Lý thuyết Công nghệ 12 Cánh diều 13: Xử lí môi trường nuôi thuỷ sản
Với tóm tắt lý thuyết Công nghệ 12 13: Xử lí môi trường nuôi thuỷ sản sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 12.
Lý thuyết Công nghệ 12 Cánh diều 13: Xử lí môi trường nuôi thuỷ sản
1. Xử lí môi trường nước trước và sau nuôi thủy sản
1.1. Xử lí nước trước khi nuôi thủy sản
- Trước khi cấp nước vào ao, nền đáy ao nuôi cần được nạo vét, bón vôi và phơi đáy để khử trùng, diệt tạp và giảm độ chua.
- Lấy nước vào hệ thống nuôi qua túi lọc để loại bỏ sinh vật tạp và cặn vẫn.
- Khử trùng nước bằng hoá chất như chlorine, BKC, thuốc tím (KMnO,), iodine,... để tiêu diệt vi sinh vật gây hại.
- Sử dụng chế phẩm sinh học để tạo hệ vi sinh có lợi sau khi khử trùng nước từ 2 đến 3 ngày.
1.2. Xử lí nước sau khi nuôi thủy sản
a) Xử lí nước thải
- Đối với hệ thống nuôi không xuất hiện dịch bệnh: sử dụng ao lắng hoặc dùng nước thải để tưới cho cây trồng.
- Đối với hệ thống nuôi nhiễm bệnh, nước thải cần được xử lí theo quy định để tránh lây lan mầm bệnh:
+ Sử dụng ao lắng.
+ Nước tưới cây trồng.
b) Xử lí chất thải rắn
- Chất thải rắn chủ yếu từ ao nuôi là bùn thải.
- Bùn đáy ao nuôi cá nước ngọt: nạo vét và đưa đến các vùng trồng cây nông nghiệp để bón cho cây trồng hoặc ủ để tạo phân vi sinh.
- Bùn đáy ao nuôi tôm: thu gom đến nơi tập kết theo quy định.
2. Các ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí môi trường nuôi thủy sản
2.1. Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí chất thải hữu cơ
- Vi sinh vật dị dưỡng có khả năng phân huỷ chất hữu cơ để tạo chất dinh dưỡng sử dụng trong quá trình tăng sinh khối của chúng.
- Vi sinh vật dị dưỡng được nghiên cứu và đưa vào các sản phẩm xử lí môi trường (chế phẩm sinh học) để định kì bổ sung vào ao, bể nuôi hoặc được kết hợp trong các công nghệ xử lí môi trường nuôi hiện đại, đặc biệt là công nghệ biofloc.
- Ngoài ra, một số loại enzyme phân huỷ cũng được tổng hợp để bổ sung vào chế phẩm sinh học.
2.2. Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí khí độc
- Sử dụng các chủng vi sinh vật có tác dụng phân giải khí độc trong nước và nền đáy như NH, và H,S.
- Chọn lọc và phân lập được các chủng vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter có khả năng xử lí môi trường tốt, sử dụng ở dạng chế phẩm sinh học để bón vào hệ thống nuôi hoặc kết hợp vào các công nghệ xử lí môi trường, đặc biệt là công nghệ lọc sinh học.
2.3. Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí vi sinh vật gây hại
Bổ sung các nhóm vi sinh vật có lợi vào hệ thống nuôi ngoài tác dụng xử lí làm sạch môi trường thì sự tăng sinh của chúng sẽ lấn át và cạnh tranh với các nhóm vi khuẩn gây bệnh, ức chế khả năng phát triển mầm bệnh
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 12 Cánh diều hay, ngắn gọn khác:
Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 15: Đặc điểm sinh sản và kĩ thuật ương cá, tôm giống
Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 16: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thuỷ sản
Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 17: Chế biến và bảo quản thức ăn thuỷ sản
Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 18: Kĩ thuật nuôi một số loài thuỷ sản phổ biến
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Công nghệ 12 Cánh diều
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều