Kiến thức trọng tâm Lịch sử 10 Bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)



Kiến thức trọng tâm Lịch sử 10 Bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Lịch sử lớp 10 năm 2021, VietJack biên soạn Lịch sử 10 Bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV) theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Lịch sử 10.

A. Lý thuyết bài học

Lịch Sử 10 Bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)

Bản đồ Tây Âu từ thế kỷ I đến V

1. Sự hình thành các vương quốc phong kiến Tây Âu

- Từ thế kỷ III, đế quốc Rô ma lâm vào tình trạng khủng hoảng suy vong, giữa lúc ấy người Giéc man từ phương Nam tràn xuống xâm chiếm.

- Năm 476, đế quốc Rô ma bị diệt vong, chế độ chiếm hữu nô lệ kết thúc, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu.

- Khi vào lãnh thổ của Rô ma, người Giéc-man đã:

  + Thủ tiêu bộ máy nhà nước Rô ma, lập nhiều vương quốc mới như vương quốc Ang lô- Xắc xông, Phơ răng, Tây Gốt, Đông Gốt.

  + Chủ đất của chủ nô cũ được chia cho quý tộc và tướng lĩnh quân sự.

  + Tự phong các tước vị, hình thành tầng lớp quý tộc.

  + Ki tô giáo dần dần có vai trò và có ưu thế trong đời sống nhân dân.

  + Tầng lớp quý tộc và tăng lữ được hình thành có đặc quyền và giàu có, trở thành các lãnh chúa phong kiến, còn nô lệ và nông dân biến thành nông nô phụ thuộc lãnh chúa.Quan hệ sản xuất phong kiến Châu Âu hình thành.

Lịch Sử 10 Bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)

Sự xâm lược của các tộc người Giéc –man vào đế quốc Rô –ma

Lịch Sử 10 Bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)

Lược đồ các quốc gia phong kiến Tây Âu

Lịch Sử 10 Bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)

Mô hình một lãnh địa phong kiến

Lịch Sử 10 Bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)

Lâu đài của lãnh chúa

2. Xã hội phong kiến Tây Âu

Sự hình thành

- Đến giữa thế kỷ IX, phần lớn đất đai đã được quý tộc và nhà thờ chia nhau chiếm đoạt xong gọi là lãnh địa phong kiến, đây là thời kỳ phân quyền.

- Chủ của lãnh địa gọi là lãnh chúa.

- Lãnh địa gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.

- Người sản xuất chính là nông nô, nô lệ phụ thuộc vào lãnh chúa, phải nộp tô phục dịch, cung đốn cho lãnh chúa, bị bóc lột họ đã vùng lên đấu tranh.

Sự phát triển và đặc điểm kinh tế

- Kỹ thuật canh tác tiến bộ.

- Quan hệ sản xuất phong kiến: lãnh chúa bóc lột nông nô.

- Kinh tế tự cung tự cấp.

- Mỗi lãnh địa là một đơn vị độc lập, chế độ phong kiến phân quyền.

- Các lãnh chúa sống nhàn rỗi, xa hoa, họ bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô. Nông nô nổi dậy đấu tranh như khởi nghĩa Giắc cơ ri ở Pháp năm 1358..

3. Sự xuất hiện thành thị trung đại

- Do sản xuất phát triển từ thế kỷ XI, nên xuất hiện tiền đề nền kinh tế hàng hóa.

- Năng suất lao động tăng tạo ra nhiều sản phẩm thừa.

- Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp, và tách khỏi lãnh địa, hàng hóa bán ra thị trường một cách tự do, thường tập trung ở nơi đông người, các ngã ba đường, bến sông để buôn bán trao đổi, lập ra thị trấn, sao trở thành thành thị.

- Trong thành thị có các thương hội và phường hội.

- Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp trong thành thị đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển.

-Thành thị đã xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia dân tộc.

- Mang không khí tự do, mở mang trí thức, các trường đại học ra đời như Bô lô nha (Ý). O-xphớt (Anh), Xooc–bon (Pháp).

Lịch Sử 10 Bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)

Hội chợ ở Đức.

Lịch Sử 10 Bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)

Cảnh sinh hoạt trong thành thị phương Tây.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Ý phản ánh đúng nguyên nhân khiến đế quốc Rôma sụp đổ cuối thế kỉ V là

A. Cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nô lệ chống chủ nô

B. Mâu thuẫn dân tộc, giai cấp gay gắt

C. Đế quốc Rôma rộng lớn, khủng hoảng trầm trọng không thể đương đầu với cuộc tấn công của người Giécman từ phương Bắc

D. Các thị quốc nổi dậy và tách khỏi đế quốc Rôma

Đáp án: C

Câu 2. Đế quốc Rôma sụp đổ gắn liền với sự kết thúc của

A. Chế độ chiếm nô

B. Chế độ nô lệ

C. Thời kì phát triển của đế quốc Rôma

D. Cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột

Đáp án: A

Câu 3. Vương quốc nào không phải do người Giecma thành lập

A. Vương quốc Ba Tư

B. Vương quốc Tây Gốt

C. Vương quốc Phơrăng

D. Vương quốc của người Ăngglô Xắcxông

Đáp án: A

Câu 4. Khi tràn vào lãnh thổ rima người Giécman đã củng cố thế lực của mình bằng nhiều biện pháp, ngoại trừ

A. Chiếm ruộng đất của chủ nô Rôma để chia cho nhau

B. Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, lập nhiều vương quốc mới của họ

C. Thủ lĩnh tự xưng là vua và phong các tước vị

D. Duy trì các tôn giáo nguyên thủy của người Giécman

Đáp án: D

Câu 5. Đẳng cấp quý tộc vũ sĩ ở phương Tây thời phong kiến có nguồn gốc là

A. Quý tộc thị tộc

B. Quý tộc thị tộc người Giécman

C. Tăng lữ

D. Thân binh

Đáp án: B

Câu 6. Được phong các tước vị khác nhau và đất đai theo tước vị, đó là

A. Quý tộc thị tộc

B. Quý tộc vũ sĩ

C. Tăng lữ

D. Quý tộc tăng lữ

Đáp án: B

Câu 7. Đẳng cấp gắn liền với tôn giáo và nhà thờ, được phong cấp đất đai, rất giàu có là

A. Quý tộc thị tộc

B. Quý tộc vũ sĩ

C. Tăng lữ

D. Quý tộc tăng lữ

Đáp án: D

Câu 8. Các đẳng cấp phong kiến ở Tây Âu thời trung đại là

A. Lãnh chúa, Công tước, nông nô

B. Lãnh chúa, Kị sĩ, Nông nô

C. Công tước, hầu tước, bá tước, kị sĩ

D. Lãnh chúa, công tước, hầu tước, bá tước, kị sĩ

Đáp án: C

Câu 9. Lãnh chúa phong kiến ở Tây Âu có nguồn gốc là

A. Những chủ nô Rôma

B. Tăng lữ

C. Những người giàu có

D. Quan lại, quý tộc thị tộc, quý tộc tăng lữ

Đáp án: D

Câu 10. Nguồn gốc hình thành giai cấp nông nô là

A. Nô lệ và nông dân

B. Từ binh chiến tranh

C. Người dân Rôma

D. Người dân nghèo Giécman

Đáp án: A

Câu 11. Quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Tây Âu là quá trình

A. Tập trung ruộng đất thành những lãnh địa lớn

B. Chia tách đế quốc Rôma cổ đại thành nhiều vương quốc nhỏ

C. Xác lập quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô

D. Hình thành các vương quốc phong kiến

Đáp án: C

Câu 12. Lãnh chúa bóc lột nông nô thông qua

A. Tô thuế

B. Sản phẩm cống nạp

C. Tô hiện vật

D. Tô lao dịch

Đáp án: A

Câu 13. Đơn vị chính trị, kinh tế cơ bản của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu là

A. Trang trại

B. Lãnh địa

C. Xưởng thủ công

D. Thành thị

Đáp án: B

Câu 14. Quá trình xác lập quan hệ sản xuất phong kiến diễn ra mạnh nhất ở vương quốc Tây Âu nào?

A. Vương quốc Phơrăng

B. Vương quốc Tây Gốt

C. Vương quốc Văngđan

D. Vương quốc của người Ăngglô Xắcxông

Đáp án: A

Câu 15. Hãy tìm hiểu và cho biết vương quốc Phơrăng chính là tiền nhân của các quốc gia nào hiện nay?

A. Anh, Pháp, Đức

B. Pháp, Đức, Italia

C. Pháp, Hi Lạp, Italia

D. Pháp, Đức, Balan

Đáp án: B

Câu 16. Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm của lãnh địa phong kiến?

A. Mỗi lãnh địa là một vương quốc nhỏ

B. Là một khu đất rộng lớn, gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.

C. Đât lãnh chúa có lâu đài, dinh thự, nhà thờ, có hào sâu, tường cao bao quanh

D. Đất khẩu phần được giao cho nông nô cày cấy để thu tô thuế

Đáp án: A

Câu 17. Lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa nói riêng và xã hội phong kiến Tây Âu nói chung là

A. Nông dân

B. Nông nô

C. Thợ thủ công

D. Nô lê

Đáp án: B

Câu 18. Ý nào không phản ánh đúng thân phận của nông nô trong xã hội?

A. Được coi như những công cụ biết nói

B. Không có ruộng đất và phải nhận ruộng của lãnh chúa

C. Bị gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào lãnh chúa

D. Phải nộp tô, thuế rất nặng cho lãnh chúa

Đáp án: A

Câu 19. Hãy so sánh thân phận của nông nô với thân phận nô lệ

A. Không có gì khác nhau, bị bóc lột cùng cực, bị đối xử tàn nhẫn

B. Bị gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào chủ

C. Tự do hơn trong sản xuất, có nông cụ, gia súc, gia đình và túp lều để ở

D. Đều được coi như những công cụ biết nói

Đáp án: C

Câu 20. Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa phong kiến là gì?

A. Sản xuất có những tiến bộ đáng kể: dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ

B. Nông dân sản xuất ra được mọi thứ cân dùng trong lãnh địa

C. Lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc

D. Chỉ mua sắt, muối và sa xỉ phẩm từ bên ngoài lãnh địa

Đáp án: C

Câu 21. Ý không phản ánh đúng biểu hiện của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu thời trung đại là

A. Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập

B. Vua không có quyền can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa lớn

C. Thực chất vua chỉ là một lãnh chúa lớn

D. Vua chỉ là tổng tư lệnh tối cao về quân sự

Đáp án: D

Câu 22. Quyền “miễn trừ” mà nhà vua trao cho lãnh chúa là

A. Nhà vua không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa lớn

B. Quyền không phải đóng thuế của một số lãnh chúa lớn

C. Quyền không phải quỳ lạy mỗi khi yết kiến nhà vua của một số lãnh chúa lớn

D. Quyền miễn đóng góp về mặt quân sự mỗi khi có chiến tranh của một số lãnh chúa

Đáp án: A

Câu 23. Chế độ phong kiến châu Âu thời sơ kì trung đại được gọi là chế độ phong kiến phân quyền vì

A. Chính quyền được phân thành nhiều bộ với những chức năng, nhiệm vụ độc lập.

B. Mỗi lãnh địa như một nước nhỏ, một pháo đài kiên cố, bất khả xâm phạm

C. Nhà vua có quyền lực tối cao nhưng quyền hành của bộ máy giúp việc, đứng đầu là Tể tướng, cũng không nhỏ

D. Có sự phân biệt rõ giữa quyền lập pháp của nhà vua và quyền hành pháp của lãnh chúa

Đáp án: B

Câu 24. Người ta nói:”Các lãnh chúa phong kiến mặc dù rất giàu có, song số đông rất thô lỗ, dốt nát, thậm chí không biết chữ”. Sở dĩ như vậy là vì?

A. Công việc của họ là chiến đấu nên việc huấn luyện quân sự là chủ yếu, họ không quan tâm đến học văn hóa để mở mang trí tuệ

B. Xuất thân của họ là các quý tộc thị tộc, trình độ mọi mặt thua kém hơn hẳn so với các quý tộc, chủ nô Rôma trước đây

C. Nền sản xuất nông nghiệp trong các lãnh địa không đòi hỏi nhiều về tri thức khoa học

D. Nhà nước phong kiến Tây Âu không khuyến khích việc học hành thi cử

Đáp án: A

Câu 25. Từ thế kỉ XI, ở Tây âu đã xuất hiện

A. Những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa

B. Những công trường thủ công

C. Những đô thị luôn làm nghề buôn bán

D. Những lãnh địa lớn trên cơ sở hợp nhất nhiều lãnh thổ nhỏ

Đáp án: A

C. Giải bài tập sgk

Xem thêm các bài học Lịch sử lớp 10 đầy đủ, chi tiết khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên