Kiến thức trọng tâm GDCD 10 Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng
Kiến thức trọng tâm GDCD 10 Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Giáo dục công dân lớp 10, VietJack biên soạn GDCD 10 Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk GDCD 10.
A. Lý thuyết bài học
I. Kiến thức cơ bản
1. Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình
⇒ Phủ định là sự xóa bỏ đi sự tồn tại của một sự vật, hiện tượng nào đó.
a. Phủ định siêu hình
⇒ Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật. Ví dụ: Việc con người chặt phá rừng và săn bắt động vật quý hiếm là việc con người đã xóa bỏ đi sự tồn tại, phát triển của tự nhiên. Việc làm đó dẫn đến con người phải gánh chịu các hậu quả nặng nề khi không tuân theo các quy luật của tự nhiên. Chặt phá rừng bừa bãi sẽ dẫn đến tình trạng sạt lở đất, phá vỡ đa dạng sinh học…Các hiện tượng xóa bỏ đi sự tồn tại, phát triển của tự nhiên như vậy được gọi là Phủ định siêu hình.
b. Phủ định biện chứng
⇒ Phủ định biện chứng là sự phủ định được diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ để phát triển sự vật và hiện tượng mới.
+ Tính khách quan: Nguyên nhân sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng; kết quả là cái mới ra đời thay thế cái cũ.
+ Tính kế thừa: Gạt bỏ những yếu tố tiêu cực, giữ lại yếu tố tích cực phù hợp với sự phát triển của cái mới.
2. Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng
a. Phủ định của phủ định
Trong quá trình vận động và phát triển của sự vật hiện tượng, cái mới xuất hiện phủ định cái cũ, rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định. Triết học đó là sự phủ định của phủ định.
+ Thóc - mạ - lúa - thóc
(PĐ lần 1: mạ phủ định hạt thóc; PĐ lần 2: lúa phủ định mạ; PĐ lần 3: thóc phủ định lúa. Từ lần PĐ 2 được gọi là phủ định của phủ định)
+ Trứng - tằm - nhộng - bướm
(PĐ lần 1: tằm phủ định trứng; PĐ lần 2: nhộng phủ định tằm; PĐ lần 3: bướm phủ định nhộng)
⇒ Ta thấy các quá trình này diễn ra theo vòng tuần hoàn, có điểm đầu và điểm mới giống nhau nhưng lại khác nhau về chất, có sự ra đời của cái mới. Đồng thời nó diễn ra các quá trình phủ định, cái sau phủ định cái trước. Nhìn chung đó là khuynh hướng phát triển vận động đi lên ngày càng hoàn thiện hơn.
b. Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng
Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng là vận động đi lên, cái mới ra đời, kế thừa và thay thế cái cũ nhưng ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn.
Sự ra đời của cái mới không đơn giản, dễ dàng mà quanh co, phức tạp.
c. Bài học rút ra
Nhận thức cái mới, ủng hộ cái mới; tôn trọng quá khứ; tránh bảo thủ, phủ định sạch trơn, cản trở sự tiến bộ.
Đặc điểm so sánh | Phủ định siêu hình | Phủ định biện chứng |
Điểm giống nhau | Đều là là sự xóa bỏ đi sự tồn tại của một sự vật, hiện tượng nào đó. | |
Điểm khác nhau |
- Diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài. - Xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật. - Sự vật, hiện tượng sẽ bị xóa bỏ hoàn toàn, không tạo ra và không liên quan đến sự vật mới. |
- Diễn ra do sự phát triển bên trong bản thân sự vật, hiện tượng. - Không xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật. - Sự vật, hiện tượng sẽ không bị xóa bỏ hoàn toàn, là cơ sở cho sự xuất hiện của sự vật mới, sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển trong sự vật mới. |
B. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Phủ định là gì?
A. Xóa bỏ sự tồn tại của một sự vật, hiện tượng.
B. Bài trừ một sự vật, hiện tượng.
C. Bác bỏ những điều liên quan đến sự vật, hiện tượng.
D. Kế thừa những điều tốt đẹp của sự vật.
Đáp án:
Phủ định là xóa bỏ sự tồn tại của một sự vật, hiện tượng nào đó.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật được gọi là
A. Phủ định biện chứng.
B. Phủ định siêu hình.
C. Phủ định kế thừa.
D. Phủ định của phủ định.
Đáp án:
Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Sự phủ định được diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ để phát triển sự vật và hiện tượng mới được gọi là
A. Phủ định biện chứng.
B. Phủ định siêu hình.
C. Phủ định kế thừa.
D. Phủ định của phủ định.
Đáp án:
Phủ định biện chứng là sự phủ định được diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ để phát triển sự vật và hiện tượng mới.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Hai đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng là gì?
A. Tính kế thừa và tính phát triển.
B. Tính phát triển và tính khách quan.
C. Tính khách quan và tính kế thừa.
D. Tính kế thừa và tính tất yếu.
Đáp án:
Phủ định biện chứng có hai đặc điểm cơ bản là tính khách quan và tính kế thừa.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Các giống loài mới xuất hiện phủ định các giống loài cũ là kết quả của quá trình đấu tranh giữa di truyền và biến dị trong bản thân sinh vật tạo ra. Điều này thể hiện đặc điểm nào của phủ định biện chứng?
A. Tính khách quan.
B. Tính chủ quan.
C. Tính kế thừa.
D. Tính biện chứng.
Đáp án:
Sự phủ định là kết quả của quá trình giải quyết mâu thuẫn, nằm ngay trong bản thân sự vật, không phụ thuộc vào ý thức con người nên thể hiện tính khách quan.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Các giống loài phát triển theo quy luật di truyền, thế hệ con cái thừa hưởng những yếu tố tích cực của thế hệ bố mẹ, gạt bỏ những yếu tố không còn thích hợp với hoàn cảnh mới. Điều này thể hiện đặc điểm nào của phủ định biện chứng?
A. Tính khách quan.
B. Tính chủ quan.
C. Tính kế thừa.
D. Tính biện chứng.
Đáp án:
Thế hệ con cái không phủ định sạch trơn mà chỉ gạt bỏ những yếu tố tiêu cực, lỗi thời, không còn phù hợp và giữ lại những yếu tố tích cực của thế hệ bố mẹ nên thể hiện tính kế thừa.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Trong quá trình vận động và phát triển vô tận của các sự vật và hiện tượng, cái mới xuất hiện phủ định cái cũ, nhưng rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định, đó gọi là
A. Phủ định biện chứng.
B. Phủ định siêu hình.
C. Phủ định khách quan.
D. Phủ định của phủ định.
Đáp án:
Trong quá trình vận động và phát triển vô tận của các sự vật và hiện tượng, cái mới xuất hiện phủ định cái cũ, nhưng rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định à sự phủ định của phủ định, vạch ra khuynh hướng phát triển tất yếu của sự vật và hiện tượng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng là
A. Vận động tuần hoàn.
B. Vận động đi lên.
C. Vận động tụt lùi.
D. Vận động liên tục.
Đáp án:
Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng là vận động đi lên, cái mới ra đời kế thừa, thay thế cái cũ nhưng phát triển ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Gieo một hạt thóc trong điều kiện bình thường, nó sẽ nảy mầm, hạt thóc đã bị thay thế bởi một cây lúa do nó sinh ra, đó là sự phủ định hạt thóc. Cây lúa lớn lên, ra hoa, thụ phấn, sinh ra những hạt thóc mới. Khi hạt thóc đã chín thì thân cây chết đi, cây lúa đã bị phủ định. Triết học gọi quá trình này là
A. Phủ định tất yếu.
B. Phủ định siêu hình.
C. Phủ định khách quan.
D. Phủ định của phủ định.
Đáp án:
Cây lúa xuất hiện phủ định hạt thóc, rồi những hạt thóc mới xuất hiện lại phủ định cây lúa, tạo ra kết quả là có những hạt thóc như ban đầu nhưng số lượng gấp nhiều lần. Đây gọi là quá trình phủ định của phủ định.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Quy luật phủ định của phủ định được diễn tả bằng hình ảnh nào dưới đây?
A. Phát triển theo đường thẳng.
B. Phát triển theo đường trôn ốc.
C. Phát triển theo vòng tròn.
D. Phát triển theo vòng tuần hoàn.
Đáp án:
Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng là vận động đi lên, cái mới ra đời kế thừa, thay thế cái cũ nhưng phát triển ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn. Lê – nin viết: Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở một trình độ cao hơn; sự phát triển có thể nói là theo đường trôn ốc chứ không theo đường thẳng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11: Việc làm nào sau đây không phải là biểu hiện của phủ định biện chứng?
A. Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
B. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, hòa nhập chứ không hòa tan.
C. Bảo tồn các di sản văn hóa của dân tộc.
D. Xóa bỏ hoàn toàn nền văn hóa cũ để xây dựng nền văn hóa mới hiện đại.
Đáp án:
Việc xóa bỏ hoàn toàn nền văn hóa cũ mà không có sự kế thừa những cái tốt đẹp là biểu hiện của phủ định siêu hình.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12: Vận dụng quy luật phủ định vào quá trình học tập, em nên làm thế nào để việc học tập ngày càng tiến bộ?
A. Cần thường xuyên đổi mới phương pháp học tập.
B. Không coi trọng kiến thức cũ, chỉ cần tiếp thu kiến thức mới.
C. Thấy phương pháp học tập nào mới là bắt chước ngay.
D. Không cần thay đổi phương pháp học tập vì sẽ khiến việc học vất vả hơn.
Đáp án:
Ngày nay, cùng với sự phát triển của tri thức, ngày càng có nhiều phương pháp học tập hiện đại, hiệu quả, cá nhân phải vượt khó, thường xuyên đổi mới phương pháp học tập để tiếp thu tốt kiến thức, từ đó đạt được kết quả tốt hơn.
Đáp án cần chọn là: A
C. Giải bài tập sgk
Bài 1 (trang 37 sgk Giáo dục công dân 10): Vận dụng quan điểm ...
Bài 2 (trang 37 sgk Giáo dục công dân 10): Chúng ta phải luôn luôn ...
Bài 3 (trang 37 sgk Giáo dục công dân 10): Trong cuộc sống hàng ngày ...
Bài 4 (trang 37 sgk Giáo dục công dân 10): Em hãy nhận xét ...
Bài 5 (trang 38 sgk Giáo dục công dân 10): Hãy xác định câu trả lời ...
Xem thêm các bài học GDCD lớp 10 đầy đủ, chi tiết khác:
- GDCD 10 Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
- GDCD 10 Bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội
- GDCD 10 Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử là mục tiêu phát triển của xã hội
- GDCD 10 Bài 10: Quan niệm về đạo đức
- GDCD 10 Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều