Lý thuyết GDCD 9 Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc (hay, chi tiết)

Lý thuyết GDCD 9 Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc (hay, chi tiết)

I.Khái quát nội dung câu chuyện

* Câu chuyện 1

- Bác Hồ nói về lòng yêu nước vẻ vang qua các thời đại bà Trưng, bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...

- Lòng yêu nước của dân tộc ta ở thế kỉ 20: các chiến sĩ ngoài mặt trận, các công chức ở hậu phương, các phụ nữ cũng tham gia kháng, các bà mẹ anh hùng, công nhân, nông dân thi đua sản xuất.

⇒ Đó là truyền thống quý báu của dân tộc vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Có nhiều tấm gương về truyền thống yêu nước từ xưa đến nay, nhất là khi có giặc ngoại xâm.

* Câu chuyện 2

- Học trò cũ của cụ tuy làm chức quan to trong triều, nhưng vẫn cùng bạn đến mừng sinh nhật thầy. Họ cư xử đúng tư cách một người học trò (kính cẩn, lễ phép, khiêm tốn).

- Thể hiện truyền thống "Tôn sư trọng đạo" của dân tộc ta.

⇒ Ý nghĩa: Qua hai câu chuyện trên chúng ta thấy được việc làm tuy khác nhau, nhưng đều giống nhau ở lòng yêu nước nồng nàn, phát huy truyền thống yêu nước, truyền thống "Tôn sư trọng đạo". Trong quá trình tồn tại và phát triển mỗi dân tộc đều có những truyền thống tốt đẹp riêng. Các truyền thống đó được lưu giữ và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đó là vốn quý của mỗi dân tộc.

II. Nội dung bài học

2.1. Khái niệm

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần như: Tư tưởng, đạo đức, lối sống, cách cư xử tốt đẹp, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Ví dụ: Truyền thống hiếu học, truyền thống đoàn kết, truyền thống yêu nước.

Lý thuyết GDCD 9 Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc hay, chi tiết

Nhân dân ta đoàn kết chống giặc ngoại xâm.

2.2 Biểu hiện

Dân tộc Việt Nam có truyền thống tốt đẹp như: Lòng yêu nước, kiên cường, bất khuất, cần cù lao động, hiếu học tôn sư trọng đạo, hiếu thảo, các tập tục, ứng xử, mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam, các làn điệu dân ca, tuồng chèo...

2.3 Ý nghĩa

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá, vì nó góp phần vào việc phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân.

2.4 Cách rèn luyện:

- Chúng ta cần tự hào, bảo vệ, kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc...để góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.

- Lên án, ngăn chặn các hành vi làm ảnh hưởng đến truyền thống dân tộc.

Xem thêm các bài Lý thuyết & Câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 9 có đáp án, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt GDCD 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Giáo dục công dân lớp 9 | Trả lời câu hỏi GDCD 9 được biên soạn bám sát nội dung sgk Giáo dục công dân lớp 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

bai-7-ke-thua-va-phat-huy-truyen-thong-tot-dep-cua-dan-toc.jsp

Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên