy nước chủ yếu bằng cơ chế
A. Hoạt tải
B. Thẩm thấu
C. Khuếch tán
D. Ẩm bào
Câu 5: Nước xâm nhập vào tế bào lông hút theo cơ chế
A. nhập bào
B. chủ động
C. thẩm tách
D. thẩm thấu
Câu 6: Quá trình hấp thụ các ion khoáng ở rễ theo các hình thức cơ bàn nào?
A. Hấp thụ khuyếch tán và thẩm thấu.
B. Hấp thụ bị động và hấp thụ chủ động.
C. Cùng chiều nồng độ và ngược chiều nồng độ.
D. Điện li và hút bám trao đổi.
Câu 7: Rễ cây hấp thụ nước và muối khoáng nhờ các cơ chế
A. đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi cao nồng độ thấp.
B. thẩm thấu qua màng tế bào.
C. đi ngược chiều gradien nồng độ.
D. thụ động và chủ động.
Câu 8: Ý nào dưới đây không đúng với sự hấp thụ thụ động các ion khoáng ở rễ?
A. Các ion khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.
B. Các ion khoáng hút bám trên bề mặt của keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất (hút bám trao đổi).
C. Các ion khoáng thẩm thấu theo sự chênh lệch nồng độ từ thấp đến cao.
D. Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.
Câu 9: Hấp thụ nước theo cơ chế thụ động của rễ là
A. hấp thu sử dụng rất ít nguồn năng lượng ATP của tế bào.
B. hấp thu nước nhưng không hấp thu ion khoáng.
C. hấp thu không phụ thuộc vào áp suất thẩm thấu.
D. hấp thu với các chất di chuyển theo bậc thang nồng độ.
Câu 10: Quá trình hấp thụ bị động ion khoáng có đặc điểm:
1. Các ion khoáng đi từ môi trường đất có nồng độ cao, sang tế bào rễ có nồng độ thấp.
2. Nhờ có năng lượng và enzim, các ion cần thiết bị động đi ngược chiều nồng độ vào tế bào rễ.
3. Không cần tiêu tốn năng lượng.
4. Các ion cần thiết đi ngược chiều nồng độ nhờ có chất hoạt tải.
A. 2,3
B. 1,4
C. 2,4
D. 1,3.
Câu 11: Các ion khoáng:
(1) Khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.
(2) Hòa tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.
(3) Hút bám trên bề mặt các keo đất và trên bề mặt rễ, trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc rễ và dung dịch đất (hút bám trao đổi).
(4) Được hấp thụ mang tính chọn lọc và ngược với građien nồng độ nên cần thiết phải tiêu tốn năng lượng. Những đặc điểm của quá trình hấp thụ thụ động là:
A. (1), (2) và (3)
B. (1), (3) và (4)
C. (2), (3) và (4)
D. (1), (2) và (4)
Câu 12: Hấp thụ bị động chất khoáng bao gồm các hình thức nào sau đây?
1. Nhờ có tính thấm chọn lọc, chất khoáng đi từ nơi có nồng độ thấp ở đất sang nơi có nồng độ cao.
2. Các ion khoáng khuếch tán từ nơi có nồng độ cao của đất, sang tế bào rễ có nồng độ dịch bào thấp hơn.
3. Các ion khoáng hòa tan trong nước đi vào rễ theo dòng nước.
4. Hút bám trao đổi giữa tế bào rễ với keo đất.
A. 1,3,4
B. 2,4.
C. 2,3,4
D. 1,2,4.
Câu 13: Ý nào sau đây không phải là hấp thụ bị động chất khoáng?
A. Nhờ có tính thấm chọn lọc, chất khoáng đi từ nơi có nồng độ thấp ở đất sang nơi có nồng độ cao.
B. Các ion khoáng khuếch tán từ nơi có nồng độ cao của đất, sang tế bào rễ có nồng độ dịch bào thấp hơn.
C. Các ion khoáng hòa tan trong nước đi vào rễ theo dòng nước.
D. Hút bám trao đổi giữa tế bào rễ với keo đất.
Câu 14: Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây một cách chủ động được diễn ra theo phương thức nào?
A. Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rễ cần ít năng lượng.
B. Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rễ.
C. Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rễ không cần tiêu hao năng lượng.
D. Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rễ cần tiêu hao năng lượng.
Câu 15: Phần lớn các ion khoáng xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, diễn ra theo phương thức vận chuyển từ nơi có
A. nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, cần tiêu tốn ít năng lượng.
B. nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
C. nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng.
D. nồng độ thấp đến nơn có nồng độ cao, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng.
Câu 16: Quá trình hấp thụ chủ động ion khoáng có đặc điểm nào?
1. Chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp của đất vào môi trường có nồng độ cao của tế bào rễ.
2. Cần năng lượng và chất hoạt tải (chất mang).
3. Chất tan đi từ nơi từ nơi có nồng độ cao, sang môi trường có nồng độ thấp là tế bào rễ.
4. Dù môi trường đất có nồng độ cao hay thấp so với tế bào lông hút, nhưng nếu là ion cần thiết, đều được tế bào lông hút hấp thụ chủ động.
A. 1,2,4
B. 1,2,3,4
C. 1
D. 1,2
Câu 17: Quá trình hấp thụ chủ động ion khoáng có đặc điểm nào?
A. Chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp của đất vào môi trường có nồng độ cao của tế bào rễ, cần năng lượng.
B. Chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp của đất vào môi trường có nồng độ cao của tế bào rễ, không cần năng lượng.
C. Chất tan đi từ nơi từ nơi có nồng độ cao, sang môi trường có nồng độ thấp là tế bào rễ.
D. Dù môi trường đất có nồng độ cao hay thấp so với tế bào lông hút, nhưng nếu là ion cần thiết, đều được tế bào lông hút lấy vào.
Câu 18: Quá trình hấp thụ chủ động các ion khoáng, cần sự góp phần của yếu tố nào?
1. Năng lượng là ATP.
2. Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất.
3. Các bào quan là lưới nội chất và bộ máy Gôngi.
4. Enzim hoạt tải (chất mang).
A. 1,3,4
B. 2,4.
C. 1,2,4
D. 1,4
Câu 19: Quá trình hấp thụ chủ động các ion khoáng, cần sự góp phần của yếu tố nào?
A. Năng lượng là ATP.
B. Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất.
C. Enzim hoạt tải (chất mang).
D. Cả 3 yếu tố trên
Câu 20: Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,3%, trong đất là 0,1%. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách nào?
A. Hấp thụ chủ động.
B. Hấp thụ thụ động
C. Thẩm thấu.
D. Khuếch tán
Câu 21: Nồng độ K+ trong cây là 0,1%, trong đất là 0,3%. Cây sẽ nhận K+ bằng cách nào?
A. Hấp thụ chủ động.
B. Hấp thụ thụ động.
C. Thẩm thấu.
D. Khuếch tán.
Câu 22: Nồng độ NH4+ trong cây là 0,2%, trong đất là 0,05% cây sẽ nhận NH4+ bằng cách
A. Hấp thụ thụ động
B. Thẩm thấu
C. Hấp thụ chủ động
D. Khuếch tán
Câu 23: Thành phần nào của tế bào thực vật, hạn chế sự hút nước theo cơ chế thẩm thấu?
A. Thành tế bào
B. Không bào.
C. Keo nguyên sinh
D. Lưới nội chất
Câu 24: Thành tế bào thực vật có thể ........ sự hút nước theo cơ chế thẩm thấu?
A. Kích thích
B. Hạn chế.
C. Không có vai trò gì
D. Tăng cường.
Câu 25: Sự xâm nhập chất khoáng chủ động phụ thuộc chủ yếu vào
A. Gradien nồng độ chất tan
B. Hiệu điện thế màng
C. Trao đổi chất của tế bào
D. Cung cấp năng lượng
Câu 26: Sự xâm nhập chất khoáng chủ động sẽ không diễn ra nếu không có
A. Gradien nồng độ chất tan
B. Hiệu điện thế màng
C. Năng lượng
D. Trao đổi chất của tế bào
Câu 27: Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc chủ yếu vào:
A. Hoạt động trao đổi chất
B. Chênh lệch nồng độ ion
C. Cung cấp năng lượng
D. Hoạt động thẩm thấu
Câu 28: Sự hấp thụ khoáng thụ động của tế bào không phụ thuộc vào:
(1) Hoạt động trao đổi chất.
(2) Sự chênh lệch nồng độ ion.
(3) Năng lượng.
(4) Hoạt động thẩm thấu. Có bao nhiêu nhận định đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 29: Thông thường độ pH trong đất khoảng bao nhiêu là phù hợp cho việc hấp thụ tốt phần lớn các chất?
A. 7 – 7,5
B. 6 – 6,5
C. 5 – 5,5
D. 4 – 4,5.
Câu 30: Rễ cây hấp thụ tốt phần lớn các chất ở độ pH là?
A. 7 – 7,5
B. 7.5 – 8
C. 5 – 5,5
D. 6 – 6,5
Câu 31: Quá trình hấp thụ nước và chất khoáng có liên quan chặt chẽ đến quá trình hô hấp của rễ vì:
A. Quá trình hô hấp làm giãn nở các bó mạch, giúp cho nước và khoáng được vận chuyển dễ dàng hơn.
B.Quá trình hô hấp của rễ tạo ra sản phẩm trung gian, cung cấp cho quá trình hút nước và khoáng.
C. Quá trình hô hấp của rễ tạo ra các ion hút bám trao đổi với các ion của keo đất.
D. Quá trình hô hấp của rễ tạo ra ATP cung cấp cho hút nước và khoáng một cách chủ động.
Câu 32: Quá trình hút khoáng phụ thuộc chặt chẽ vào quá trình hô hấp vì
A. Hô hấp tạo ra nước để thoát hơi nước.
B. Hô hấp cung cấp năng lượng cho sự hút khoáng chủ động.
C. Sản phẩm trung gian của quá trình hô hấp làm tăng nồng độ dịch bào.
D. Hô hấp thải CO2 giúp tế bào không bị đầu độc.
Câu 33: ATP phục vụ cho quá trình vận chuyển chủ động chất khoáng ở rễ được cung cấp từ đâu ?
A. Quá trình quang hợp
B. Quá trình trao đổi nước ở khí khổng
C. Quá trình hô hấp
D. Chu trình Canvin
Câu 34: Có bao nhiêu lí do sau đây chứng minh sự trao đổi khoáng gắn liền với quá trình hô hấp của cây?
(1) Quá trình hô hấp giải phóng ATP.
(2) Hô hấp giải phóng CO2 khuyếch tán ra dịch đất có ý nghĩa trong sự hấp thụ khoáng bằng cơ chế hút bám - trao đổi.
(3) Các sản phẩm trung gian của quá trình hô hấp có vai trò trong hoạt động đồng hóa nitơ của cây.
(4) Hoạt động hô hấp ở rễ giúp tạo nên sự chênh lệch áp suất thẩm thấu của tế bào rễ so với dung dịch đất.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 35: Vòng đai Caspari có vai trò:
A. Điều chỉnh dòng vận chuyển vào trung trụ.
B. Điều chỉnh sự đóng mở của khí khổng
C. Điều chỉnh quá trình quang hợp của cây.
D. Điều chỉnh hoạt động hô hấp của rễ
Câu 39: Đai caspari có vai trò:
A. cố định nitơ.
B. vận chuyển nước và muối khoáng.
C. tạo áp suất rễ.
D. kiểm tra lượng nước và chất khoáng hấp thụ.
Câu 40: Nước đi vào mạch gỗ theo con đường gian bào đến nội bì thì chuyển sang con đường tế bào chất vì
A. Tế bào nội bì có đai caspari thấm nước nên nước vận chuyển qua được
B. Tế bào nội bì không thấm nước nên nước không vận chuyển qua được
C. Nội bì có đai caspari không thấm nước nên nước không thấm qua được
D. Áp suất thẩm thấu của tế bào nội bì thấp nên nước phải di chuyển sang con đường khác
Câu 41: Nguyên nhân trước tiên làm cho cây không ưa mặn mất khả năng sinh trưởng trên đất có độ mặn cao là:
A. Các phân tử muối ngay sát bề mặt đất gây khó khăn cho các cây con xuyên qua mặt đất.
B. Các ion khoáng là độc hại đối với cây
C. Thế năng nước của đất là quá thấp.
D. Hàm lượng oxy trong đất là quá thấp.
Câu 42: Cây không ưa mặn mất khả năng hấp thu nước trên đất có độ mặn cao chủ yếu là do:
A. Nồng độ muối cao gây độc cho cây.
B. Thế năng nước của đất là quá thấp.
C. Hàm lượng oxy trong đất là quá thấp làm lông hút bị chết.
D. Hàm lượng nước trong đất quá thấp
Câu 43: Do sự biến đổi khí hậu dẫn đến hiện lượng nước biến xâm nhập vào đất liền. Sự tích tụ muối trong đất là một trở ngại lớn trong nông nghiệp. Nguyên nhân nào làm cho cây trồng kém chịu mặn không sống được trong đất có nồng độ muối cao?
A. Do tinh thể muối hình thành trong khí khổng.
B. Thế nước của đất quá thấp.
C. Muối tập trung trong tế bào rễ làm vỡ tế bào.
D. Các ion Na+ và Cl- gây đầu độc tế bào.
Câu 44: Vì sao sau khi bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước?
A. Vì áp suất thẩm thấu của đất giảm
B. Vì áp suất thẩm thấu của rễ tăng.
C. Vì áp suất thẩm thấu của đất tăng
D. Vì áp suất thẩm thấu của rễ giảm.
Câu 45: Sau khi bón phân, cây sẽ?
A. khó hấp thụ nước vì áp suất thẩm thấu của đất giảm.
B. khó hấp thụ nước vì áp suất thẩm thấu của đất tăng.
C. dễ hấp thụ nước vì áp suất thẩm thấu của đất tăng.
D. dễ hấp thụ nước vì áp suất thẩm thấu của đất giảm.
Câu 46: Bón phân quá liều lượng, cây bị héo và chết là do:
A. Làm cho cây nóng và héo lá
B. Các nguyên lố khoáng vào tế bào nhiều, làm mất ổn định thành phần chất nguyên sinh của tế bào lông hút.
C. Nồng độ dịch đất cao hơn nồng độ dịch bào làm cho tế bào lông hút không hút được nước bằng cơ chế thẩm thấu.
D. Thành phần khoáng chất làm mất ổn định tính chất lí hoá của keo đất.
Câu 47: Khi bón phân với lượng lớn cho cây thì cây thường bị héo. Có bao nhiêu phát biếu sau đây không phù hợp với hiện tượng này?
1. Khi bón nhiều phân cây sẽ sinh trưởng tốt, lá to làm tăng tốc độ thoát hơi nước nên cây bị héo.
2. Bón phân với lượng lớn làm cho áp suất thẩm thấu của dung dịch đất tăng.
3. Khi bón nhiều phân làm cho tốc độ thoát hơi nước của lá tăng dẫn tới cây bị mất nhiều nước.
4. Nếu tiến hành tưới nhiều nước cho cây thì có thể sẽ làm cho cây ít bị héo hơn.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Câu 48: Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết vì:
A. Rễ cây thiếu oxi nên cây hô hấp không bình thường
B.Lông hút bị chết
C. Cân bằng nước trong cây bị phá hủy
D. Tất cả đều đúng.
Câu 49: Thực vật ở cạn có thể chết khi cây bị ngập úng. Điều nào sau đây là giải thích không đúng cho hiện tuợng đó?
A. Ngập úng làm cho rễ bị thiếu oxi nên không hô hấp được.
B. Khi thiếu oxi, quá trình phân giải yếm khí tạo ra nhiều sản phẩm độc cho cây.
C. Lông hút không được hình thành mà còn bị chết nhiều.
D. Cây hút nước nhiều hơn thoát, làm mất cân bằng nước.
Câu 50: Đối với thực vật ở cạn, nếu đất ngập nước lâu ngày cũng làm cây bị chết vì
A. Nước vào tế bào quá nhiều làm vỡ tế bào
B. Cây hút nước nhiều hơn thoát làm mất cân bằng nước trong cây
C. Rễ không hô hấp được nên không thể tạo ra năng lượng cần thiết
D. Các chất dinh dưỡng trong cây bị khuếch tán ra môi trường ngoài
Câu 51: Lông hút của rễ có thể biến mất trong môi trường nào sau đây?
A. Môi trường nhược trương
B. Môi trường chứa nhiều nguyên tố vi lượng
C. Môi trường có chứa nhiều nguyên tố đại lượng
D. Môi trường có độ pH quá thấp
Câu 52: Khi bị ngập úng lâu ngày, cây trồng trên cạn thường bị chết. Nguyên nhân là do:
A. rễ hút quá nhiều chất khoáng
B. rễ cây thiếu ôxi
C. rễ hút quá nhiều nước
D. hệ vi sinh vật đất phát triển mạnh làm thối rễ
Câu 53: Lông hút rất dễ gẫy và sẽ tiêu biến ở môi trường
A. quá ưu trương, quá axit hay thiếu oxi
B. quá nhược trương, quá axit hay thiếu oxi
C. quá nhược trương, quá kiềm hay thiếu oxi
D. quá ưu trương, quá kiềm hay thiếu oxi
Câu 54: Trong các nguyên nhân sau:
(1) Các phân tử muối ngay sát bề mặt đất gây khó khăn cho các cây con xuyên qua mặt đất.
(2) Cân bằng nước trong cây bị phá hủy.
(3) Thế năng nước của đất là quá thấp.
(4) Hàm lượng oxi trong đất quá thấp.
(5) Các ion khoáng độc hại đối với cây.
(6) Rễ cây thiếu oxi nên cây hô hấp không bình thường.
(7) Lông hút bị chết. Cây trên cạn ngập úng lâu sẽ chết do những nguyên nhân:
A. (1), (2) và (6)
B. (2), (6) và (7)
C. (3), (4) và (5)
D. (3), (5) và (7)
Câu 55: Phát biểu nào sau đây đúng?
1. Trời lạnh, sức hút nước của cây giảm.
2. Sức hút nước của cây mạnh hay yếu không phụ thuộc vào độ nhớt của chất nguyên sinh.
3. Độ nhớt của chất nguyên sinh tăng sẽ gây khó khăn cho sự chuyển dịch của nước, làm giảm khả năng hút nước của rễ.
4. Một trong các nguyên nhân rụng lá mùa đông do cây tiết kiệm nước vì hút được ít nước.
A. 3,4.
B. 1,3,4.
C. 1,3.
D. 1,2,3.
Câu 56: Phát biểu nào sau đây sai?
1. Khi nồng độ oxi trong đất giảm thì khà năng hút nước của cây sẽ giảm.
2. Khi sự chênh lệch giữa nồng độ dung dịch đất và dịch của tê bào rễ thấp, thì khả năng hút nước của cây sẽ yếu.
3. Khả năng hút nước của cây không phụ thuộc vào lực giữ nước của đất.
4. Bón phân hữu cơ góp phần chống hạn cho cây.
A. 3
B. 2
C. 3,4
D. 1,3
Câu 57: Khi nói về sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình trao đổi khoáng và nitơ, nội dung nào sau đây là không hợp lí?
A. Đất chua lại nghèo dinh dưỡng, do các ion khoáng bị H+ thay thế trên bề mặt keo đất và khi ở trạng thái tự do dễ bị rữa trôi
B. Môi trường đất thoáng khí làm tăng cường hô hấp rễ tạo điều kiện tốt cho hấp thụ nước và dinh dưỡng khoáng
C. Độ ẩm đất cao làm lông hút rễ dễ tiêu biến, giảm bề mặt tiếp xúc của rễ ảnh hưởng xấu đến trao đổi nước và khoáng
D. Ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ khoáng và nitơ trên cơ sở ánh sáng liên quan chặt với quá trình quang hợp và trao đổi nước
Câu 58: Nước được vận chuyển từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ theo con đường nào?
A. Con đường qua tế bào sống
B. Con đường qua gian bào và con đường qua các tế bào sống
C. Con đường qua chất nguyên sinh và không bào
D. Con đường qua gian bào và thành tế bào
Câu 59: Nước vận chuyển từ đất vào mạch gỗ của rễ không đi qua con đường nào sau đây?
A. qua các kẽ gian bào
B. qua thành tế bào
C. qua mạch cây
D. qua chất nguyên sinh và không bào
Câu 60: Nước từ môi trường đất có thể vận chuyển vào mạch gỗ qua mấy con đường?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 61: Con đường vận chuyên nước từ đất vào mạch gỗ?
A. Qua gian bào và thành tế bào
B. Qua chất nguyên sinh và không bào
C. Qua bề mặt các tế bào biểu bì của cây
D. Cả A và B đúng
Câu 62: Nước và các ion khoáng xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ theo những con đường:
A. Gian bào và tế bào chất
B. Gian bào và tế bào biểu bì
C. Gian bào và màng tế bào
D. Gian bào và tế bào nội bì
Câu 63: Nước và ion khoáng được hấp thụ vào mạch gỗ của rễ qua con đường nào?
A. Con đường qua thành tế bào - không bào
B. Con đường qua chất nguyên sinh – gian bào
C. Con đường qua không bào – gian bào
D. Con đường qua chất nguyên sinh – không bào
Câu 64: Tại sao ở môi trường đất mặn, cây chịu mặn như Sú, Vẹt, Đươc lại có thể lấy được nước?
A. Do tính thấm có chọn lọc của màng sinh chất và màng nội chất
B. Do các loài này có bộ phận đặc biệt ở rễ, nhờ đó có thể lấy được nước
C. Do màng tế bào rễ các loài này, có cấu trúc phù hợp với khả năng lấy được nước ở môi trường đất có nồng độ chất tan cao hơn so với tế bào lông hút.
D. Do không bào của tế bào lông hút có áp suất thẩm thấu lớn hơn cả nồng độ dịch đất.
Câu 65: Ở môi trường đất mặn, cây chịu mặn như Sú, Vẹt, Đước có đặc điểm?
A. Thay đổi tính thấm có chọn lọc của màng sinh chất và màng nội chất.
B. Do các loài này có bộ phận đặc biệt ở rễ, nhờ đó có thể lấy được nước.
C. Không bào của tế bào lông hút có áp suất thẩm thấu lớn hơn cả nồng độ dịch đất.
D. Vận chuyển chủ động.
Câu 66: Biện pháp nào quan trọng giúp cho bộ rễ cây phát triển?
A. Phơi ải đất, cày sâu, bừa kĩ.
B. Tưới nước đầy đủ và bón phân hữu cơ cho đất.
C. Vun gốc và xới xáo cho cây
D. Tất cả các biện pháp trên.
Câu 67: Vì sao khi trồng cây người ta lại thường xuyên xới đất ở gốc cây cho tơi xốp?
A. Tạo điều kiện cho sinh vật đất làm việc.
B. Giúp cây lấy nước dễ dàng hơn.
C. Tạo độ thoáng giúp rễ cây hô hấp tốt.
D. Giảm sự xói mòn và rửa trôi đất.
Câu 68: Trong các biện pháp sau đây, có bao nhiêu biện pháp giúp bộ rễ của cây phát triển tốt?
(1) Phơi ải đất, cày sâu, bừa kĩ.
(2) Phá váng, làm có sục bùn.
(3) Luôn tưới cho gốc cây đẫm nước.
(4) Vun gốc.
(5) Tưới nước và bón phân hợp lí.
A. 1
B. 5
C. 3
D. 4
Câu 69: Trong các thành phần sau, thứ tự đúng về thành phần hình thành con đường vận chuyển nước, muối khoáng từ lông hút vào mạch gỗ của rễ ?
(1) Lông hút
(2) mạch gỗ
(3) khoảng gian bào và các tế bào vỏ
(4) tế bào nội bì
(5) trung trụ
(6) tế bào chất các tế bào vỏ
A. Con đường gian bào: (1)→(3)→(4)→(5)→(2); con đường tế bào chất (1)→(6)→(5)→(4)→(2).
B. Con đường gian bào: (1)→(3)→(4)→(5)→(2); con đường tế bào chất (1)→(6)→(4)→(5)→(2).
C. Con đường gian bào: (1)→(3)→(5)→(4)→(2); con đường tế bào chất (1)→(6)→(4)→(5)→(2).
D. Con đường gian bào: (1)→(4)→(3)→(5)→(2); con đường tế bào chất (1)→(6)→(4)→(5)→(2).
Câu 70: Tất cả các ion khoáng đi vào cơ thể thực vật luôn phải đi qua màng sinh chất của loại tế bào nào sau đây?
A. Tế bào nội bì
B. Tế bào mạch rây
C. Tế bào khí khổng
D. Tế bào biểu bì lá
Cấu tạo của rễ phù hợp với sự hấp thụ nước và muối khoáng
Câu 1: Nước trong cây có dạng chính là?
A. Nước liên kết
B. Nước tự do.
C. Nước liên kết và nước tự do.
D. Nước cứng.
Câu 2: Nước trong cây được tồn tại ở các dạng chính là:
A. Nước liên kết lỏng lẽo và liên kết chặt chẽ.
B. Nước tự do và nước liên kết.
C. Nước màng và nước trọng lực.
D. Nước liên kết và nước mao dẫn.
Câu 3: Điều nào sau đây là không đúng với dạng nước tự do?
A. Là dạng nước chứa trong các khoảng gian bào.
B. Là dạng nước bị hút bởi các phân tử tích điện.
C. Là dạng nước chứa trong các mạch dẫn.
D. Là dạng nước chứa trong các thành phần của tế bào.
Câu 4: Điều nào sau đây đúng với dạng nước tự do?
A. Là dạng nước chứa trong các khoảng gian bào.
B. Là dạng nước chứa trong các thành phần của tế bào.
C. Là dạng nước chứa trong các mạch dẫn.
D. Cả A, B và C
Câu 5: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của dạng nước tự do?
A. Tham gia vào quá trình trao đổi chất.
B. Làm giảm độ nhớt của chất nguyên sinh.
C. Giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường trong cơ thể.
D. Làm dung môi, làm giảm nhiệt độ khi thoát hơi nước
Câu 12: Nơi nước và các chất hoà tan từ lông hút đi qua trước khi vào mạch gỗ của rễ là:
A. Tế bào lông hút
B. Tế bào nội bì
C. Tế bào biểu bì
D. Mạch rây.
Câu 13: Cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng của môi trường chủ yếu nhờ cấu trúc nào ?
A. tế bào ở đỉnh sinh trưởng của rễ
B. tế bào lông hút
C. tế bào biểu bì rễ
D. tế bào ở miền sinh trưởng của rễ
Câu 14: Đối với các loài thực vật ở cạn, nước được hấp thụ chủ yếu qua bộ phận nào sau đây?
A. Chóp rễ.
B. Khí khổng.
C. Lông hút của rễ.
D. Toàn bộ bề mặt cơ thể.
Câu 15: Đặc điểm cấu tạo của tế bào lông hút ở rễ cây phù hợp với chức năng hấp thụ nước là:
A. Thành tế bào mỏng, có thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.
B. Thành tế bào dày, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.
C. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm nhỏ.
D. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.
Câu 16: Khi nói về đặc điểm của tế bào lông hút liên quan đến quá trình hấp thụ nước ở rễ. phát biểu nào sau đây sai ?
A. Chỉ có một không bào trung tâm lớn.
B. Thành tế bào mỏng không thấm cutin.
C. Có nhiều không bào lớn.
D. Áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt động hô hấp mạnh của rễ.
Câu 17: Trong các đặc điểm dưới đây, tế bào lông hút của rễ cây có bao nhiêu đặc điểm?
(1) Thành tế bào dày.
(2) Không thấm cutin.
(3) Có không bào nằm ở trung tâm lớn.
(4) Có áp suất thẩm thấu rất cao do hoat động hô hấp của hệ rễ mạnh.
(5) Là tế bào biểu bì ở rễ.
(6) Nó chỉ hút nước mà không hút khoáng.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 18: Cho các đặc điểm sau:
(1) Thành tế bào mỏng, không có lớp cutin → dễ thấm nước.
(2) Không bào trung tâm nhỏ → tạo áp suất thẩm thấu cao.
(3) Không bào trung tâm lớn → tạo áp suất thẩm thấu cao.
(4) Có nhiều ti thể → hoạt động hô hấp mạnh → tạo áp suất thẩm thấu lớn.
Những đặc điểm cấu tạo của lông hút phù hợp với chức năng hút nước là:
A. (1), (3) và (4)
B. (1), (2) và (3)
C. (2), (3) và (4)
D. (1), (2), (3) và (4)
Câu 19: Tế bào lông hút thực hiện được chức năng hút nước nhờ có đặc điểm nào sau đây?
1. Thành tế bào mỏng, không thâm cutin.
2. Có không bào phát triển lớn.
3. Độ nhớt cùa châl nguyên sinh cao.
4. Áp suất thẩm thâu rất lơn.
A. 1, 2, 4
B. 2, 3, 4
C. 1, 2
D. 2, 4
Câu 20: Lông hút có vai trò chủ yếu là:
A. Lách vào kẽ đất hút nước và muối khoáng cho cây.
B. Bám vào kẽ đất làm cho cây đứng vững chắc.
C. Lách cào kẽ đất hở giúp cho rễ lấy được ôxy để hô hấp.
D. Tế bào kéo dài thành lông, lách vào nhiều kẽ đất làm cho bộ rễ lan rộng
Câu 21: Trong các phát biểu sau:
(1) Lách vào kẽ đất hút nước và ion khoáng cho cây.
(2) Bám vào kẽ đất làm cho cây đứng vững chắc.
(3) Lách vào kẽ đất hở giúp cho rễ lấy được oxi để hô hấp.
(4) Tế bào kéo dài, lách vào các kẽ đất làm cho bộ rễ lan rộng.
Có bao nhiêu phát biểu đúng về vai trò của lông hút?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 22: Trong các bộ phận của rễ, bộ phận nào quan trọng nhất?
A. Miền lông hút hút nước và muối khoáng cho cây.
B. Miền sinh trưởng làm cho rễ dài ra.
C. Chóp rễ che chở cho rễ.
D. Miền bần che chở cho các phần bên trong của rễ.
Câu 23: Trong các bộ phận của rễ, bộ phận nào quan trọng nhất đối với chức năng hút nước?
A. Miền bần.
B. Miền sinh trưởng
C. Chóp rễ
D. Miền lông hút
Câu 24: Cây trên cạn hấp thụ nước chủ yếu qua bộ phận nào?
A. Miền bần
B. Miền lông hút
C. Miền sinh trưởng
D. Đỉnh sinh trưởng
Câu 25: Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion muối khoáng chủ yếu qua
A. miền lông hút
B. miền chóp rễ
C. miền sinh trưởng
D. miền trưởng thành
Câu 26: Đặc điểm nào không giúp rễ cây tăng được tổng diện tích bề mặt hấp thụ nước và khoáng?
A. Rễ cây phân nhánh mạnh
B. Các tế bào lông hút có nhiều ti thể.
C. Có số lượng lớn tế bào lông hút
D. Rễ cây có khả năng đâm sâu, lan rộng.
Câu 27: Đặc điểm nào của thực vật giúp chúng tăng diện tích bề mặt hấp thụ nước và muối khoáng lên cao nhất?
A. Rễ ăn sâu, lan rộng trong đất.
B. Rễ có phản ứng hướng nước dương.
C. Rễ có số lượng lông hút lớn.
D. Tế bào lông hút ở rễ có thành mỏng.
Câu 28: Nhiều loài thực vật không có lông hút thì hấp thụ nước và các chất bằng cách nào?
A. Cây thủy sinh hấp thụ các chất bằng toàn bộ bề mặt cơ thể.
B. Một số thực vật cạn (thông, sồi...) hấp thụ các chất nhờ nấm rễ
C. Nhờ rễ chính
D. Cả A và B
Câu 29: Một số loài cây gỗ lớn (thông, sồi) rễ không có lông hút nhưng chúng vẫn lấy được nước và muối khoáng nhờ
A. Hấp thụ trực tiếp qua biểu bì của rễ.
B. Hình thành rễ phụ để thực hiện chức năng này.
C. Chúng chủ yếu hấp thự nước qua lá.
D. Chúng cộng sinh-với một loại nấm hình thành nấm rễ.
Câu 30: Thực vật thuỷ sinh hấp thụ nước qua bộ phận nào sau đây?
A. qua lông hút rễ
B. qua lá
C. qua thân
D. qua bề mặt cơ thể
Câu 31: Tác dụng chính của kỹ thuật nhổ cây con đem cấy là gì?
A. Bố trí thời gian thích hợp để cấy
B. Tận dụng được đất gieo khi ruộng cấy chưa chuẩn bị kịp.
C. Không phải tỉa bỏ bớt cây con sẽ tiết kiệm được giống.
D. Làm đứt chóp rễ và miền sinh trưởng kích thích sự ra rễ con để hút được nhiều nước va muối khoáng cho cây.
Câu 32: Trong nghề trồng lúa nước, việc việc nhổ cây mạ đem cấy sẽ giúp cây mạ phát triển nhanh hơii so với việc gieo thẳng. Nguyên nhân là vì:
A. Tận dụng đất khi chưa gieo cấy.
B. Bố trí được thời gian thích hợp để cấy.
C. Kích thích ra rễ con, tăng cường hấp thu nước và muối khoáng.
D. Tiết kiệm được cây giống vì không phải bỏ bớt cây con.
Bài giảng: Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ - Cô Nguyễn Thị Hoài Thu (Giáo viên VietJack)
Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 11 chọn lọc, có đáp án mới nhất hay khác:
- Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 2 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 3 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 4 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 5 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 6 năm 2024 (có đáp án)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều