Bài tập trắc nghiệm Sinh 6 Bài 18: Biến dạng của thân



Bài tập trắc nghiệm Sinh 6 Bài 18: Biến dạng của thân

Câu 1. Cây nào dưới đây có thân rễ ?

A. Tre      B. Khoai tây

C. Cà chua      D. Bưởi

Quảng cáo

Đáp án: A

Giải thích: Thân rễ có chức năng chứa chất dự trữ: cây gừng, cây tre…

Câu 2. Cây nào dưới đây không có thân củ ?

A. Cây chuối

B. Cây củ đậu

C. Cây su hào

D. Cây khoai tây

Đáp án: B

Giải thích: Biến dạng của thân (thân củ): chuối, su hào, khoai tây. Cây củ đậu là biến dạng của rễ (rễ củ).

Câu 3. Thân biến dạng của cây nào dưới đây khác với thân biến dạng của những cây còn lại ?

A. Cỏ tranh      B. Khoai tây

C. Sen       D. Nghệ

Quảng cáo

Đáp án: B

Giải thích: Khoai tây là biến dạng của thân: thân củ; Còn sen, gừng, cỏ tranh là biến dạng của thân: thân rễ.

Câu 4. Dạng thân mọng nước được tìm thấy ở loài thực vật nào dưới đây ?

A. Lá lốt

B. Cau

C. Lê gai

D. Vạn niên thanh

Đáp án: C

Giải thích: Thân mọng nước: dự trữ nước, thường thấy các cây sống ở nơi khô hạn như: xương rồng, lê gai, cành giao…

Câu 5. Dựa vào vị trí của củ so với mặt đất, em hãy cho biết cây nào dưới đây nào dưới đây không cùng nhóm với những cây còn lại ?

A. Su hào      B. Khoai tây

C. Chuối      D. Súng

Đáp án: A

Giải thích: Cả 4 loại đều là thân củ nhưng củ su hào có thân củ nằm trên mặt đất, còn khoai tây, chuối, súng có thân củ nằm dưới mặt đất, hay trong bùn.

Câu 6. Vỏ của củ nào dưới đây sẽ chuyển sang màu xanh lục khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ?

A. Khoai lang      B. Khoai tây

C. Sắn      D. Cà rốt

Đáp án: B

Giải thích: Vỏ của củ khoai tây sẽ chuyển sang màu xanh lục khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vì củ khoai tây bản chất do thân biến đổi thành. Mà thân cây có chất diệp lục sẽ có màu xanh khi có ánh sáng.

Câu 7. Những cây có thân mọng nước thường sống ở

A. vùng hàn đới.

B. vùng ôn đới.

C. nơi khô hạn.

D. nơi ẩm thấp.

Đáp án: C

Giải thích: Cây mọng nước: dự trữ nước, thường thấy các cây sống ở nơi khô hạn như: xương rồng, lê gai, cành giao…

Câu 8. Các cây cỏ dại rất khó để triệt tận gốc, nguyên nhân chủ yếu là vì chúng thường sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng

A. thân củ.      B. thân rễ.

C. rễ củ.      D. lá.

Quảng cáo

Đáp án: B

Giải thích: Các cây cỏ dại rất khó để triệt tận gốc, vì chúng thường sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng thân rễ. Chỉ cần còn 1 đoạn thân rễ là chúng có thể phát triển và sinh sản rất nhanh và rất khó diệt tận gốc.

Câu 9. Củ của cây nào dưới đây thực chất là do thân biến đổi thành ?

A. Tỏi      B. Lạc

C. Sắn      D. Chuối

Đáp án: D

Giải thích: Củ do thân biến đổi thành là chuối, cây chuối mọc trên mặt đất chỉ là thân giả, gồm những bẹ lá tạo thành. Thân thật là thân ngầm mọc dưới đất mà ta quen gọi là củ chuối.

Câu 10. Cây nào dưới đây ngoài thân ngầm còn có thân trên mặt đất ?

A. Tre

B. Khoai tây

C. Gừng

D. Tất cả các phương án đưa ra

Đáp án: D

Giải thích: Một số loài thực vật không những có thân trên mặt đất mà còn có thân ngầm dưới mặt đất. VD: tre, gừng, khoai tây…

Tham khảo các Bài tập trắc nghiệm Sinh lớp 6 khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Sinh học 6:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Bài tập trắc nghiệm Sinh học 6 | Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 6 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát chương trình SGk Sinh học 6 giúp bạn củng cố và ôn luyện kiến thức để giành được điểm cao trong các bài thi và bài kiểm tra Sinh lớp 6.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên