Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 8 Học kì 2 (10 đề)
Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 8 Học kì 2 (10 đề)
Phần dưới là danh sách Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 8 Học kì 2 (10 đề). Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn tập & đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ văn 8.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 90 phút Học kì 2
Môn: Ngữ Văn 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề 1)
I. Trắc nghiệm (3 điểm)
1. Nối tên tác phẩm ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp
A | B |
1. Ngắm trăng | a. Tình yêu quê hương trong sáng được thể hiện qua bức tranh sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn của người dân làng chài và sinh hoạt làng chài |
2. Quê hương | b. Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng, sống hòa hợp với thiên nhiên |
3. Khi con tu hú | c. Tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong nhà tù |
4. Tức cảnh Pác Bó | d. Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng và phong thái ung dung của Bác trong chốn ngục tù khổ cực |
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 1, 2:
Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
2. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
a. Hịch tướng sĩ b. Chiếu dời đô
c. Thuế máu d. Bàn luận về phép học
3. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
a. Ví trí địa lí đắc địa của thành Đại La
b. Cơ sở thực tiễn của việc dời đô
c. Những lí do chọn thành Đại La là kinh đô mới
d. Thông báo quyết định dời đô
4. Điểm khác biệt, kế thừa của đoạn trích Nước Đại Việt ta so với Nam quốc sơn hà trong quan niệm về đất nước là?
a. Có nền văn hiến lâu đời
b. Có nhân tài, phong tục tập quán, lịch sử riêng
c. Có chế độ nhà nước riêng, bình đẳng ngang hàng với các triều đại Trung Quốc.
d. Tất cả các điểm trên
5. Câu thơ: “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã/ Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang” gợi lên hình ảnh con thuyền như thế nào?
a. Mềm mại, uyển chuyển
b. Khỏe khoắn, tự tin, kiêu hãnh
c. Dũng mãnh, khí thế, làm chủ biển khơi bao la
d. Cả b, c
II. Tự luận (7 điểm)
1. Chép lại khổ thơ cuối bài thơ Quê hương và nêu cảm nhận của em về đoạn thơ đó. (2đ)
2. Phân tích mâu thuẫn trào phúng được thể hiện trong phần I. Chiến tranh và “người bản xứ” (Thuế máu – Nguyễn Ái Quốc) (5đ)
Đáp án và thang điểm
I. Phần trắc nghiệm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
1 – d; 2 – a; 3 – c; 4 - b | b | c | d | d |
II. Phần tự luận
1.
- HS chép chính xác khổ thơ (1đ):
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
- HS nêu được nội dung khổ thơ: nỗi nhớ làng quê khôn nguôi khi phải xa cách
+ Những hình ảnh không thể phai mờ trong trí nhớ: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm, con thuyền, mùi mặn nồng của biển...(0.5đ)
+ Điệp khúc nhớ thể hiện sự da diết, khôn nguôi, bâng khuâng, da diết về màu sắc, hương vị quê hương. (0.5đ)
2.
Phân tích mâu thuẫn trào phúng được thể hiện trong phần I. Chiến tranh và “người bản xứ” (Thuế máu – Nguyễn Ái Quốc) (5đ)
- Nhan đề chương: người bản xứ đặt trong dấu ngoặc kép để châm biếm những lời lẽ mị dân giả tạo của bọn thực dân. (0.5đ)
- Tác giả đi sâu vào sự mâu thuẫn, đối lập gay gắt trong thái độ của bọn thực dân khi đối xử với người dân thuộc địa trước và sau khi chiến tranh bùng nổ (HS lấy dẫn chứng) (1đ)
- Thấy được sự thay đổi trong cách đổi xử trên là sự lừa bịp trắng trợn của thực dân Pháp. Chúng không chỉ tàn bạo, độc ác mà còn nham hiểm, xảo quyệt, giả dối. Lời lẽ ngọt ngào “như viên kẹo bọc đường” đã gây nên bao cái chết bi thương của người dân vô tội. (1đ)
- Tác giả tiếp tục phân tích mâu thuẫn khi đối chiếu “cái vinh dự đột ngột ấy” với “cái giá khá đắt” mà người lính bản xứ phải trả. Sự thật là họ trở thành tấm bia đỡ đạn, công cụ sống để phục vụ cho chiến tranh đế quốc, nộp thuế máu cho bọn thực dân. Họ từ biệt vợ con, xa quê hương để bỏ xác phơi thây trên chiến trường. người ở hậu phương cũng bị bắt phục vụ lò lửa chiến tranh rồi số phận cũng không thoát khỏi cái chết => sự căm giận với tội ác của thực dân; thương cảm với số phận bi đát của người dân các nước thuộc địa. (1đ)
- Tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa. => hồi chuông cảnh tỉnh. (1đ)
- Giọng điệu trào phúng bao trùm, từ ngữ và hình ảnh có sức biểu cảm sâu sắc. Câu hỏi mang ý phản bác, chất vấn, luận tội gay gắt (chả thế sao lại đem nướng họ ở những miền xa xôi ấy) (0.5đ)
→ Áng văn chính luận mẫu mực.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 90 phút Học kì 2
Môn: Ngữ Văn 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề 2)
I. Trắc nghiệm (3 điểm)
1. Qua 2 câu "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo", có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là:
a. Thương dân, bảo vệ đất nước độc lập để yên dân.
b. Sống tốt, hòa hợp với dân
c. Diệt trừ các thế lực bạo tàn
d. Tình thương giữa con người với nhau
2. Tuy sống ở Pác Bó khó khăn, thiếu thốn nhưng Bác vẫn thấy “Cuộc đời cách mạng thật là sang”?
a. Người được sống gần gũi với thiên nhiên
b. Niềm vui của người chiến sĩ sau 30 năm xa xứ được trở về sống giữa lòng tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo nhân dân cứu nước
c. Người tin thời cơ giải phóng dân tộc đang đến gần
d. Cả a, b, c
3. Trong Bàn về phép học, tác giả đã nêu mục đích của việc học là gì?
a. Để cầu danh lợi
b. Học để nắm rõ đạo, làm người có đạo đức
c. Học để giúp nước
d. Hoc để làm quan
4. Câu thơ Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ thể hiện tâm trạng nào của Bác Hồ trước cảnh đẹp của trăng?
a. Sự bối rối, xốn xang
b. Sự thờ ơ, không quan tâm
c. Sự lo lắng, bất an
d. Sự hụt hẫng, bâng khuâng
5. Nhan đề Thuế máu có ý nghĩa gì?
a. Phản ánh số phận tang thương của hàng triệu người lao động ở các nước thuộc địa bị biến thành vật thế thân ném vào lò lửa chiến tranh
b. Sức tố cáo mạnh mẽ, vạch trần bản chất vô nhân đạo của bọn đế quốc
c. Nỗi xót thương cho số phận người dân ở các nước thuộc địa
d. Cả a, b, c đều đúng
6. Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên là:
a. Niềm hoài cổ sâu sắc
b. Nỗi buồn chán với thực tại
c. Lòng thương người thất thế
d. Niềm thương cảm với lớp người thất thế và nỗi nhớ tiếc, hoài niệm về những giá trị văn hóa đẹp đẽ một thời
II. Tự luận (7 điểm)
1. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Chiếu dời đô – Lý Công Uẩn (2đ)
2. Cảm nhận của em về bức tranh mùa hè trong 6 câu thơ đầu bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu (5đ)
Đáp án và thang điểm
I. Phần trắc nghiệm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
a | d | b | a | d | d |
II. Phần tự luận
1.
Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Chiếu dời đô – Lý Công Uẩn
- Giá trị nội dung: phán ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí độc lập tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. (1đ)
- Nghệ thuật: áng văn nghị luận đặc sắc, lập luận mạch lạc, chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, rõ ràng. Kết hợp hài hòa giữa lí và tình, tạo nên sức thuyết phục mạnh mẽ. (1đ)
2.
Cảm nhận của em về bức tranh mùa hè trong 6 câu thơ đầu bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu (5đ)
- Hoài niệm về một mùa hè thanh bình, rực rỡ được khởi nguồn từ âm thanh quen thuộc: tiếng chim tu hú gọi bầy. Đó là âm thanh báo hiệu mùa hè đã đến, đồng thời thức tỉnh trong tâm hồn người chiến sĩ cách mạng đang ở chốn ngục tù nhớ về mùa hè kỉ niệm. (1đ)
- Mùa hè hiện lên trong trẻo, tràn đầy sức sống với các hình ảnh: lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần, vườn dậy tiếng ve, bắp rây vàng hạt, nắng đào, trời xanh, đôi sáo diều…. một mùa hè sinh động với đầy màu sắc và âm thanh (1đ)
- Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ kết hợp với trí tưởng tượng phong phú tạo nên bức tranh mùa hè tự do, khoáng đạt, bay bổng. (1đ)
- Thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết, yêu cuộc sống, khát khao tự do, thanh bình của tác giả (1đ)
- Thể thơ lục bát âm điệu ngọt ngào, bức tranh giàu hình ảnh, màu sắc, âm thanh. (1đ)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 90 phút Học kì 2
Môn: Ngữ Văn 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề 3)
I. Trắc nghiệm (3 điểm)
1. Mối quan hệ giữa Bác Hồ và ánh trăng trong bài thơ Ngắm trăng là mối quan hệ như thế nào?
a. Mối quan hệ như những người bạn tri âm, tri kỉ
b. Mối quan hệ giữa hai con người đồng cảnh ngộ
c. Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên tươi đẹp
d. Mối quan hệ giữa thi sĩ và trăng
2. Bài thơ Nhớ rừng mượn lời con hổ ở vườn bách thú để thể hiện tâm trạng nào của con người?
a. Chán ghét thực tại tầm thường, giả dối, mất tự do
b. Tâm sự yêu nước thầm kín của người dân mất nước
c. Khao khát tự do, mong muốn được khẳng định mình
d. Tất cả đều đúng
3. Dòng nào nêu đúng nhất tâm trạng của tác giả trong 2 câu thơ “Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?”
a. Nuối tiếc, xót xa, nhớ nhung, cảm thương sâu sắc
b. Lo âu, hụt hẫng
c. Bâng khuâng, tò mò
4. Đâu không phải ý nghĩa của biểu tượng cánh buồm trong câu thơ “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng/ Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”?
a. Biểu tượng làng chài, chứa đựng hồn thiêng quê hương
b. Ẩn chứa hi vọng của người dân làng chài về những chuyến ra khơi yên bình
c. Cánh buồm theo chân người ra khơi, nâng đỡ họ vững bước trên hành trình lao động
d. Biểu tượng của biển cả mênh mông giữa muôn trùng sóng biếc
5. Theo Ru – xô, đâu là là lợi ích của việc đi bộ ngao du?
a. Đi bộ ngao du rất thoải mái, chủ động, tự do
b. Đi bộ ngao du trau dồi kiến thức
c. Đi bộ ngao du tốt cho sức khỏe
d. Cả a, b, c
6. Ý nghĩa nào sau đây đúng với câu văn “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”:
a. Thể hiện nỗi đau xót trước cảnh nước mất nhà tan của Trần Quốc Tuấn
b. Thể hiện sự căm giận trước tội ác của kẻ thù
c. Thể hiện quyết tâm tiêu diệt giặc của Trần Quốc Tuấn
d. Thể hiện lòng yêu nước và căm thù giặc
II. Tự luận (7 điểm)
1. Chép lại phiên âm, dịch thơ của bài Ngắm trăng và nêu ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó. (3đ)
2. Viết một đoạn văn từ 10 – 15 câu nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn qua bài Hịch tướng sĩ. (4đ)
Đáp án và thang điểm
I. Phần trắc nghiệm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
a | d | a | d | d | c |
II. Phần tự luận
1.
Chép lại phiên âm, dịch thơ của bài Ngắm trăng (1đ)
- Phiên âm:
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà ?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
- Dịch thơ:
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa số,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
- Giá trị nội dung: tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung, lạc quan của Bác giữa chốn ngục tù khó khăn, gian khổ (1đ)
- Giá trị nghệ thuật: bài thơ tứ tuyệt giản dị nhưng hàm súc. Vừa mang màu sắc cổ điển vừa có tinh thần hiện đại. (1đ)
2.
HS viết một đoạn văn từ 10 – 15 câu nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn qua bài Hịch tướng sĩ. Có thể viết theo những gợi ý dưới đây:
- Là vị dũng tướng có lòng yêu nước thiết tha và lòng căm thù giặc sâu sắc (1đ)
+ Sinh ra vào thời loạn lạc, thấy sứ giặc nghênh ngang ngoài đường..., Trần Quốc Tuấn căm thù, khinh bỉ kẻ thù (thú vật hóa hình ảnh kẻ thù); đồng thời đau xót trước thực tại đất nước lâm nguy, nhân dân khốn cùng khổ hạnh. (1đ)
+ Lòng căm thù giặc sục sôi như muốn biến thành hành động cụ thể. “Ta thường tới bữa quên ăn...ta cũng vui lòng” => lời nguyện thề thiêng liêng vì đất nước. thể hiện quyết tâm sắt đá và khí phách anh hùng. (1đ)
+ Hình tượng người dũng tướng rõ ràng, gần gũi, nêu cao tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc. (1đ)
+ Hình tượng tiêu biểu của lòng yêu nước và căm thù giặc nói chung của quân dân nhà Trần và nhân dân Đại Việt. (1đ)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 90 phút Học kì 2
Môn: Ngữ Văn 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề 4)
I. Trắc nghiệm (3 điểm)
1. Mục đích Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ là gì?
a. Khích lệ tướng sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược do Trần Quốc Tuấn biên soạn
b. Kêu gọi tinh thần yêu nước, quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược
c. Đề cao tinh thần cảnh giác, chăm lo rèn luyện để chiến thắng kẻ thù xâm lược
d. Cả a, b, c
2. Đâu không phải là phương pháp học được Nguyễn Thiếp đưa ra trong Bàn luận về phép học?
a. Học tuần tự, tiến lên từ thấp đến cao
b. Học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất
c. Học những gì mình cho là cần thiết
d. Học kết hợp với hành, học để ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống
3. Điểm giống nhau giữa bài thơ Nhớ rừng và Ông đồ là gì?
a. Thể hiện nỗi chán ghét thực tại tầm thường, giả dối
b. Thể hiện sự hoài niệm về quá khứ
c. Thể hiện lòng khao khát tự do
d. Thể hiện niềm thương cảm với lớp người xưa cũ
4. Tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng được bộc lộ như thế nào ở 4 câu thơ cuối bài thơ Khi con tu hú?
a. Nhớ quê hương da diết
b. Bức bối bởi tiếng kêu của con chim tu hú
c. Bức bối, ngọt ngạt, khao khát tự do đến cháy bỏng
d. Buồn bực, u sầu, mong vượt ngục
5. “Thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ” là nội dung của bài thơ nào?
a. Khi con tu hú b. Tức cảnh Pác Bó c. Ngắm trắng d. Đi đường
6. Đâu không phải yếu tố thể hiện màu sắc cổ điển trong bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh?
a. Đề tài
b. Thi liệu, thể thơ
c. Hồn thơ lạc quan, hướng về phía ánh sáng, toát lên tinh thần thép
d. Cấu trúc đăng đối, nhân vật trữ tình ung dung tự tại, yêu thiên nhiên
II. Tự luận (7 điểm)
1. Nêu cảm nghĩ của em về nội dung 2 khổ thơ sau: (3đ)
“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
(Trích: Quê hương – Tế Hanh)
2. Phân tích sự tiếp nối và phát triển về ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta so với bài Sông núi nước Nam? (3đ)
Đáp án và thang điểm
I. Phần trắc nghiệm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
d | c | b | c | b | c |
II. Phần tự luận
1.
Nội dung 2 khổ thơ đầu bài thơ Quê hương:
- 2 câu đầu giới thiệu về quê hương ngắn gọn, tự nhiên nhưng không kém phần da diết. Đó là một làng chài ven biển với con sông Trà Bồng. (0.5đ)
- 6 câu tiếp: cảnh thuyền chài ra khơi
+ Hình ảnh quê hương trong lao động: thiên nhiên thơ mộng, trong sáng “Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng”, báo hiệu một ngày làm việc thành công. (0.5đ)
+ Con thuyền hăng hái ra khơi dưới bàn tay chèo lái khỏe khoắn của người dân làng chài. Biện pháp so sánh “chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã”, cùng các động từ phăng, vượt cho thấy hình ảnh con thuyền mạnh mẽ, dũng mãnh cùng với khí thế hăng hái, hứng khởi (0.75đ)
+ Cánh buồm no gió được liên tưởng so sánh độc đáo “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”. Cánh buồm trở thành biểu tượng của dân làng chài, mang theo hi vọng về chuyến ra khơi yên bình, nâng đỡ ngư dân trên hành trình lao động. (0.5đ)
→ Tâm hồn tinh tế, lòng yêu quê hương của nhà thơ (0,25đ)
2.
Sự kế thừa phát triển về ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta so với bài Sông núi nước Nam?
HS viết dựa theo những gợi ý sau:
- Kế thừa: (1đ)
Nam quốc sơn hà | Nước Đại Việt ta |
- Nước gắn với vua, tư tưởng trung quân ái quốc - Yếu tố xác định chủ quyền dân tộc: có hoàng đế riêng, có lãnh thổ riêng, được sách trời chứng giám | - Nước gắn với dân, tư tưởng nhân nghĩa: trừ bạo yên dân - Kế thừa 2 yếu tố khẳng định chủ quyền dân tộc: có hoàng đế và lãnh thổ riêng. |
Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên | Bản tuyên ngôn độc lập thứ hai |
- Phát triển (2đ): bổ sung thêm các yếu tố khẳng định chủ quyền dân tộc:
+ Có nền văn hiến lâu đời
+ Có cương vực lãnh thổ rõ ràng, phân chia biên giới với các quốc gia khác
+ Có phong tục, tập quán, lối sống riêng
+ Có truyền thống lịch sử với các triều đại hoàng đế
+ Có nhân tài, hào kiệt
→ Quan niệm khá toàn diện và sâu sắc
Các đề kiểm tra Ngữ Văn 8 Học kì 2 có đáp án khác:
- Đề kiểm tra 15 phút Văn 8 Học kì 1 (10 đề)
- Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 8 Học kì 1 (10 đề)
- Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 8 Học kì 1 (10 đề)
- Đề kiểm tra tập làm văn số 1 lớp 8 Học kì 1 (có đáp án) (10 đề)
- Đề kiểm tra tập làm văn số 2 lớp 8 Học kì 1 (có đáp án) (10 đề)
- Đề kiểm tra tập làm văn số 3 lớp 8 Học kì 1 (có đáp án) (10 đề)
- Đề kiểm tra 15 phút Văn 8 Học kì 2 (10 đề)
- Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 8 Học kì 2 (10 đề)
- Đề kiểm tra Tập làm văn số 5 lớp 8 Học kì 2 (10 đề)
- Đề kiểm tra Tập làm văn số 6 lớp 8 Học kì 2 (10 đề)
- Đề kiểm tra Tập làm văn số 7 lớp 8 Học kì 2 (10 đề)
Tổng hợp Bộ đề thi Ngữ văn lớp 8 năm học 2023-2024 học kì 1 và học kì 2 có đáp án của chúng tôi được biên soạn và sưu tầm từ đề thi môn Ngữ văn của các trường THCS trên cả nước.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều