Lý thuyết Công nghệ 12 Cánh diều Bài 11: Một số chỉ tiêu cơ bản của môi trường nuôi thuỷ sản
Với tóm tắt lý thuyết Công nghệ 12 Bài 11: Một số chỉ tiêu cơ bản của môi trường nuôi thuỷ sản sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 12.
Lý thuyết Công nghệ 12 Cánh diều Bài 11: Một số chỉ tiêu cơ bản của môi trường nuôi thuỷ sản
1. Các yêu cầu chính của môi trường nuôi thủy sản
1.1. Yêu cầu về thủy lí
a. Nhiệt độ nước
- Ảnh hưởng lớn đến khả năng sống sót, sinh trưởng và sinh sản của chúng.
- Ảnh hưởng đến sự xuất hiện của dịch bệnh, quy định mùa vụ và đối tượng nuôi.
- Mỗi loài thuỷ sản yêu cầu mức nhiệt độ phù hợp khác nhau:
+ Khoảng nhiệt độ phù hợp để nuôi các loài cá vùng nhiệt đới (ví dụ cá rô phi) là từ 25 đến 30 °C
+ Nhiệt độ phù hợp cho các loài cá nước lạnh là khoảng từ 13 đến 18 độ C.
b. Độ trong và màu nước
- Do các thành phần vật chất có trong nước như hoá chất có màu, cặn vẩn, phù sa gây ra nhưng chủ yếu do các loài vi tảo có trong nước quyết định.
- Màu nước phù hợp cho ao nuôi cá nước ngọt là màu xanh lục nhạt (xanh nõn chuối) do tảo lục phát triển mạnh.
- Màu nước phù hợp cho ao nuôi tôm là màu vàng nâu (màu nước trà) do các loại tảo sillic phát triển mạnh trong môi trường nước mặn, lợ.
- Độ trong phù hợp cho ao nuôi cá từ 20 đến 30 cm và cho ao nuôi tôm từ 30 đến 45 cm. - Để đo độ trong của nước, người ta thường sử dụng đĩa Secchi.
1.2. Yêu cầu về thủy hóa
a. Hàm lượng oxygen hòa tan
- Sử dụng phân tử khí oxygen hoà tan trong nước để hô hấp.
- Hàm lượng oxygen hoà tan trong nước được thể hiện bằng số miligram oxygen có trong một lít nước (mg/L).
- Oxygen cung cấp cho thuỷ vực từ 2 nguồn chính:
+ Khuếch tán từ không khí
+ Quang hợp của thực vật thuỷ sinh
- Hàm lượng oxygen hoà tan lớn hơn 5 mg/L phù hợp cho hầu hết các loài động vật thuỷ sản sinh trưởng
- Hàm lượng oxygen hòa tan giảm thấp (dưới 3 mg/L) sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng và tỉ lệ sống của động vật thuỷ sản.
- Trong thuỷ vực, hàm lượng oxygen thường thấp vào ban đêm đến rạng sáng, cao hơn vào ban ngày, khi trời có nắng và ở thuỷ vực có nhiều thực vật phù du phát triển.
b. Độ Ph
- Giá trị pH của nước thuỷ vực thay đổi theo chu kì ngày – đêm.
- Khoảng pH phù hợp cho các loài động vật thuỷ sản sinh trưởng từ 6,5 đến 8,5.
- Để đo pH nước, người ta có thể sử dụng máy đo pH điện tử, giấy quỳ tím hoặc các bộ KIT đo nhanh theo phương pháp so màu.
c. Hàm lượng ammonia
- Trong thuỷ vực, khí ammonia có nguồn gốc từ chất thải, chất bài tiết của động vật thuỷ sản và từ quá trình phân huỷ các chất thải hữu cơ chứa nitrogen.
- Để động vật thuỷ sản sinh trưởng tốt, hàm lượng ammonia nên được duy trì ở mức dưới 0,1 mg/L.
- Xác định hàm lượng ammonia trong nước:
+ Dùng máy đo điện tử
+ Các bộ KIT so màu
+ Phân tích chuẩn độ trong phòng thí nghiệm.
d. Độ mặn
- Độ mặn trong nước đề cập đến tổng hàm lượng các ion có trong nước, trong đó, thành phần muối NaCl chiếm chủ yếu.
- Thể hiện bằng số gram của chất tan có trong 1 kilogram dung dịch, đơn vị phần nghìn (%).
- Căn cứ vào độ mặn của nước:
+ nước ngọt (khoảng 0,01 – 0,5 %%);
+ nước lợ (khoảng 0,5 – 30 %%);
+ nước mặn (khoảng 30 – 40 %%)
+ nước rất mặn (trên 40 %%).
1.3. Yêu cầu về thủy sinh vật
a) Thực vật thuỷ sinh
- Trong các thuỷ vực, thực vật phù du (các loài vi tảo) là nhóm thực vật thuỷ sinh chiếm ưu thế.
- Ngoài ra, có các nhóm thực vật thuỷ sinh khác như bèo, rong rêu hoặc thực vật thuỷ sinh bậc cao.
- Hệ thực vật phù du: điều hoà môi trường nuôi, thông qua việc tạo ra oxygen hoà tan, đồng thời hấp thụ ammonia, carbon dioxide trong nước.
- Mật độ thực vật phù du: xác định gián tiếp thông qua màu sắc và độ trong của nước.
b) Động vật thuỷ sinh
- Các nhóm động vật phù du kích cỡ nhỏ, sống trôi nổi trong nước như luận trùng (rotifera), copepoda, cladocera,... tồn tại tự nhiên trong thuỷ vực, chúng sử dụng tảo và các loại mùn bã hữu cơ trong nước làm thức ăn.
- Trong thuỷ vực cũng có các nhóm động vật đáy như các loài thân mềm, giun đốt và chân khớp,...
- Động vật phù du và động vật đáy là thức ăn tự nhiên thiết yếu cho tôm, cá, đặc biệt là giai đoạn cá bột, ấu trùng.
- Mật độ động vật phù du và động vật đáy cần được duy trì ở mức vừa phải thông qua quản lí được độ trong, màu nước phù hợp.
c) Vi sinh vật
- Trong môi trường ao nuôi luôn tồn tại đồng thời vi sinh vật có lợi và vi sinh vật có hại cho vật nuôi.
+ Một số nhóm vi sinh vật có lợi như Bacillus, Lactobacillus, Rhodobacteria, Nitrosomonas, Nitrobacter,... giúp phân huỷ chất hữu cơ và chất độc trong nước và bùn đáy.
+ Nhóm vi sinh vật gây hại trong nước bao gồm nhóm gây bệnh cho vật nuôi như Vibrio, Pseudomonas, Aeromonas, Flavobacterium,... hoặc nhóm sản sinh khí độc trong nước như Desulfovibrio, Methanoarcina,...
- Mật độ vi sinh vật trong nước thường tăng cao khi môi trường tích luỹ nhiều chất hữu cơ.
- Để đánh giá mức độ phát triển của vi sinh vật trong nước, người ta dựa trên mật độ vi khuẩn tổng số đối với thuỷ vực nước ngọt và mật độ vi khuẩn Vibrio đối với thuỷ vực nước lợ, mặn.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nuôi thủy sản
2.1. Thời tiết, khí hậu
- Thời tiết, khí hậu khu vực nuôi ảnh hưởng đến mức nhiệt trung bình và biến động nhiệt độ theo các mùa trong năm của thuỷ vực.
- Mỗi nhóm động vật thuỷ sản có khả năng sống sót, sinh trưởng và sinh sản ở các khoảng nhiệt độ khác nhau.
- Là cơ sở xác định đối tượng nuôi phù hợp, mùa vụ thả giống và số vụ nuôi trong năm.
2.2. Nguồn nước
- Nước nuôi thuỷ sản thường được cung cấp từ hệ thống kênh, mương gần khu vực nuôi. - Trữ lượng và chất lượng của nguồn nước chịu ảnh hưởng từ:
+ Đặc điểm tự nhiên vùng nuôi.
+ Các nguồn thải từ dân cư, hoạt động trồng trọt, chăn nuôi của vùng lân cận.
- Quyết định đến sự thành công của hoạt động nuôi thuỷ sản.
2.3. Thổ nhưỡng
- Mỗi vùng nuôi có đặc trưng thổ nhưỡng khác nhau (cát, sét, bùn).
- Trong thuỷ vực, nước luôn tiếp xúc và có sự trao đổi vật chất với nền đáy mang đặc trưng thổ nhưỡng, do đó tác động trực tiếp đến chất lượng môi trường nước.
2.4. Ảnh hưởng từ quá trình vận hành hệ thống nuôi
a) Lượng chất thải từ thức ăn
- Thức ăn thừa và bị tan rã
- Phân của động vật nuôi
- Chất bài tiết của động vật nuôi
b) Quản lí chất thải
- Chất thải trong nước và nền đáy:
+ chất thải hữu cơ từ thức ăn thừa, phân, chất bài tiết từ vật nuôi
+ chất thải vô cơ như ammonia và các khí độc khác.
- Tác động xấu đến chất lượng nước, gây stress cho các đối tượng nuôi hoặc gây độc trực tiếp và làm chết thuỷ sản.
- Sử dụng các công nghệ xử lí môi trường như công nghệ lọc sinh học, công nghệ biofloc,...
- Trong một số hình thức nuôi, chất thải được xử lí một cách tự nhiên, chất lượng môi trường nước luôn được duy trì tốt.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 12 Cánh diều hay, ngắn gọn khác:
Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 12: Quản lí môi trường nuôi thuỷ sản
Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 13: Xử lí môi trường nuôi thuỷ sản
Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 15: Đặc điểm sinh sản và kĩ thuật ương cá, tôm giống
Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 16: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thuỷ sản
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Công nghệ 12 Cánh diều
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều