Kiến thức trọng tâm Địa Lí 12 Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng



Kiến thức trọng tâm Địa Lí 12 Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Địa Lí lớp 12 để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia năm 2021, VietJack biên soạn Địa Lí 12 Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Địa Lí 12.

A. Lý thuyết bài học

1. Các thế mạnh chủ yếu của vùng.

a. Vị trí địa lí:

- Diện tích: 15.000 km2, chiếm 4,5% diện tích tự nhiên của cả nước.

- Dân số: 18,2 triệu người (2006), chiếm 21,6% dân số cả nước.

- Gồm 11 tỉnh, thành: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương,Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.

- Giáp Trung du - miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và vịnh Bắc Bộ.

→ Ý nghĩa:

   + Dễ dàng giao lưu kinh tế với các vùng khác và với nước ngoài.

   + Gần các vùng giàu tài nguyên.

b. Tài nguyên thiên nhiên:

- Diện tích đất nông nghiệp khoảng 760.000 ha, trong đó 70% có độ phì cao và trung bình, có giá trị lớn về sản xuất nông nghiệp.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh làm cho cơ cấu cây trồng đa dạng.

- Tài nguyên nước phong phú, có giá trị lớn về kinh tế: nước sông (hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình), nước ngầm, nước nóng, nước khoáng.

- Tài nguyên biển: bờ biển dài 400 km, vùng biển có tiềm năng lớn để phát triển nhiều ngành kinh tế (đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, giao thông, du lịch)

- Khoáng sản không nhiều, có giá trị là đá vôi, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên.

c. Điều kiện kinh tế - xã hội:

- Dân cư đông nên có lợi thế:

   + Có nguồn lao động dồi dào, nguồn lao động này có nhiều kinh nghiệm và truyền thống trong sản xuất, chất lượng lao động cao.

   + Tạo ra thị trường có sức mua lớn.

- Chính sách: có sự đầu tư của Nhà nước và nước ngoài.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật và kết cấu hạ tầng phát triển mạnh (giao thông, điện, nước, thuỷ lợi, xí nghiệp, nhà máy…)

2. Các hạn chế chủ yếu của vùng

- Dân số đông, mật độ dân số cao (1.225 ng/km2 – cao gấp 4,8 lần mật độ dân số trung bình cả nước) gây sức ép về nhiều mặt, nhất là giải quyết việc làm.

- Thời tiết thất thường và thường có thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán…

- Sự suy thoái một số loại tài nguyên, thiếu nguyên liệu phát triển công nghiệp.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy thế mạnh của vùng.

3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

a. Thực trạng:

Cơ cấu kinh tế đồng bằng sông Hồng đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm.

- Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II v à III.

- Trước 1990, khu vực I chiếm tỉ trọng cao nhất. Sau 1990, khu vực III chiếm tỉ trọng cao nhất.

b. Định hướng:

- Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.

- Chuyển dịch trong nội bộ từng ngành kinh tế:

   + Trong khu vực I:

Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và thuỷ sản.

Trong trồng trọt: giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây thực phẩm và cây ăn quả.

   + Trong khu vực II: chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm dựa vào thế mạnh về tài nguyên và lao động.

   + Trong khu vực III: phát triển du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng đồng bằng sông Hồng?

A. Bắc Giang.

B. Ninh Bình.

C. Hải Dương.

D. Hưng Yên.

Đáp án: Đồng bằng sông Hồng gồm 10 tỉnh  và  thành phố: TP Hà Nội, TP Hải Phòng,  các tỉnh Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.

⇒ Tỉnh Bắc Giang không thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng (thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Loại đất có diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Hồng là:

A. Đất mặn.

B. Đất xám phù sa cổ.

C. Đất phù sa.

D. Đất cát biển.

Đáp án: Vùng Đồng bằng sông Hồng chủ yếu là đất phù sa (70%),  màu mỡ nhất là đất phù sa thuộc châu thổ sông Hồng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Đồng bằng sông Hồng không tiếp giáp với với vùng nào dưới đây?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Vịnh Bắc Bộ.

D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Đáp án: * Vị trí địa lí đồng bằng sông Hồng:

- Giáp vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng kinh tế.

-  Cầu nối giữa vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

⇒ Đồng bằng sông Hồng không tiếp giáp với với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Thế mạnh về tự nhiên cho Đồng bằng sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là:

A. đất đai màu mỡ.

B. nguồn nước phong phú.

C. có một mùa đông lạnh, kéo dài.

D. ít có thiên tai.

Đáp án: Đồng bằng sông Hồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc → đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh

⇒ thuận lợi cho phát triển rau quả vụ đông.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Đặc điểm nổi bật về mặt dân cư – lao động của Đồng bằng sông Hồng là:

A. dân số đông, nguồn lao động dồi dào và có trình độ.

B. nguồn lao động lớn nhất cả nước.

C. lao động có trình độ cao nhất cả nước.

D. lao động tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn.

Đáp án: Xác định từ khóa

Câu hỏi “dân cư và lao động”

Đồng bằng sông Hồng có đặc điểm:

- Dân cư: đông dân (21,6% cả nước)

- Lao động: dồi dào, có trình độ, kinh nghiệm sản xuất.

⇒ A đúng

- Các đáp án B, C, D mới chỉ thể hiện đặc điểm lao động, thiếu đặc điểm dân cư

⇒ Loại B,C, D

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Định hướng chung trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Hồng là:

A. giảm tỉ trọng khu vực III, tăng nhanh tỉ trọng khu vực II và khu vực I.

B. giảm tỉ trọng khu vực II, tăng nhanh tỉ trọng khu vực I và khu vực III.

C. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng dần tỉ trọng khu vực II và III.

D. tăng tỉ trọng khu vực I, tăng nhanh tỉ trọng khu vực II và khu vực III.

Đáp án: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung ở đồng bằng sông Hồng là:

+ Khu vực  I  (nông -  lâm  - ngư nghiệp): Giảm tỉ trọng.

+ Khu vực  II  (công nghiệp  - xây dựng): Tăng dần tỉ trọng.

+ Khu vực  III  (dịch vụ): Chiếm tỉ trọng cao và tăng dần .

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết tỉnh nào sau đây của đồng bằng sông Hồng không giáp biển?

A. Hưng Yên, Hải Phòng.

B. Hà Nam, Bắc Ninh.

C. Hà Nam, Ninh Bình.

D. Nam Định, Bắc Ninh.

Đáp án: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 26, các tỉnh thuộc ĐBSH không giáp biển là: Hà Nam, Bắc Ninh.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây ở đồng bằng sông Hồng có giá trị sản xuất công nghiệp từ 40  đến 120 nghìn tỉ đồng?

A. Hà Nội.

B. Hải Phòng.

C. Phúc Yên.

D. Bắc Ninh.

Đáp án: B1. Xác định kí hiệu phân cấp quy mô các Trung tâm công nghiệp ở Atlat trang 3 (Kí hiệu chung)

⇒ có 4 cấp độ

B2. Căn cứ vào Atlat trang 26, xác định được:

- Hải Phòng là trung tâm công nghiệp lớn ⇒ có giá trị sản xuất công nghiệp từ  40 – 120 nghìn tỉ đồng (vòng tròn lớn thứ 2)

⇒ Chọn đáp án B

- Hà Nội là TTCN rất lớn (quy mô trên 120 nghìn tỉ đồng).

- Phúc Yên, Bắc Ninh là các TTCN trung bình ⇒ có giá trị sản xuất công nghiệp 9 – 40 nghìn tỉ đồng (vòng tròn lớn thứ 3)

⇒ Loại đáp án A, C, D

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong khu vực I của đồng bằng sông Hồng là:

A. Giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thủy sản.

 B. Giảm tỉ trọng ngành trổng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành thủy sản.

C. Tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản.

D. Tăng tỉ trọng ngành trồng trọt và chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành thủy sản.

Đáp án: Chuyển dịch trong nội bộ khu vực I: Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt.   Tăng tỉ trọng  ngành  chăn nuôi, thuỷ sản.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Tại sao việc làm là một trong những vấn đề nan giải ở Đồng bằng sông Hồng nhất là ở khu vực thành thị?

A. Do dân nhập cư đông.

B. Do dân số đông, kết cấu dân số trẻ.

C. Do nền kinh tế còn chậm phát triển.

D. Do dân số đông, kết cấu dân số trẻ trong điều kiện kinh tế chậm

Đáp án: ĐBSH có dân số đông,mật độ dân số đô thị cao, kết cấu dân số trẻ ⇒ số người trong độ tuổi lao động lớn

nhu cầu việc làm lớn, đặc biệt là hoạt động kinh tế phi nông nghiệp (công nghiệp, dịch vụ) ở khu vực thành thị

Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng còn chậm, chưa đáp ứng đủ nhu cầu việc làm

⇒ Việc làm là một trong những vấn đề nan giải ở Đồng bằng sông Hồng nhất là ở khu vực thành thị.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Trọng tâm của định hướng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng là:

A. phát triển và hiện đại hóa nông nghiệp, gắn sự phát triển của nó với công nghiệp chế biến.

B. phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến, còn các ngành khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa.

C. phát triển và hiện đại hóa công nghiệp khai thác, gắn nó với nền nông nghiệp hàng hóa.

D. phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến và khai thác.

Đáp án: Định hướng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSH là: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hóa

⇒ Đây là trọng tâm của xu hướng chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng..

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Vấn đề kinh tế - xã hội đang được quan tâm hàng đầu ở đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay là:

A. vùng trọng điểm về sản xuất lương thực, thực phẩm.

B. dân số đông, diện tích đất canh tác hạn chế.

C. trình độ thâm canh cao.

D. nơi tập trung nhiều trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn của cả nước.

Đáp án: - ĐBSH có dân số đông, mật độ dân số  cao: 1225 người/km2 ⇒ Sức ép đến phát triển KT  -XH (nơi ở, việc làm, môi trường)

- Do việc khai thác quá mức dẫn đến một số tài nguyên ( đất) bị xuống cấp,  ô nhiễm; đất canh tác trong đê thoái hóa bạc màu + nhu cầu đất ở chuyên dùng ngày càng lớn nên diện tích đất canh tác bị thu hẹp dần, khả năng mở rộng hạn chế.

⇒ Dân số đông và đất canh tác hạn chế đang là vấn đề kinh tế - xã hội đang được quan tâm hàng đầu ở đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Dân cư tập trung đông đúc ở Đồng bằng sông Hồng không phải là do:

A. Trồng lúa nước cần nhiều lao động.

B. Vùng mới được khai thác gần đây.

C. Có nhiều trung tâm công nghiệp.

D. Có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và cư trú.

Đáp án: Đồng bằng sông Hồng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời với hơn một nghìn năm văn hiến.

⇒ Dân cư tập trung đông đúc từ lâu đời.

⇒ Nhận xét B. Vùng mới được khai thác gần đây là Sai

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Biện pháp cơ bản để đưa đồng bằng sông Hồng sớm trở thành vùng sản xuất lương thực, thực phầm hàng hóa là:

A. quan tâm đến chất lương sản phẩm và thị trường.

B. thay đổi cơ cấu cây cây trồng và cơ cấu mùa vụ.

C. chú ý đến môi trường và bảo vệ tài nguyên đất.

D. phát triển mạnh cây vụ đông.

Đáp án: Để khai thác có hiệu quả nền nông nghiệp và tiến lên sản xuất hàng hóa cần:

- Phân bố cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp.

- Thay đổi cơ cấu cây trồng và mùa vụ hợp lí ⇒ đem lại năng suất kinh tế cao.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng ngày càng thu hẹp là do

A. Đất chuyên dùng và thổ cư mở rộng.

B. Đất dùng xây dựng công nghiệp và cơ sở hạ tầng.

C. Dân số đông và gia tăng nhanh.

D. Đất lâm nghiệp ngày một tăng.

Đáp án: - Dân số đông → nhu cầu về nơi ở lớn.

- Đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ⇒ nhu cầu xây dựng các nhà máy xí nghiệp, công ty cũng lớn,

⇒ Đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng trong khi vùng đất trong đê ở nhiều nơi đã đang thoái hóa, bạc màu

⇒ Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Cho biểu đồ sau: 

Địa Lí 12 Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng

Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của ĐBSH và ĐBSCL năm 2012

Có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng về cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long năm 2012?

1) Đồng bằng sông Hồng có tỉ trọng nông- lâm- ngư nghiệp lớn nhất, tiếp đến là công nghiệp và xây dựng, dịch vụ

2) Đồng bằng sông Hồng có tỉ trọng công nghiệp - xây dựng lớn nhất, tiếp đến là dịch vụ và nông - lâm - ngư nghiệp.

3) Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng nông-lâm- ngư nghiệp trên 50%, tiếp đến là dịch vụ.

4) Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng công nghiệp và xây dựng còn nhỏ.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án: + ĐBSH: có tỉ trọng nông – lâm-ngư nghiệp (hoặc nông – lâm – thủy sản) lớn nhất (40,7%), tiếp đến là công nghiệp - xây dưng và dịch vụ.

⇒ Nhận xét 1 đúng, nhận xét 2 sai.

+ ĐBSCL có tỉ trọng nông – lâm ngư nghiệp lớn nhất và trên 50% (52,1%), đứng thứ 2 là dịch vụ (31,3%), thấp nhất là công nghiệp xây dựng (16,6%).

⇒ Nhận xét 3 đúng.

+ Trong cơ cấu kinh tế, ĐBSCL có tỉ trọng công nghiệp và xây dựng cón nhỏ (chỉ chiếm 16,6%)

⇒ Nhận xét 4 đúng.

⇒ Vậy có 3 nhận xét đúng  về biểu đồ trên.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Hồng theo hướng công nghiệp hóa là xu hướng có ý nghĩa quan trọng nhằm

A. đáp ứng nhu cầu cho tiêu dùng và xuất khẩu.

B. giải quyết những hạn chế và phát huy những thế mạnh của vùng về tài nguyên.

C. đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển công nghiệp

D. góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Đáp án: - Vùng ĐBSH có nhiều thế mạnh về dân cư lao động dồi dào, lao động có trình độ + cơ sở hạ tầng phát triển, chính sách của Nhà nước…

⇒ tuy nhiên công nghiệp phát triển chưa tương xứng với các điều kiên, tiềm năng của vùng.

- Các mặt hạn chế: sức ép về vấn đề việc làm, diện tích đất canh tác nông nghiệp  thu hẹp, tài nguyên cho phát triển CN còn hạn chế

⇒ cần giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp (cụ thể là trồng trọt),  tập trung phát triển công nghiệp và dịch vụ để tạo nhiều việc làm +  đầu tư công nghệ cao để nâng cao năng suất, hiệu quả công nghiệp.

⇒ Chuyển dịch  cơ cấu kinh tế nhằm giải quyết những hạn chế và phát huy những thế mạnh của vùng về tài nguyên.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 18: Vấn đề nổi bật trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng là:

A. khả năng mở rộng diện tích khá lớn.

B. phần lớn diện tích đất phù sa không được bồi đắp hằng năm.

C. diện tích đất nông nghiệp bị hoang mạc hóa rộng.

D. đất đất ở nhiều nơi bị bạc màu.

Đáp án: ĐBSH có hệ thống đê điều bao quanh

⇒ vùng đất trong đê không được bồi đắp phù sa mới hằng năm + hiệu suất sử dụng cao

⇒ đất bị thoái hóa bạc màu và ngày càng mở rộng, làm giảm diện tích đất nông nghiệp.

 Trong khi khả năng mở rộng đất nông nghiệp ở vùng rất hạn chế.

⇒ Đặt ra vấn đề lớn trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở ĐBSH.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 19: Hai trung tâm kinh tế lớn nhất ở đồng bằng sông Hồng là:

A. Hà Nội và Hải Phòng.

B. Hà Nội và Hải Dương.

C. Hà Nội và Nam Định.

D. Hà Nội và Thái Bình.

Đáp án: Hai trung tâm kinh tế lớn nhất ở đồng bằng sông Hồng là Hà Nội và Hải Phòng.

Đáp án cần chọn là: A

C. Giải bài tập sgk

Xem thêm các bài học Địa Lí lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official




Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên