3 Đề thi Giữa kì 2 GDCD 9 Cánh diều (có đáp án, cấu trúc mới)
Với bộ 3 Đề thi Giữa kì 2 GDCD 9 Cánh diều năm 2025 theo cấu trúc mới có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi GDCD 9 của các trường THCS trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 9 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa kì 2 Giáo dục công dân 9.
3 Đề thi Giữa kì 2 GDCD 9 Cánh diều (có đáp án, cấu trúc mới)
Chỉ từ 70k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 2 GDCD 9 Cánh diều theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều
năm 2025
Môn: GDCD 9
Thời gian làm bài: phút
(Đề 1)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)
Từ câu 1 đến câu 20, ở mỗi câu hỏi, học sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Cách sắp xếp, sử dụng thời gian hợp lí, tránh lãng phí thời gian để hoàn thành tốt các công việc theo mục tiêu đã đặt ra - được gọi là
A. Quản lí thời gian hiệu quả.
B. Xây dựng kế hoạch học tập.
C. Xác định mục tiêu học tập.
D. Xây dựng mục tiêu cá nhân.
Câu 2. Để quản lí thời gian hiệu quả, mỗi người cần
A. xây dựng kế hoạch thực hiện các công việc.
B. đề ra mục tiêu quá cao so với năng lực của bản thân.
C. không thay đổi kế hoạch trong bất kì trường hợp nào.
D. thực hiện kế hoạch một cách hời hợt, thiếu nghiêm túc.
Câu 3. Dựa vào các dữ liệu dưới đây, em hãy xác định thứ tự các bước quản lí thời gian hiệu quả.
(1) Lập kế hoạch.
(2) Thực hiện kế hoạch.
(3) Xác định mục tiêu công việc.
A. (3) → (1) → (2).
B. (1) → (2) → (3).
C. (2) → (1) → (3).
D. (3) → (2) → (1).
Câu 4. “Lập danh sách các công việc, nhiệm vụ cần hoàn thành: liệt kê tất cả những công việc phải làm theo ngày, tuần, tháng,...” – là nội dung của bước nào trong quá trình lập kế hoạch quản lí thời gian hiệu quả?
A. Lập kế hoạch quản lí thời gian.
B. Xác định mục tiêu công việc.
C. Điều chỉnh kế hoạch sát với thực tế.
D. Thực hiện kế hoạch quản lí thời gian.
Câu 5. “Lựa chọn cách thức hoàn thành công việc phù hợp với đặc điểm bản thân, lưu ý đến thời điểm, thói quen làm việc hiệu quả nhất của bản thân để lựa chọn cách thức hiệu quả nhất” – đó là nội dung của bước nào trong quá trình lập kế hoạch quản lí thời gian hiệu quả?
A. Xác định ý tưởng quản lí thời gian.
B. Xác định mục tiêu công việc.
C. Lập kế hoạch quản lí thời gian.
D. Thực hiện kế hoạch quản lí thời gian.
Câu 6. Khi thực hiện kế hoạch quản lí thời gian, chúng ra cần
A. trì hoãn các công việc.
B. ôm đồm, làm thật nhiều việc cùng lúc.
C. tuyệt đối không thay đổi kế hoạch đã đề ra.
D. loại bỏ các yếu tố gây xao nhãng.
Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng sự cần thiết của việc quản lí thời gian hiệu quả?
A. Khiến ta bị động trước các vấn đề trong cuộc sống.
B. Góp phần nâng cao năng suất lao động, học tập.
C. Góp phần giảm áp lực, tạo động lực phấn đấu.
D. Giúp mỗi người từng bước hoàn thiện bản thân.
Câu 8. Những thay đổi đến từ môi trường có thể xảy ra với mỗi cá nhân và gia đình là
A. thiên tai, biến đổi khí hậu.
B. mất mát người thân; thay đổi chỗ ở.
C. thay đổi chỗ ở; thay đổi thu nhập.
D. sự phát triển của khoa học – công nghệ.
Câu 9. Trong cuộc sống, mỗi cá nhân có thể phải đối mặt với nỗi đau mất mát người thân; sự xáo trộn do thay đổi chỗ ở, thay đổi nguồn thu nhập,… - đó là những thay đổi đến từ phía
A. môi trường.
B. gia đình.
C. chính sách pháp luật.
D. khoa học – công nghệ.
Câu 10. Mỗi cá nhân có thể phải đối mặt với những thay đổi nào đến từ sự phát triển của khoa học – công nghệ?
A. Thiên tai (bão lụt…).
B. Biến đổi khí hậu.
C. Máy móc tự động hóa.
D. Sức khỏe suy giảm.
Câu 11. Việc thích ứng với những thay đổi sẽ giúp mỗi người
A. hoàn thiện và phát triển bản thân.
B. thu được nhiều lợi ích vật chất.
C. tạo dựng được lối sống tối giản.
D. xây dựng được lối sống “xanh”.
Câu 12. Nội dung nào sau đây là biện pháp ứng phó với thay đổi trong cuộc sống?
A. Hoảng loạn trước sự thay đổi.
B. Chấp nhận sự thay đổi là tất yếu.
C. Giải quyết vấn đề theo hướng tiêu cực.
D. Bỏ cuộc, buông xuôi, phó mặc cho số phận.
Câu 13. Chủ thể nào sau đây đã có cách ứng phó tích cực trước những thay đổi trong cuộc sống?
A. Khi mẹ bị ốm, bạn M chỉ khóc rồi nhờ đến sự giúp đỡ của người thân.
B. Bạn K giúp mẹ quán xuyến công việc gia đình khi bố mẹ vắng nhà.
C. Bạn Y hay suy nghĩ theo hướng tiêu cực khi đối diện với khó khăn.
D. Để có tiền trả nợ, anh K đã dồn toàn bộ số tiền còn lại vào chơi cờ bạc.
Câu 14. Trong trường hợp sau, gia đình bạn K phải đối mặt với khó khăn nào?
Trường hợp. Bạn K có mẹ làm công nhân và bố làm kĩ sư. Trong khi làm việc, không may mẹ của bạn K bị tai nạn lao động phải năm viện sáu tháng. Thời gian đầu, mọi sinh hoạt của gia đình bị đảo lộn. Bố bạn K phải xin nghỉ việc không lương để vào bệnh viện chăm sóc mẹ. Bạn K phải thay bố mẹ quán xuyến công việc gia đình.
A. Cuộc sống bị xáo trộn do thay đổi môi trường sống.
B. Biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
C. Sức khỏe người thân và thu nhập gia đình bị suy giảm.
D. Thất nghiệp do nhà máy áp dụng các máy móc hiện đại.
Câu 15. Để ứng phó với thay đổi của cuộc sống, chúng ta cần:
A. hoảng loạn, tìm kiếm sự giúp đỡ.
B. giữ bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh.
C. giải quyết vấn đề theo hướng tiêu cực.
D. bỏ cuộc, buông xuôi, phó mặc cho số phận.
Câu 16. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (....) trong khái niệm sau đây: “.......... là mua sắm có kế hoạch, tiết kiệm, biết lựa chọn sản phẩm có chất lượng và phù hợp với đặc điểm của cá nhân”.
A. Tiêu dùng thông minh.
B. Quản lí tiền hiệu quả.
C. Lập kế hoạch chi tiêu.
D. Tiết kiệm tiền hiệu quả.
Câu 17. Câu tục ngữ ngữ nào dưới đây phê phán việc tiêu xài hoang phí?
A. Kiến tha lâu đầy tổ.
B. Năng nhặt chặt bị.
C. Tích tiểu thành đại.
D. Ném tiền qua cửa sổ.
Câu 18. Nhân vật nào dưới đây chi tiêu không hợp lí?
A. Chị T tăng gia sản xuất để có thêm thu nhập mối tháng.
B. Bạn V cộng tác với báo Hoa học trò để tăng thu nhập.
C. X dùng số tiền tiết kiệm để mua sách vở và đồ dùng học tập.
D. Anh T dùng 2/3 tháng lương để mua đôi giày hàng hiệu.
Câu 19. Việc nắm bắt thông tin về sản phẩm và sử dụng sản phẩm an toàn là một trong những cách để thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Tiêu dùng tiết kiệm.
B. Tiêu dùng thông minh.
C. Tiêu dùng có kế hoạch.
D. Tiêu dùng lãng phí.
Câu 20. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc tiêu dùng thông minh?
A. Giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm có chất lượng.
B. Giúp mỗi người tiết kiệm được tiền bạc và thời gian.
C. Là cách duy nhất giúp chúng ta có cảu cải dư thừa.
D. Giúp người tiêu dùng thực hiện được kế hoạch chi tiêu.
Từ câu 21 đến câu 22, trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 21. Xác định tính đúng/ sai của các nhận định sau:
a) Quản lí thời gian hiệu quả là luôn dành thời gian cho những việc mình muốn làm.
b) Quản lí thời gian hiệu quả là làm được càng nhiều việc trong một khoảng thời gian nhất định càng tốt.
c) Khi quản lí thời gian, chúng ta cần: sắp xếp lịch trình cố định và tuân thủ nó một cách nghiêm ngặt, không thay đổi vì bất cứ lí do gì.
d) Quản lí thời gian hiệu quả phải đảm bảo được hoàn thành có kết quả tốt các công việc được giao, cần phải thực hiện và có sự cân bằng để đảm bảo sức khoẻ.
Câu 22. Xác định tính đúng/ sai của các nhận định sau:
a) Thích ứng với thay đổi là một trải nghiệm giúp con người học hỏi để trưởng thành.
b) Thay đổi xảy đến luôn đi cùng với khó khăn và tiêu cực, càng tránh được thay đổi thì càng tốt.
c) Ngay cả khi cuộc sống ổn định, chúng ta vẫn cần học tập và rèn luyện kĩ năng thích ứng với sự thay đổi.
d) Chúng ta có thể không kiểm soát được thay đổi xảy đến trong cuộc sống nhưng luôn kiểm soát được cách chúng ta thích ứng với thay đổi đó.
PHẦN II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)
Câu 1 (3,0 điểm). Theo em, mỗi trường hợp sau đây đề cập đến cách tiêu dùng thông minh nào? Em hãy liên hệ, lấy ví dụ cụ thể từ hành động của bản thân/ gia đình mình để minh họa cho mỗi cách tiêu dùng đó.
Trường hợp 1. Bạn V thường lựa chọn các sản phẩm/ dịch vụ thân thiện với môi trường.
Trường hợp 2. Trước khi mua hàng, bác K thường lập danh sách những mặt hàng cần mua cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện kinh tế của bản thân và gia đình.
Trường hợp 3. Trước khi mua hàng, chị P thường tìm hiểu thông tin về sản phẩm, thông qua: trang web chính thức, báo chí và đánh giá từ các nguồn đáng tin cậy.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)
Từ câu 1 đến câu 20: mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-A |
2-A |
3-A |
4-B |
5-C |
6-D |
7-A |
8-A |
9-B |
10-C |
11-A |
12-B |
13-B |
14-C |
15-B |
16-A |
17-D |
18-D |
19-B |
20-C |
Từ câu 21 đến câu 22:
- Học sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm.
- Học sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm.
- Học sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,50 điểm.
- Học sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm.
|
Nhận định a) |
Nhận định b) |
Nhận định c) |
Nhận định d) |
Câu 21 |
Sai |
Sai |
Sai |
Đúng |
Câu 22 |
Đúng |
Sai |
Đúng |
Đúng |
II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)
NỘI DUNG |
ĐIỂM |
Theo em, mỗi trường hợp sau đây đề cập đến cách tiêu dùng thông minh nào? Em hãy liên hệ, lấy ví dụ cụ thể từ hành động của bản thân/ gia đình mình để minh họa cho mỗi cách tiêu dùng đó. |
3,0 |
Trường hợp 1. Bạn V thường lựa chọn các sản phẩm/ dịch vụ thân thiện với môi trường. |
1,0 |
- Xác định cách tiêu dùng thông minh: sử dụng sản phẩm an toàn, hiệu quả |
0,5 |
- Gợi ý ví dụ: Em thường tái chế các đồ vật đã qua sử dụng, như: vỏ chai nhựa/ quần áo cũ,… thành những sản phẩm/ vật dụng mới để tiết kiệm chi phí và góp phần bảo vệ môi trường. |
0,5 |
Trường hợp 2. Trước khi mua hàng, bác K thường lập danh sách những mặt hàng cần mua cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện kinh tế của bản thân và gia đình. |
1,0 |
- Xác định cách tiêu dùng thông minh: xây dựng kế hoạch chi tiêu phù hợp với bản thân, gia đình. |
0,5 |
- Gợi ý ví dụ: trước khi đi mua thực phẩm, mẹ em thường tính toán trước số lượng cần mua và dự trù chi phí để phù hợp với kế hoạch chi tiêu trong tuần của gia đình. |
0,5 |
Trường hợp 3. Trước khi mua hàng, chị P thường tìm hiểu thông tin về sản phẩm, thông qua: trang web chính thức, báo chí và đánh giá từ các nguồn đáng tin cậy. |
1,0 |
- Xác định cách tiêu dùng thông minh: tìm hiểu thông tin về sản phẩm. |
0,5 |
- Gợi ý ví dụ: khi đi mua đồ dùng học tập… em thường chú ý tìm hiểu các thông tin về: giá cả, chất lượng, mẫu mã, nguồn gốc và công dụng của sản phẩm. |
0,5 |
* Lưu ý: HS có thể đưa ra những ví dụ khác, GV linh hoạt trong quá trình chấm điểm. |
|
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi GDCD 9 năm 2025 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Tham khảo đề thi GDCD 9 Cánh diều có đáp án hay khác:
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Đề thi các môn học lớp 9 năm học 2023-2024 học kì 1 và học kì 2 được biên soạn bám sát cấu trúc ra đề thi mới Tự luận và Trắc nghiệm giúp bạn giành được điểm cao trong các bài thi lớp 9.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)