Kiến thức trọng tâm Lịch sử 10 Bài 6: Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ



Kiến thức trọng tâm Lịch sử 10 Bài 6: Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Lịch sử lớp 10 năm 2021, VietJack biên soạn Lịch sử 10 Bài 6: Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Lịch sử 10.

A. Lý thuyết bài học

1. Thời kỳ các quốc gia đầu tiên.

- Khoảng 1500 năm TCN lưu vực sông Hằng hình thành một số quốc gia nhỏ, mạnh nhất là nước Magađa ( khoảng 500 năm TCN ).

- Thế kỷ thứ III TCN, Asôca thống nhất Ấn Độ , tạo điều kiện truyền bá đạo Phật, xây dựng cột Asôca

Lịch Sử 10 Bài 6: Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ

Vua A- sô -K

Lịch Sử 10 Bài 6: Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ

Cột đá A -sô-ka

2. Thời kỳ vương triều Gúp ta và sự phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ.

- Quá trình hình thành và vai trò của vương triều Gúpta:

  + Đầu công nguyên, miền Bắc AĐ được thống nhất, phát triển mạnh dưới thời Gupta 319 - 467.

  + Tổ chức kháng cự không để cho các tộc người á xâm lược, thống nhất miền Bắc Ấn Độ, làm chủ gần như toàn bộ miền Trung ấn Độ.

- Văn hoá dưới thời Gúp ta:

  + Đạo phật tiếp tục phát triển. Kiến trúc chùa Hang, tượng phật đá.

  + Ấn Độ giáo ( Hin đu giáo), thờ 3 vị thần chính: thần sáng tạo, thần thiện, thần ác. Kiến trúc tháp thờ thần nhiều tầng.

  + Chữ viết: từ chữ viết cổ Brahmi đã nâng lên, sáng tạo và hoàn chỉnh hệ chữ Phạn ( Sanskrit)

  + Văn học cổ điển Ấn Độ - văn học Hin đu, mang tinh thần và triết lý Hinđu giáo rất phát triển.

- Ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ ra bên ngoài:

  + Ảnh hưởng đến các nước ĐNÁ.

  + Yếu tố ảnh hưởng là tôn giáo, kiến trúc, chữ viết, tôn giáo (Việt Nam cũng ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ như tháp Chàm, đạo Phật, đạo Hinđu).

Lịch Sử 10 Bài 6: Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ

Chữ Phạn ( Sankrit)

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến sự phát triển của kinh tế văn hóa Ấn Độ thời cổ, trung đại là

A. Lãnh thổ như hình “tam giác ngược”, hai phía giáp biển

B. Lãnh thổ bị ngăn cách nhau đáng kể giữa Đông và Tây, Nam và Bắc

C. Miền Bắc bằng phẳng do sự bồi đắp của hai con sông lớn

D. Ấn Độ như một “tiểu lục địa”bị ngăn cách với lục địa châu Á bởi dãy núi cao nhất thế giới

Đáp án: B

Câu 2. Con sông gắn liền với nên văn hóa khởi nguồn của Ấn Độ là

A. Sông Ấn

B. Sông Hằng

C. Sông Gôđavari

D. Sông Namada

Đáp án: A

Câu 3. Con sông đó ngày nay chủ yếu thuộc địa phận của quốc gia nào?

A. Ấn Độ

B. Ápganixtan

C. Pakixtan

D. Bănglađét

Đáp án: C

Câu 4. Khoảng 1500 năm TCN, miền lãnh thổ của Ấn Độ phát triển hơn cả là

A. Miền Bắc

B. Miền tây Bắc

C. Miền Đông Bắc

D. Miền Nam

Đáp án: C

Câu 5. Cư dân ở đây sinh sống chủ yếu bằng nghề

A. Trồng lúa và chăn nuôi

B. Buôn bán

C. Đánh cá

D. Làm hàng thủ công

Đáp án: A

Câu 6. Ông vua thuộc vương triều Magađa, nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Ấn Độ

A. Bimbisara (bạn của Phật tổ)

B. Sítđáchính trịa (sau trở thành Phật tổ)

C. Asôca

D. Gúpta

Đáp án: C

Câu 7. Quan sát lượng đồ, hãy nêu nhận xét khái quát về tình hình Ấn Độ thời kì trị vì của Asôca.

Bài tập trắc nghiệm Lịch Sử 10 | Câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 10

A. Là đất nước rộng lớn, đông dân

B. Phần lớn lãnh thổ được thống nhất, kinh tế phát triển (thành thị cổ), sùng tín đạo Phật (cột Asôca)

C. Đất nước có nhiều sông ngòi

D. Còn tồn tại một số nước nhỏ

Đáp án: B

Câu 8. Đầu Công nguyên, vương triều đã thống nhất miền Bắc Ấn Độ, mở ra một thời kì phát triển cao và rất đặc sắc trong lịch sử Ấn Độ là

A. Vương triều Asôca

B. Vương triều Gúpta

C. Vương triều Hácsa

D. Vương triều Hậu Gúpta

Đáp án: B

Câu 9. Thời kì định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ là

A. Thời kì Magađa (khoảng 500 năm TCN đến thế kỉ III)

B. Thời kì Gupsta (319 – 606)

C. Thời kì Hácsa (606 – 647)

D. Thời kì Asôca qua thời Gúpta đến thời Hácsa (từ thế kỉ III TCN đến thế kỉ VII)

Đáp án: D

Câu 10. Vương triều Gúpta có vai trò to lớn trong việc thống nhất Ấn Độ, ngoại trừ

A. Tổ chức các cuộc chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ đất nước Ấn Độ

B. Thống nhất miền Bắc Ấn Độ

C. Thống nhất gần như toàn bộ miền Trung Ấn Độ

D. Thống nhất giữa các vùng, miền ở Ấn Độ về mặt tôn giáo

Đáp án: D

Câu 11. Hãy sắp xếp các dữ kiện sau theo trình tự thời gian về các giai đoạn chính trong lịch sử Ấn Độ thời kì từ các quốc gia đầu tiên đến thế kỉ VII:

1. Thời kì Gúpta;

2. Thời kì Magađa;

3. Thời kì Hácsa

A. 1, 2, 3

B. 2, 1, 3

C. 3, 2, 1

D. 2, 3, 1

Đáp án: B

Câu 12. Đạo Phật xuất hiện ở Ấn Độ vào thời gian nào?

A. Thế kỉ VI TCN

B. Thế kỉ IV

C. Thế kỉ VI

D. Thế kỉ VII

Đáp án: A

Câu 13. Người sáng lập đạo Phật là

A. Bimbisara

B. Asôca

C. Sít-đác-ta (Sakya Muni)

D. Gúpta

Đáp án: C

Câu 14. Đạo Phật được truyền bá rộng khắp Ấn Độ từ thời kì nào?

A. Thời vua Bimbisara

B. Thời vua Asôca

C. Vương triều Gúpta

D. Vương triều Hácsa

Đáp án: B

Câu 15. Những công trình kiến trúc bằng đá rất đẹp và rất lớn gắn liền với đạo Phật Ấn Độ là

A. Chùa      B. Chùa hang

C. Tượng Phật       D. Đền

Đáp án: B

Câu 16. Đạo Hinđu- một tôn giáo lớn ở Ấn Độ – được hình thành trên cơ sở nào

A. Giáo lí của đạo Phật

B. Những tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn Độ

C. Giáo lí của đạo Hồi

D. Văn hóa truyền thống Ấn Độ

Đáp án: B

Câu17. Các ngôi đền bằng đá đồ sộ, hình chóp núi được xây dựng ở Ấn Độ để

A. Thờ Phật      B. Thờ Linh vật

C. Thờ thần      D. Thờ đấng cứu thế

Đáp án: C

Câu 18. Đạo Hinđu ở Ấn Độ tôn thờ

A. Chủ yếu 4 vị thần: Brama, Siva, Visnu và Inđra

B. 4 vị thần: Brama, Siva, Visnu và Inđra

C. 2 vị thần: Brama và Siva

D. Đa thần

Đáp án: A

Câu 19. Loại văn tự sớm phát triển ở Ấn Độ là

A. Chữ Brahmi – chữ Phạn

B. Chữ Brahmi – chữ Pali

C. Chữ Phạn và kí tự Latinh

D. Chữ Pali và kí tự Latinh

Đáp án: A

Câu 20. Ý nghĩa quan trọng nhất của sự hình thành và phát triển sớm ngon ngữ, văn tự ở Ấn Độ là gì

A. Chứng tỏ nền văn minh lâu đời ở Ấn Độ

B. Tạo điều kiện cho một nên văn học cổ phát triển rực rỡ

C. Tạo điều kiện chuyển tải và truyền bá văn học văn hóa ở Ấn Độ

D. Thúc đẩy nền nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc phát triển

Đáp án: C

Câu 21. Ý nào không phản ánh đúng nét nổi bật văn hóa truyền thống Ấn Độ thời kì định hình và phát triển là gì?

A. Sản sinh ra hai tôn giáo lớn của thế giới (Phật giáo, Hinđu giáo)

B. Chữ viết xuất hiện và sớm hoàn thiện tạo điều kiện cho một nên văn học cổ phát triển rực rỡ

C. Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc phát triển, gắn chặt với tôn giáo

D. Xuất hiện sự giao lưu của văn hóa truyền thống Ấn Độ và các nền v từ phương Tây

Đáp án: D

Câu 22. ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc nhất của văn hóa truyền thống Ấn Độ ra bên ngoài là

A. tôn giáo và chữ viết

B. tôn giáo

C. chữ viết

D. văn hóa

Đáp án: A

Câu 23. Khu vực chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hóa Ấn Độ là

A. Bắc Á      B. Tây á

C. Đông Nam Á      D. Trung Á

Đáp án: C

Câu 24. Tộc người ở nước ta sử dụng chữ Phạn là

A. Dân tộc Khơme

B. Dân tộc Thái

C. Dân tộc Chămv

D. Tất cả các dân tộc ở Tây Nguyên

Đáp án: C

Câu 25. Chữ viết của một tộc người khác ở nước ta cũng có nguồn gốc từ chữ Phạn là?

A. Dân tộc Khơme

B. Dân tộc Mường

C. Dân tộc Nùng

D. Dân tộc Tày

Đáp án: A

C. Giải bài tập sgk

Xem thêm các bài học Lịch sử lớp 10 đầy đủ, chi tiết khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên