Top 100 Đề thi GDCD 9 Chân trời sáng tạo (có đáp án)

Tuyển chọn 100 Đề thi GDCD 9 Chân trời sáng tạo Học kì 1, Học kì 2 năm 2024 mới nhất có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học sinh lớp 9 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Giáo dục công dân 9.

Đề thi GDCD 9 Chân trời sáng tạo (có đáp án)

Xem thử Đề thi GK1 GDCD 9 Xem thử Đề thi CK1 GDCD 9

Chỉ từ 70k mua trọn bộ đề thi GDCD 9 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:

Đề thi GDCD 9 Giữa kì 1 Chân trời sáng tạo

Đề thi GDCD 9 Học kì 1 Chân trời sáng tạo

Đề thi GDCD 9 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo

Đề thi GDCD 9 Học kì 2 Chân trời sáng tạo

Đề cương GDCD 9 Chân trời sáng tạo

Xem thêm Đề thi GDCD 9 cả ba sách:

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: GDCD 9

Thời gian làm bài: phút

Phần I. Trắc nghiệm nhiều sự lựa chọn (6 điểm)

(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)

Câu 1. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau: “…………. là xác định được mục đích cao đẹp, kế hoạch, hành động của bản thân, phấn đấu để đạt được mục đích đó nhằm đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại”.

A. Sống có lí tưởng.

B. Sống chậm.

C. Sống tối giản.

D. Sống xanh.

Câu 2. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam?

A. Tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

B. Luôn đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại.

C. Sống khép kín, hướng nội, hạn chế tham gia vào các hoạt động cộng đồng.

D. Luôn tự tin vào năng lực của bản thân; hạ thấp vai trò và giá trị của người khác.

Câu 3. Câu thành ngữ nào sau đây nói về phẩm chất của người có lí tưởng sống cao đẹp?

A. Dễ làm, khó bỏ.

B. Phận ai người ấy lo.

C. Thắng không kiêu, bại không nản.

D. Nước đến chân mới nhảy.

Câu 4. Khi sống có lý tưởng, con người sẽ

A. không phải đối mặt với những khó khăn.

B. tìm kiếm được những mục tiêu trong cuộc sống.

C. kiến tạo được một thế giới hoàn hảo.

D. xóa bỏ được mọi áp lực từ xã hội.

Câu 6. Sống có lý tưởng có ý nghĩa như thế nào?

A. Tạo ra động lực thúc đẩy hoàn thành mục tiêu cá nhân.

B. Thu được nhiều lợi ích vật chất cho bản thân và gia đình.

C. Tạo lập được một không gian sống gọn gàng, đơn giản hơn.

D. Tăng thu nhập; cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Câu 6. Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề sống có lí tưởng?

A. Sống có lí tưởng sẽ góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh.

B. Cho dù ở giai đoạn lịch sử nào thì lí tưởng của thanh niên cũng giống nhau.

C. Sống có lí tưởng là sống vì bản thân mình trước rồi mới quan tâm đến người khác.

D. Chỉ có người lớn mới cần xác định lí tưởng sống của bản thân, học sinh không cần.

Câu 7. Rộng lòng tha thứ được gọi là

A. khoan dung.

B. từ bi.

C. nhân ái.

D. cảm thông.

Câu 8. Khi có lòng khoan dung, các mối quan hệ trong xã hội sẽ trở nên

A. lành mạnh, tốt đẹp hơn.

B. xa cách, căng thẳng hơn.

C. quan trọng, cần thiết hơn.

D. xung đột, mâu thuẫn hơn.

Câu 9. Câu tục ngữ nào sau đây nói về lòng khoan dung?

A. Thương nhau chín bỏ làm mười.

B. Trâu buộc ghét trâu ăn.

C. Được lòng ta xót xa lòng người.

D. Cha chung không ai khóc.

Câu 10. Câu tục ngữ “đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại” phản ánh về đức tính tốt đẹp nào của con người?

A. Khoan dung.

B. Nhân ái.

C. Đoàn kết.

D. Dũng cảm.

Câu 11. Biểu hiện của khoan dung là gì?

A. Tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.

B. Quan tâm, giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn, họa nạn.

C. Tự làm lấy mọi công việc bằng khả năng, sức lực của mình.

D. Tự tin, bản lĩnh, dám đương đầu với khó khăn, thử thách.

Câu 12. Lòng khoan dung không đem lại giá trị nào sau đây?

A. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy, có nhiều bạn tốt.

B. Giúp người mắc lỗi có động lực khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm.

C. Giúp các mối quan hệ trong xã hội trở nên lành mạnh, tốt đẹp hơn.

D. Giúp bản thân và gia đình thu được nhiều lợi ích vật chất.

Câu 13. Hoạt động cộng đồng là những hoạt động được tổ chức bởi các cá nhân, tập thể, tổ chức…với mục tiêu

A. phát triển toàn diện con người.

B. mang lại lợi ích cho cộng đồng.

C. thu nhiều lợi nhuận cho ban tổ chức.

D. phát triển, mở rộng quy mô doanh nghiệp.

Câu 14. Hoạt động nào sau đây là hoạt động cộng đồng?

A. Hiến máu nhân đạo.

B. Đóng thuế thu nhập cá nhân.

C. Kinh doanh mặt hàng thời trang.

D. Cho vay tiền với lãi suất cao.

Câu 15. Hoạt động nào sau đây không phải là hoạt động cộng đồng?

A. Đền ơn đáp nghĩa.

B. Bảo vệ môi trường.

C. Đóng thuế thu nhập cá nhân.

D. Hiến máu nhân đạo.

Câu 16. Hoạt động cộng đồng nào được đề cập đến trong bức tranh sau?

3 Đề thi Giữa kì 1 GDCD 9 Chân trời sáng tạo (có đáp án + ma trận)

A. Bảo tồn di sản văn hóa.

B. bảo vệ môi trường.

C. Đền ơn đáp nghĩa.

D. Hiến máu nhân đạo.

Câu 17. Thông điệp “Sống tốt với môi trường là sống tốt cho chính mình” phản ánh về hoạt động cộng đồng nào sau đây?

A. Bảo tồn di sản văn hóa.

B. Uống nước nhớ nguồn.

C. Bảo vệ môi trường.

D. Hiến máu nhân đạo.

Câu 18. Những cá nhân tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng sẽ

A. được mọi người yêu mến, quý trọng.

B. luôn chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.

C. thu nhiều lợi ích vật chất cho bản thân.

D. luôn bị người khác lùa gạt, lợi dụng.

Câu 19. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng sự cần thiết của việc tham gia hoạt động cộng đồng?

A. Phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

B. Tăng cường sức mạnh của các lực lượng trong cộng đồng.

C. Hạn chế, kìm hãm sự phát triển của các lực lượng trong xã hội.

D. Tạo cơ hội để mỗi cá nhân được học hỏi, rèn luyện các kĩ năng.

Câu 20. Các bạn học sinh lớp 9A cùng thực hiện dự án nuôi heo đất, thu gom phế liệu (giấy, đồ nhựa đã qua sử dụng,...) để bán; dùng kinh phí đó để ủng hộ học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Theo em, các bạn học sinh lớp 9A đã thực hiện hoạt động cộng đồng nào sau đây?

A. Bảo vệ môi trường.

B. Đền ơn đáp nghĩa.

C. Hiến máu nhân đạo.

D. Phong trào kế hoạch nhỏ.

Câu 21. ủ thể nào sau đây đã có thái độ và hành vi tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng?

A. Học sinh trường THCS X sôi nổi tham gia phong trào trồng cây gây rừng.

B. Bạn C nói dối là bị ốm để từ chối tham gia ngày hội Hiến máu nhân đạo.

C. Chị K từ chối tham gia dọn dẹp đường làng ngõ xóm, vì ngại: “nhiều rác, bẩn”.

D. Anh V ngăn mẹ tham gia các hoạt động của địa phương vì bà đã lớn tuổi.

Câu 22. Đối với các hành vi thiếu trách nhiệm với các hoạt động cộng đồng, chúng ta cần

A. thờ ơ, vô cảm.

B. học tập, noi gương.

C. phê phán.

D. tuyên dương, khen thưởng.

Câu 23. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi

Tình huống. Bà H là thành viên của Hội Khuyến học, Hội Người cao tuổi và rất tích cực tham gia các hoạt động tại địa phương. Thấy bà dành thời gian quá nhiều cho hoạt động cộng đồng, anh K (con trai bà) đã khuyên ngăn bà với lý do “mẹ tuổi đã cao, nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi”. Chị V (hàng xóm nhà bà H) cũng nói thêm vào: “Úi xời, cháu thấy: những việc đấy bà không tham gia thì vẫn có người khác làm. Thế thì hơi đâu mà bà phải mua việc vào người, bà cứ ở nhà nghỉ ngơi, chăm lo cho bản thân và gia đình là được bà ạ”.

Câu hỏi: Trong tình huống trên, chủ thể nào đã có thái độ và hành vi thiếu tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng?

A. Bà H, anh K, chị V.

B. Anh K và bà H.

C. Chị V và bà H.

D. Anh K và chị V.

Câu 24. Trong tình huống sau, nếu là bạn thân của K, em nên lựa chọn cách ứng xử nào?

Tình huống. Trường THCS T phát động phong trào thiện nguyện mang tên “Đồ cũ - yêu thương mới”. Theo kế hoạch, nhà trường sẽ vận động giáo viên và học sinh toàn trường thu gom sách vở cũ, quần áo cũ trong gia đình mình và những người xung quanh, để gửi tặng các em học sinh vùng cao. Khi thông tin của phong trào “Đồ cũ - yêu thương mới” được phổ biến về các lớp, nhiều bạn học sinh đã tích cực hưởng ứng. Tuy nhiên, bạn K lại cho rằng: “hoạt động này là vô bổ; sách và quần áo cũ thì có giá trị gì đâu mà đem tặng”.

A. Không quan tâm vì không ảnh hưởng gì đến mình.                                     

B. Đồng tình với bạn K vì ý kiến này rất hợp lí.

C. Chỉ trích K gay gắt vì K thiếu lòng nhân ái.

D. Khuyên K nên tích cực hưởng ứng phong trào.

Phần 2. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

a) Em hãy cho biết thế nào là sống có lí tưởng và ý nghĩa của sống có lí tưởng.

b) Em hãy nêu 2 hành vi là biểu hiện của sống có lý tưởng và 2 hành vi không phải là biểu hiện của sống có lý tưởng.

Câu 2 (2 điểm): Em hãy đọc tình huống sau để trả lời câu hỏi:

Tình huống. D luôn cảm thấy day dứt vì đã mắc lỗi với ông nội. Bây giờ, ông đã mất, D càng cảm thấy ân hận vì không còn cơ hội để nhận lỗi với ông nữa. Nỗi day dắt khiến D thường xuyên khóc, mất ngủ, tâm trạng buồn rầu và không muốn nói chuyện với mọi người trong gia đình.

a) Dựa vào biểu hiện của lòng khoan dung, em có nhận xét gì về hành động của bạn D?

b) Nếu là bạn của D, em sẽ khuyên D điều gì?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: GDCD 9

Thời gian làm bài: phút

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (6 điểm)

(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)

Câu 1. Hành động nào sau đây không phải là biểu hiện của lí tưởng sống?

A. Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

B. Cần cù, sáng tạo trong học tập và lao động.

C. Trốn tránh trách nhiệm khi phạm phải sai lầm.

D. Tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện.

Câu 2. Hành động nào sau đây là biểu hiện lí tưởng sống cao đẹp?

A. Trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.

B. Tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện.

C. Ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác.

D. Sống buông thả, không có mục đích, kế hoạch.

Câu 3. Vào các dịp hè, các bạn thanh niên thường đăng kí tham gia tình nguyện tại các vùng khó khăn để giúp đỡ các em nhỏ và bà con nhân dân tại đó. Việc làm đó thể hiện?

A. Lý tưởng sống của thanh niên.

B. Nhiệm vụ của thanh niên.

C. Trách nhiệm của thanh niên.

D. Mục đích của thanh niên.

Câu 4. Gia đình bà A luôn không tuân thủ các quy định chung của tập thể, hay to tiếng với mọi người trong khu phố. Mặc dù, tổ trưởng dân phố đã nhắc nhở nhiều lần nhưng gia đình bà A vẫn không thay đổi. Qua thời gian, bà A nhận thấy hàng xóm lạnh nhạt, xa lánh thì cảm thấy ngượng ngùng và hối lỗi. Trong cuộc họp của tổ dân phố, bà A đã có lời xin lỗi với bà con tổ dân phố và hứa sẽ sửa đổi.

Nếu em là hàng xóm của bà A, em nên lựa chọn cách ứng xử như thế nào?

A. Đồng ý tha thứ nhưng sẽ thường xuyên càm ràm, nhắc lại lỗi của gia đình bà A.

B. Không tha thứ cho gia đình bà A vì cảm thấy lời xin lỗi của bà A thiếu chân thành.

C. Không quan tâm vì việc đó không liên quan, không ảnh hưởng gì đến mình.

D. Tha thứ và động viên gia đình bà A tuân thủ nghiêm túc các quy định của tập thể.

Câu 5. Người biết tha thứ cho chính mình và người khác là biểu hiện của:

A. giản dị

B. trung thực

C. khoan dung

D. khiêm tốn

Câu 6. Biểu hiện nào sau đây thể hiện người có lòng khoan dung?

A. Chấp nhận cá tính, sở thích của người khác.

B. Ích kỉ, hẹp hòi với người mình không thích.

C. Không bỏ qua lỗi lầm của người khác.

D. Phê phán tất cả những người mắc lỗi lầm.

Câu 7. Phương án nào sau đây là biểu hiện của khoan dung?

A. L thường xuyên nói xấu Q với các bạn trong lớp.

B. G luôn tận tình chỉ dạy học sinh và tha thứ những lỗi nhỏ cho các em.

C. V luôn tỏ ra cáu gắt khi người khác làm sai ý mình.

D. K che dấu lỗi lầm của M để bạn không bị phạt.

Câu 8. Loại hoạt động cộng đồng nào tập trung vào việc cải thiện môi trường?

A. Hoạt động văn hóa.

B. Hoạt động xã hội.

C. Hoạt động bảo vệ môi trường.

D. Hoạt động quyên góp tiền để hỗ trợ trẻ em vùng cao.

Câu 9. Những ai có thể tham gia vào các hoạt động cộng đồng?

A. Chỉ người từ 18 tuổi trở lên

B. Tất cả những ai có nhu cầu tham gia

C. Chỉ dành cho những người có chức quyền trong xã hội

D. Chỉ dành cho những người có kinh tế ổn định

Câu 10. Tại sao cần tích cực tổ chức hoạt động cộng đồng?

A. Để kiếm lợi nhuận.

B. Để tăng cường sự đoàn kết và cùng nhau giải quyết vấn đề.

C. Chỉ để giữ gìn truyền thống.

D. Mang lại lợi ích gì đó cho bản thân.

Câu 11. Đối với các hành vi thiếu trách nhiệm với các hoạt động cộng đồng, chúng ta cần

A. thờ ơ, vô cảm.

B. học tập, noi gương.

C. phê phán.

D. tuyên dương, khen thưởng.

Câu 12. Trong trường hợp sau, chính quyền địa phương M đã tổ chức hoạt động cộng đồng nào sau đây?

Trường hợp. Chính quyền địa phương M thường tổ chức các chương trình tuyên truyền bảo vệ các loài động vật hoang dã; vận động người dân: phân loại rác thải tại nguồn, giữ gìn sạch đẹp đường làng, ngõ xóm,...

A. Bảo vệ môi trường.

B. Đền ơn đáp nghĩa.

C. Hiến máu nhân đạo.

D. Phong trào kế hoạch nhỏ.

Câu 13. Đoàn Thanh niên phát động phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” để dọn dẹp đường làng, ngõ xóm. Em muốn vận động người thân và bạn bè cùng tham gia. Đâu là cách vận động, thu hút các thành viên tham gia hoạt động xã hội trong tình huống trên?

A. Tuyên truyền mọi người tích cực tham gia để làm đẹp cho đường làng, ngõ xóm.

B. Động viên, tạo năng lực tích cực cho mọi người trong quá trình tham gia hoạt động.

C. Chuẩn bị đồ ăn, nước uống trong quá trình di chuyển.

D. Tìm hiểu trước địa điểm, hoàn cảnh của em nhỏ, chia sẻ với mọi người đầy đủ thông tin.

Câu 14. Khách quan được biểu hiện ở việc nhìn nhận sự vật, hiện tượng

A. theo những quan điểm, định kiến của bản thân.

B. chính xác, trung thực, không định kiến, thiên vị.

C. theo quan điểm của đa số mọi người trong xã hội.

D. một cách thiên vị theo chiều hướng có lợi cho bản thân.

Câu 15. Công bằng được biểu hiện ở việc

A. ứng xử theo quan điểm, định kiến của bản thân.

B. đối xử bình đẳng, không thiên vị, không phân biệt.

C. kì thị, phân biệt, thiếu tôn trọng sự đa dạng văn hóa.

D. đối xử thiên vị theo chiều hướng có lợi cho bản thân.

Câu 16. Để thực hiện khách quan và công bằng, mỗi người cần

A. nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng một cách cảm tính cá nhân.

B. thể hiện định kiến, thiên vị khi nhận xét, đánh giá các sự vật, hiện tượng.

C. nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng theo chiều hướng có lợi cho bản thân.

D. rèn luyện thái độ nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng đúng như nó đang tồn tại.

Câu 17. Trong tình huống sau, nếu là người làm việc trong cùng phân xưởng với anh K, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

Tình huống. Hai vợ chồng anh K làm cùng một phân xưởng của nhà máy. Phân xưởng của anh chị thường phải trực đêm. Anh K có nhiệm vụ phân công trực đêm cho mọi người. Khi thấy anh K thường không phân công trực đêm cho vợ, có người thắc mắc, anh K trả lời: “Tôi là người có quyền, tôi phân công thế nào là việc của tôi".

Câu hỏi. Nếu là người làm việc trong phân xưởng, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Im lặng, vì việc phân công trực đêm cho mọi người là nhiệm vụ của anh K.

B. Dùng lời nói và hành động tiêu cực để đáp trả sự thiếu công bằng của anh K.

C. Kiến nghị lên giám đốc: yêu cầu anh K thực hiện phân công trực đêm công bằng.

D. Lôi kéo công nhân khác trong công xưởng  đình công, đập phá máy móc để phản đối.

Câu 18. Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu hoà bình?

A. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc.

B. Không thừa nhận khuyết điểm của mình.

C. Bắt mọi người phải phục tùng ý muốn của mình.

D. Tôn trọng nền văn hoá của các dân tộc, quốc gia khác.

Câu 19. Bảo vệ hoà bình bằng cách dùng

A. uy lực để giải quyết mâu thuẫn.

B. quân sự để giải quyết mâu thuẫn.

C. sức mạnh để giải quyết mâu thuẫn.

D. thương lượng để giải quyết mâu thuẫn.

Câu 20. Chúng ta cần tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc, vì mỗi dân tộc đều

A. giống nhau về văn hóa ẩm thực, trang phục.

B. có những nét đẹp văn hóa, truyền thống riêng.

C. giống nhau về trang phục và lễ hội truyền thống.

D. có những nghề thủ công truyền thống giống nhau.

Câu 21. Là người yêu hoà bình, em sẽ ứng xử như thế nào khi thấy các bạn cãi nhau, đánh nhau trong lớp?

A. Đứng ngoài cỗ vũ bên mạnh hơn.

B. Tham gia đánh, cãi nhau để bênh vực lẽ phải.

C. Tránh đi không tham gia vào cuộc cãi nhau, đánh nhau đó.

D. Can ngăn một cách khôn khéo để giúp các bạn hoà giải.

Câu 22. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cách quản lí thời gian hiệu quả?

A. Xác định mục tiêu công việc cần hoàn thành.

B. Xây dựng kế hoạch thực hiện công việc.

C. Thực hiện kế hoạch một cách hời hợt.

D. Nghiêm túc thực hiện kế hoạch đề ra.

Câu 23. Phân bổ thời gian cụ thể để hoàn thành công việc theo thứ tự là nội dung của bước nào trong quá trình quản lí thời gian hiệu quả?

A. Xác định mục tiêu công việc.

B. Xác định thời gian cụ thể.

C. Xây dựng kế hoạch thực hiện công việc.

D. Thực hiện kế hoạch.

Câu 24. Chủ thể nào trong trường hợp dưới đây chưa biết cách quản lí thời gian?

Trường hợp. Trong tuần tới, P và bạn S phải hoàn thành sản phẩm tuyên truyền và thuyết trình trước lớp. Buổi họp nhóm nào P cũng hỏi S: “Bạn đã làm xong phần thiết kế sản phẩm của bạn chưa? Để tớ còn hoàn thiện nốt phần thuyết trình”. Bạn S thường xuyên trả lời: "Từ từ đã, đã đến hạn đâu mà phải vội, thiết kế sản phẩm thì cần phải có cảm hứng mới làm được".

A. Bạn P.

B. Bạn S.

C. Bạn P và S.

D. Không có bạn học sinh nào.

Phần 2. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm):  Theo em, quản lí thời gian hiệu quả là gì? Em hãy nêu một số lợi ích khi học sinh biết sắp xếp, quản lí thời gian hiệu quả.

Câu 2: (2 điểm): Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

Trường hợp. Chủ nhật, T cùng bố mẹ tham gia nhóm từ thiện do Hội Chữ thập đỏ xã tổ chức, nấu những nồi cháo để tặng những bệnh nhân nghèo đang điều trị tại các bệnh viện đóng trên địa bàn. Mẹ nhắc em gái T (đang học lớp 7) cùng tham gia nhưng em từ chối vì muốn được nghỉ ngơi, vui chơi sau một tuần học tập.

Em có nhận xét gì về thái độ của em gái T? Hãy đưa ra lời khuyên cho em gái T. 

Tham khảo đề thi GDCD 9 bộ sách khác có đáp án hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Đề thi các môn học lớp 9 năm học 2023-2024 học kì 1 và học kì 2 được biên soạn bám sát cấu trúc ra đề thi mới Tự luận và Trắc nghiệm giúp bạn giành được điểm cao trong các bài thi lớp 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên