Lý thuyết Công nghệ 12 Cánh diều Bài 15: Đặc điểm sinh sản và kĩ thuật ương cá, tôm giống

Với tóm tắt lý thuyết Công nghệ 12 Bài 15: Đặc điểm sinh sản và kĩ thuật ương cá, tôm giống sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 12.

Lý thuyết Công nghệ 12 Cánh diều Bài 15: Đặc điểm sinh sản và kĩ thuật ương cá, tôm giống

Quảng cáo

1. Đặc điểm sinh sản của cá và tôm

1.1. Đặc điểm sinh sản của cá

a) Tuổi sinh sản

- Tuổi thành thục khác nhau tùy theo loài:

+ Sinh sản lần đầu sau 3 năm tuổi

+ Khả năng thành thục sau 1 năm tuổi

+ Khả năng thành thục sau 6 tháng tuổi

- Điều kiện nuôi dưỡng tốt, nuôi trong vùng nước ấm có khả năng thành thục sớm.

b) Mùa sinh sản

- Miền Bắc: bắt đầu từ cuối tháng 3 đầu tháng tư

- Miền Nam: bắt đầu vào tháng 5

c) Phương thức sinh sản

- Hầu hết sinh sản theo phương thức đẻ trứng.

- Tỉ lệ sống thấp do địch hại, môi trường bất lợi và thức ăn không đầy đủ.

- Các loại trứng:

Quảng cáo

+ Trứng dính vào giá thể trong môi trường nước.

+ Trứng chìm xuống tổ ở đáy ao.

+ Trứng lơ lửng trong nước.

+ Trứng trôi nổi hoàn toàn trên mặt nước.

Lý thuyết Công nghệ 12 Cánh diều Bài 15: Đặc điểm sinh sản và kĩ thuật ương cá, tôm giống

d) Điều kiện sinh sản

- Cá nước ngọt:

+ Tốc độ dòng chảy vừa phải.

+ Oxygen hòa tan cao

+ Có giá thể để trứng bám

+ Độ đục vừa phải để tránh địch hại.

+ Nền đáy sạch

+ Nhiệ độ khoảng 25 – 28oC.

Quảng cáo

+ Thức ăn cho con non dồi dào.

- Cá biển: còn có tập tính di cư sinh sản

e) Sức sinh sản

Khác nhau tùy từng loài có thể dao động từ vài trăm đến hàng triệu trứng.

1.2. Đặc điểm sinh sản của tôm

a) Tuổi sinh sản

- Tuổi sinh sản lần đầu sau 1 năm tuổi.

- Tôm thẻ chân trắng thành thục: 30 – 45 g/con.

- Tôm sú thành thục: 100 g/con.

b) Mùa sinh sản

- Tôm sú: tháng 3 đến tháng 4 và tháng 9 đến tháng 10.

- Tôm thẻ chân trắng: tháng 1 đến tháng 4.

c) Phương thức sinh sản

Quảng cáo

Sau khi tôm bố mẹ thành thục, tôm đực ghép cặp với tôm cái mới lột xác và gắn túi tinh vào thelycum của tôm cái. Trứng thành thục con cái đẻ trứng và thụ tinh với tinh trùng từ trong túi tinh. Quá trình thụ tinh, phát triển của phôi diễn ra bên ngoài cơ thể mẹ và phát triển theo các giai đoạn.

d) Điều kiện sinh sản

- Tôm di cư đến vùng nước sâu:

+ Tôm sú và tôm thẻ chân trắng đến nơi có độ mặn từ 30 đến 32% để đẻ trứng.

+ Tôm càng xanh đến nơi có độ mặn từ 10 – 15%.

- Nhiệt độ từ 25 – 28oC.

- Độ kiềm từ 100 đến 120 mg CaCO3/L

- Oxygen hòa tan lớn hơn 6 mg/L

- Không có khí độc trong môi trường nước.

e) Sức sinh sản

- Mùa sinh sản tôm đẻ từ 3 đến 4 đợt.

- Tôm sú có sức sinh sản lớn hơn tôm thẻ.

2. Kĩ thuật ương, nuôi cá, tôm giống

2.1. Kĩ thuật ương cá giống

a) Giai đoạn 1: ương nuôi từ cá bột lên cá hương.

- Chuẩn bị ao ương:

+ Chọn ao: hình chữ nhật, diện tích 1 500 đến 2 000 m2, sâu 1,2 – 1,5 m, đáy phẳng, lớp bùn từ 10 đến 15 cm, bờ chắc chắn.

+ Làm cạn ao, tẩy dọn, phơi tối thiểu 3 ngày.

+ Cấp nước vào ao qua túi lọc.

+ Sau 2 đến 3 ngày có thể thả cá.

- Lựa chọn và thả cá

+ Lựa chọn cá: cá bột từ 2 đến 10 ngày tuổi.

+ Mùa vụ thả: Miền Bắc từ cuối tháng 3 đến đầu tháng tư và tháng 9, miền Nam quanh năm nhưng thường là mùa mưa.

+ Thả cá: mật độ từ 250 đến 350 con/m2

- Chăm sóc, quản lí

+ 2 tuần đầu: ăn thức ăn dạng bột.

+ Từ tuần thứ 3: ăn thức ăn đặc trưng.

- Thu hoạch

+ Sau ương từ 25 đến 30 ngày thì thu hoạch.

+ Dừng cho ăn ít nhất 1 ngày trước khi kéo lưới.

b) Giai đoạn 2: ương nuôi từ cá nuôi lên cá giống

- Chuẩn bị ao: tương tự cá bột

- Lựa chọn và thả cá:

+ Lựa chọn cá: chiều dài cơ thể từ 0,16 đến 7 cm.

+ Mùa vụ thả: ở miền Bắc, cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 hoặc cuối tháng 8 đến đầu tháng 9.

+ Thả cá: mật độ tùy loài, tuổi và khả năng quản lí của người nuôi.

- Chăm sóc, quản lí

+ Hai tuần đầu: 3 kg/10 000 cá/ngày

+ Những tuần sau: 5 kg/ 10 000 cá/ngày

+ Thường xuyên quan sát để căn chỉnh lượng thức ăn.

- Thu hoạch: sau 2 đến 3 tháng nuôi.

2.2. Kĩ thuật ương nuôi tôm biển

a) Chuẩn bị bể

- Bể ương ấu trùng: đặt trong nhà, được sát trùng.

- Bể ương tôm giống: dung tích từ 9 đến 12 m3, cao không quá 1,2 m.

- Nước đảm bảo thông số:

+ Độ mặn: 28 đến 32 phần nghìn.

+ Nhiệt độ từ 27 đến 30oC.

+ pH từ 7,5 đến 8,5

+ DO > 4 mg/L

+ NH3 < 0,1 mg/L;

b) Chọn và thả giống

- Ấu trùng nhanh nhẹn, đồng đều, không dị hình, không có dấu hiệu bệnh.

- Tắm sát trùng cho tôm bằng iodine trước khi thả.

c) Chăm sóc, quản lí

- Cho ăn thức ăn tùy nhu cầu ở từng giai đoạn.

- Cho ăn từ 8 đến 10 bữa trong ngày.

- Thường xuyên quan sát để điều chỉnh lượng ăn.

- Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước.

Lý thuyết Công nghệ 12 Cánh diều Bài 15: Đặc điểm sinh sản và kĩ thuật ương cá, tôm giống

d) Thu hoạch

Tôm chuyển giai đoạn hậu ấu trùng thì thu hoạch.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 12 Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên