Lý thuyết Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 8: Lao động và việc làm
Với tóm tắt lý thuyết Địa 12 Bài 8: Lao động và việc làm sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 12 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa Lí 12.
Lý thuyết Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 8: Lao động và việc làm
I. ĐẶC ĐIỂM NGUỒN LAO ĐỘNG
1. Nguồn lao động dồi dào:
- Lực lượng lao động chiếm trên 50% số dân, hằng năm tăng thêm khoảng 1 triệu lao động.
- Đóng vai trò quan trọng đối với các ngành kinh tế, là nhân tố thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước, tạo ra lợi thế cạnh tranh trong phát triển kinh tế - xã hội với các nước trong khu vực và trên thế giới.
2. Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao:
- Người lao động Việt Nam cần cù, chịu khó, sáng tạo, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủ công nghiệp,…
- Chất lượng nguồn lao động đang được nâng lên nhờ kết quả của quá trình đào tạo lao động. Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo liên tục tăng, đặc biệt là lao động có trình độ cao ngày càng chiếm tỉ lệ lớn, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu cơ bản của doanh nghiệp và thị trường. Năng suất lao động xã hội đã có tăng trưởng khá nhưng vẫn còn thấp so với một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Quá trình đào tạo lao động cùng với cơ chế thị trường đang tạo ra một thế hệ người lao động Việt Nam năng động, tiếp thu nhanh các thành tựu của khoa học – công nghệ ứng dụng trong sản xuất, giúp lao động nước ta có khả năng hội nhập tốt với lao động thế giới.
II. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
1. Theo ngành kinh tế
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động:
+ Tỉ trọng lao động trong các ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ có xu hướng tăng.
+ Tỉ trọng lao động trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản có xu hướng giảm.
2. Theo thành phần kinh tế
- Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế thay đổi theo xu hướng giảm tỉ lệ lao động ở khu vực Nhà nước, tăng tỉ lệ lao động ở khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; khu vực ngoài Nhà nước vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất.
- Sự khác nhau về cơ cấu lao động trong các thành phần kinh tế là kết quả của chủ trương phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm huy động nguồn lực phát triển từ nhiều thành phần kinh tế của đất nước.
3. Theo thành thị và nông thôn
- Tỉ lệ lao động trong khu vực thành thị xu hướng tăng, chủ yếu tăng lao động ở các ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ.
- Lao động trong khu vực nông thôn chuyển dịch đáng kể, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp tăng nhờ quá trình công nghiệp hóa nông thôn, xây dựng nông thôn mới, đa dạng hóa các ngành nghề kinh tế nông thôn.
III. VẤN ĐỀ VIỆC LÀM VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
1. Vấn đề việc làm:
- Cùng với sự phát triển của đất nước, các ngành sản xuất, các thành phần kinh tế ngày càng đa dạng tạo nhiều việc làm mới, góp phần quan trọng giải quyết vấn đề việc làm cho số lao động tăng thêm hằng năm.
- Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn còn là một trở ngại, tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động giữa thành thị và nông thôn có sự khác nhau. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị thường cao hơn ở nông thôn.
2. Hướng giải quyết việc làm:
- Hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật đồng bộ, thống nhất để thị trường lao động phát triển theo hướng linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, hội nhập quốc tế.
- Thúc đẩy tạo việc làm mới, sáng tạo, chất lượng cao, phục vụ chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, ứng phó biến đổi khí hậu; tạo việc làm ở khu vực nông thôn, miền núi.
- Đẩy mạnh liên kết thị trường việc làm giữa các vùng trong nước, hình thành cơ chế kết nối cung cầu tự động giữa thị trường trong và ngoài nước.
- Đổi mới toàn diện hệ thống đào tạo, giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực cả về học vấn, trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp, văn hóa ứng xử,…
- Triển khai tốt các quy định về bảo hiểm xã hội gắn với các chế độ trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp, các hoạt động đào tạo lại lao động, có nhiều biện pháp giúp người lao động có việc làm và thu nhập ổn định.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay khác:
Lý thuyết Địa Lí lớp 12 Bài 12: Vấn đề phát triển nông nghiệp
Lý thuyết Địa Lí lớp 12 Bài 13: Vấn đề phát triển lâm nghiệp và thuỷ sản
Lý thuyết Địa Lí lớp 12 Bài 14: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST