Kiến thức trọng tâm GDCD 10 Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại



Kiến thức trọng tâm GDCD 10 Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Giáo dục công dân lớp 10, VietJack biên soạn GDCD 10 Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk GDCD 10.

A. Lý thuyết bài học

   + Tài nguyên đất, nước, không khí bị ô nhiễm nặng nề.

   + Tài nguyên rừng, biển, khoáng sản bị khai thác ngày càng cạn kiệt.

   + Thời tiết, khí hậu thay đổi thất thường, hạn hán, lũ lụt, mưa axit, tầng ôzôn vị chọc thủng, trái đất có xu hướng nóng lên.

⇒ Mất cân bằng sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người.

b. Trách nhiệm của công dân trong bảo vệ môi trường

Trách nhiệm học sinh:

- Giữ gìn trật tự vệ sinh lớp học, nơi ở, công cộng

- Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên: Bảo vệ nguồn nước, các giống loại động thực vật…

- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường trồng cây dọn vệ sinh.

- Phê phán các hành vi làm ảnh hưởng không tốt đến môi trường, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

2. Sự bùng nổ dân số và trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế bùng nổ dân số.

a. Bùng nổ dân số

- Bùng nổ dân số là sự gia tăng dân số quá nhanh trong một thời gian ngắn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội.

- Hậu quả bùng nổ dân số:

   + Mất cân bằng tự nhiên và xã hội

   + Cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường

   + Kinh tế nghèo nàn

   + Tỉ lệ thất nghiệp ngày càng cao

   + Tệ nạn xã hội gia tăng.

b. Trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ về dân số.

- Nghiêm chỉnh thực hiện tuyên truyền và vận động mọi người thực hiện luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình của nhà nước.

- Không kết hôn sớm, không sinh con ở tuổi vị thành niên, mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con

- Tích cực tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện

3. Những dịch bệnh hiểm nghèo và trách nhiệm của công dân trong việc đẩy lùi các dịch bệnh hiểm nghèo.

a. Những dịch bệnh hiểm nghèo

- Các loại dịch bệnh: Lao, tim, phổi, dịch tả, sốt rét, dịch, cúm gia cầm…đặc biệt là HIV/AIDS.

- Nguyên nhân:

   + Do môi trường sống ô nhiễm

   + Người dân và nhà nước ít quan tâm và đề phòng dịch bệnh

   + Trình độ khoa học y tế chưa phát triển

   + Khả năng ngăn ngừa dịch bệnh kém.

b. Trách nhiệm công dân

- Rèn luyện sức khỏe

- Tránh xa các tệ nạn xã hội

- Tuyên truyền các biện pháp

- Phòng tránh dịch bệnh.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Môi trường bao gồm các yếu tố nào?

A. Tự nhiên và nhân tạo.

B. Lành mạnh và trong lành.

C. Cây cối và bầu trời

D. Con người và thiên nhiên.

Đáp án:

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, tồn tại, phát triển của con người và tự nhiên.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Ô nhiễm môi trường là các thành phần môi trường như thế nào so với tiêu chuẩn?

A. Khác lạ.

B. Đặc biệt.

C. Không phù hợp.

D. Phù hợp.

Đáp án:

Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Thực trạng môi trường hiện nay đang

A. Có nhiều biến đổi.

B. Vô cùng ổn định.

C. Thiếu thốn cây xanh.

D. Ô nhiễm nghiêm trọng.

Đáp án:

Môi trường hiện nay đang ô nhiễm nghiêm trọng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Ô nhiễm môi trường là vấn đề của

A. Các nước phát triển.

B. Các nước đang phát triển.

C. Riêng nước ta.

D. Toàn nhân loại.

Đáp án:

Ô nhiễm môi trường trở thành vấn đề nóng bỏng của nhân loại. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả các quốc gia, là lương tâm, trách nhiệm đạo đức của mỗi công dân.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Cuộc sống con người luôn gắn bó mật thiết với tự nhiên song cũng vi phạm nghiêm trọng các yếu tố cân bằng của tự nhiên gây ra hiện tượng

A. Băng tan ở hai cực.

B. Thủng tầng ô – zôn.

C. Ô nhiễm môi trường.

D. Biến đổi khí hậu.

Đáp án:

Cuộc sống của con người luôn gắn bó mật thiết với tự nhiên, song cũng vi phạm nghiêm trọng các yếu tố cân bằng của tự nhiên gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của

A. Tất cả các quốc gia.

B. Những người giàu có.

C. Các doanh nghiệp.

D. Những nhà hoạt động vì môi trường.

Đáp án:

Ô nhiễm môi trường trở thành vấn đề nóng bỏng của nhân loại. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả các quốc gia, là lương tâm, trách nhiệm đạo đức của mỗi công dân.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Để góp phần bảo vệ môi trường, con người cần phải

A. Sử dụng tài nguyên không hạn chế.

B. Tiết kiệm năng lượng.

C. Tăng cường xả rác.

D. Khai thác gỗ rừng đầu nguồn.

Đáp án:

Tiết kiệm năng lượng là tiết kiệm tài nguyên, là một trong những biện pháp để bảo vệ môi trường.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8; Bảo vệ môi trường thực chất là khắc phục mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa

A. Gia đình và xã hội.

B. Nhà trường và xã hội.

C. Con người với tự nhiên.

D. Con người với vũ trụ.

Đáp án:

Bảo vệ môi trường thực chất là khắc phục mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa con người với tự nhiên, làm thế nào để hoạt động của con người không phá vỡ các yếu tố cân bằng của tự nhiên.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Hành vi nào dưới đây không thể hiện công dân biết bảo vệ môi trường?

A. Giữ gìn trật tự, vệ sinh trường, lớp.

B. Trồng thêm cây xanh ngoài ban công.

C. Tiết kiệm điện.

D. Lãng phí nước.

Đáp án:

Lãng phí nước là lãng phí tài nguyên thiên nhiên, không biết bảo vệ môi trường.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Trên đường đi học, Vân thấy một nhóm người đang lén đổ nhiều thùng nước đen, bốc mùi hôi thối từ trên xe tải xuống kênh nước. Theo em, Vân nên làm gì?

A. Lờ đi coi như không biết gì.

B. Đến lớp và kể với các bạn.

C. Báo sự việc với chính quyền địa phương.

D. Đăng bài viết lên facebook.

Đáp án:

Bạn Vân nên báo sự việc với chính quyền địa phương để được hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả nhất, ngăn chặn hành động đáng ngờ của nhóm người và xử lí.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Bùng nổ về dân số là sự gia tăng dân số quá nhanh trong

A. Một thời gian ngắn.

B. Một thời gian dài.

C. Những thời kì nhất định.

D. Những năm chiến tranh.

Đáp án:

Bùng nổ về dân số là sự gia tăng dân số quá nhanh trong một thời gian ngắn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Nội dung nào sau đây không phải là hậu quả của bùng nổ dân số?

A. Phá vỡ các yếu tố cân bằng của tự nhiên, xã hội.

B. Cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường.

C. Suy thoái trầm trọng nền kinh tế quốc dân

D. Tạo ra nhiều thiên tai nghiêm trọng.

Đáp án:

Thiên tai xảy ra yếu tố môi trường quyết định, không phải là hậu quả của bùng nổ dân số.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Nội dung nào sau đây không phải là hậu quả của bùng nổ dân số?

A. Phá vỡ các yếu tố cân bằng của tự nhiên, xã hội.

B. Cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường.

C. Suy thoái trầm trọng nền kinh tế quốc dân

D. Tạo ra nhiều thiên tai nghiêm trọng.

Đáp án:

Thiên tai xảy ra yếu tố môi trường quyết định, không phải là hậu quả của bùng nổ dân số.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Hành động nào sau đây thể hiện công dân biết tham gia thực hiện hạn chế bùng nổ dân số?

A. Tảo hôn theo tập tục địa phương.

B. Tuyên truyền mọi người thực hiện chính sách dân số.

C. Sinh con ở tuổi vị thành niên.

D. Trong gia đình, chỉ coi trọng con trai.

Đáp án:

Đối với công dân học sinh, mỗi người đều có thể tham gia tuyên truyền và thực hiện nghiêm chỉnh chính sách dân số của Đảng và Nhà nước.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Ngăn chặn, đẩy lùi những căn bệnh hiểm nghèo là trách nhiệm của ai?

A. Đảng và Nhà nước.

B. Các bác sĩ, chuyên gia.

C. Toàn thể nhân loại.

D. Các nguyên thủ quốc gia.

Đáp án:

Các quốc gia, dân tộc, cộng đồng quốc tế và cả loài người phải hợp tác, đầu tư trí tuệ, sức lực và của cải để ngăn chặn, đẩy lùi những căn bệnh hiểm nghèo

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16: Đối với tất cả mọi người, tham gia phòng chống dịch bệnh hiểm nghèo không chỉ là nghĩa vụ mà còn là

A. lương tâm, trách nhiệm đạo đức.

B. danh dự, nhân phẩm cá nhân.

C. lòng yêu thương con người.

D. xây dựng tình đoàn kết, tương trợ.

Đáp án:

Tham gia phòng chống dịch bệnh hiểm nghèo không chỉ là nghĩa vụ mà còn là lương tâm, trách nhiệm đạo đức của tất cả mọi người

Đáp án cần chọn là: A

Câu 17: Những hành động nào dưới đây thể hiện công dân không biết tham gia phòng ngừa và đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo?

A. Tích cực tập luyện thể dục thể thao.

B. Giữ vệ sinh có thể sạch sẽ.

C. Sống lành mạnh, tránh xa tệ nạn xã hội.

D. Dùng thử ma túy khi được bạn bè rủ.

Đáp án :

Ma túy là chất gây nghiện rất có hại cho cơ thể. Ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất dẫn đến lây nhiễm HIV. Ma túy là thứ không được phép thử, dù chỉ một lần.

Đáp án cần chọn là: D

C. Giải bài tập sgk

Xem thêm các bài học GDCD lớp 10 đầy đủ, chi tiết khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên