Lý thuyết Công nghệ 12 Cánh diều Bài 23: Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh thuỷ sản

Với tóm tắt lý thuyết Công nghệ 12 Bài 23: Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh thuỷ sản sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 12.

Lý thuyết Công nghệ 12 Cánh diều Bài 23: Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh thuỷ sản

Quảng cáo

1. Ứng dụng công nghệ sinh học trong chẩn đoán bệnh thủy sản

1.1. KIT chẩn đoán

- Dựa trên nguyên lí sắc kí miễn dịch, phát hiện tác nhân gây bệnh một cách gián tiếp thông qua phát hiện kháng thể, kháng nguyên hoặc dịch tiết sinh học trong mẫu bệnh phẩm.

- Giúp kiểm tra sự có mặt của tác nhân gây bệnh một cách nhanh chóng, cho kết quả sau 10 đến 30 phút, từ đó có thể xử lí bệnh kịp thời; quy trình thực hiện đơn giản, không yêu cầu kĩ thuật cao, tiện lợi, có thể sử dụng ngay tại ao, đầm nuôi, tiết kiệm thời gian vận chuyển mẫu.

- Phát hiện một số bệnh trong thuỷ sản như bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng trên tôm, bệnh xuất huyết do virus trên cá hồi, bệnh virus Herpes trên cá koi,...

- Quy trình thực hiện:

+ Thu một lượng mẫu phù hợp từ cá bệnh cho vào ống chứa thuốc thử.

+ Dùng chày nhựa nghiền mẫu.

+ Hút lượng mẫu phù hợp nhỏ lên ô nhận mẫu của khay thử.

+ Đọc kết quả sau 10 – 15 phút.

Quảng cáo

Lý thuyết Công nghệ 12 Cánh diều Bài 23: Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh thuỷ sản

1.2. Kĩ thuật PRC

- Ưu điểm: giúp phát hiện tác nhân gây bệnh ngay ở mật độ thấp, giai đoạn nhiễm nhẹ, có độ nhạy và mức độ chính xác cao.

- Nhược điểm:chi phí cao, yêu cầu trang thiết bị hiện đại và thực hiện ở phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn; kĩ thuật viên thực hiện cần có trình độ chuyên môn cao, thời gian xét nghiệm dài hơn so với KIT chẩn đoán.

- Quy trình thực hiện:

+ Thu mẫu

+ Tách chiết DNA tổng số

+ Phản ứng PCR đặc hiệu

+ Điện di và kiểm tra sản phẩm PCR.

2. Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng bệnh

Quảng cáo

2.1. Vaccine phòng bệnh

- Đây là con đường an toàn và hiệu quả nhất trong phòng bệnh thuỷ sản theo hướng nuôi thuỷ sản bền vững.

- Các loại vaccine đang sử dụng chủ yếu tập trung phòng bệnh trên cá hồi vân, cá biển và cá koi.

- Con đường đưa vaccine là ngâm, cho ăn hoặc tiêm.

- Ưu điểm: giúp cơ thể vật chủ tạo lập và phát triển hệ miễn dịch đặc hiệu với từng tác nhân gây bệnh, giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh và hoá chất để điều trị bệnh.

- Nhược điểm: chỉ có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại chính tác nhân gây bệnh đó, mà không có khả năng phòng nhiều bệnh.

2.2. Probiotics

- Là các sản phẩm chứa vi sinh vật sống được bổ sung qua đường thức ăn hoặc được đưa vào nước ương nuôi, có tác động có lợi lên cơ thể động vật thuỷ sản nhờ làm cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột hoặc hệ vi sinh ở môi trường ngoài.

Quảng cáo

- Một số nhóm vi sinh vật: vi khuẩn sản sinh lactic acid, Carnobacterium, Lactobacillus, Lactococcus, Enterococcus, Bacillus, nấm men (Saccharomyces)....

- Sản phẩm đa dạng, chứa một loài hoặc đồng thời nhiều loài, nhiều nhóm loài vi sinh vật.

- Nâng cao khả năng kháng bệnh, tốc độ sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn, tăng cường sức khoẻ và giảm stress cho vật nuôi.

Lý thuyết Công nghệ 12 Cánh diều Bài 23: Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh thuỷ sản

2.3. Chất kích thích miễn dịch

- Chất kích thích miễn dịch có nguồn gốc sinh học, được chiết xuất từ vi khuẩn, nấm men, động vật và thực vật.

- Các chất này có đặc tính hoá học và cơ chế tác động khác nhau. Sử dụng chất kích thích miễn dịch cho hiệu quả tốt để phòng đồng thời nhiều loại bệnh.

- Chất kích thích miễn dịch (betaglucan, lactoferrin, lipopolysaccharide) thường được sử dụng bằng cách bổ sung vào thức ăn cho đối tượng nuôi trước mùa dịch bệnh.

3. Ứng dụng công nghệ sinh học trong điều trị bệnh thủy sản

3.1. Kháng sinh thảo dược

- Giúp hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản.

- Các sản phẩm thảo dược có thể được sử dụng qua con đường cho ăn, ngâm, tắm.

- Các loại thảo dược đã được nghiên cứu sử dụng trong thuỷ sản như: tỏi, diệp hạ châu, chùm ngây, bạc hà, quế, hương thảo,...

3.2. Sinh phẩm trị bệnh

a. Thực khuẩn thể

- Là các nhóm virus nhiễm trên vi khuẩn.

- Đặc điểm: phong phú, đa dạng, tồn tại tự nhiên, có nhiều hình dạng khác nhau.

- Đã nuôi cấy, phân lập và lựa chọn được các loài thực khuẩn thể đặc hiệu, đối kháng với nhiều loài vi khuẩn gây bệnh

- Sinh phẩm chứa thực khuẩn thể có thể được bổ sung qua đường cho ăn, tiêm, ngâm hoặc phun trực tiếp vào hệ thống nuôi.

b. Enzyme kháng khuẩn

- Là các protein có khả năng phá vỡ cấu trúc thành tế bào vi khuẩn từ đó tiêu diệt tác nhân gây bệnh.

- Một số loại enzyme kháng khuẩn được sử dụng như enzyme có nguồn gốc từ thực khuẩn thể: endolysins có tác dụng phân huỷ lớp peptidoglycan và polysaccharide depolymerases có tác dụng phân huỷ lớp polysaccharides ở thành tế bào vi khuẩn.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 12 Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên