Kiến thức trọng tâm Lịch sử 10 Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam



Kiến thức trọng tâm Lịch sử 10 Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Lịch sử lớp 10 năm 2021, VietJack biên soạn Lịch sử 10 Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Lịch sử 10.

A. Lý thuyết bài học

1. Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc

- Cơ sở hình thành Nhà nước.

- Kinh tế: Đầu thiên niên kỷ I TCN cư dân văn hóa đã biết sử dụng công cụ đồng phổ biến và bắt đầu biết sử dụng công cụ sắt.

  + Nông nghiệp dùng cày khá phát triển, kết hợp với săn bắn, chăn nuôi và đánh cá.

  + Có sự phân chia lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.

- Xã hội:

  + Sự phân hóa giàu nghèo càng rõ rệt.

- Về tổ chức xã hội: Công xã thị tộc tan vỡ, thay vào đó là công xã nông thôn và gia đình phụ hệ.

  + Sự chuyển biến kinh tế, xã hội đặt ra những yêu cầu mới: Trị thủy, quản lý xã hội, chống giặc ngoại xâm

-> Nhà nước ra đời đáp ứng những nhu cầu đó.

Lịch Sử 10 Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam

Cơ cấu tổ chức nhà nước thời Hùng Vương

Quốc gia Văn Lang (VII - III TCN)

- Kinh đô: Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ).

- Tổ chức nhà nước:

  + Đứng đầu nhà nước là vua Hùng, vua Thục.

  + Giúp việc có các Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc tướng đứng đầu.

  + Ở các làng xã đứng đầu là Bồ chính.

-> Tổ chức bộ máy Nhà nước còn đơn giản, sơ khai.

Quốc gia Âu Lạc: (III - II TCN)

- Kinh đô: Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội).

- Lãnh thổ mở rộng hơn, tổ chức bộ máy Nhà nước chặt chẽ hơn.

- Có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc.

-> Nhà nước Âu Lạc có bước phát triển cao hơn nhà nước Văn Lang.

Đời sống vật chất - tinh thần của người Việt Cổ

  + Đời sống vật chất:

- Ăn: gạo tẻ, gạo nếp, thịt cá, rau củ.

- Mặc: Nữ mặc áo, váy, nam đóng khố.

- Ở: Nhà sàn.

  + Đời sống tinh thần:

- Sùng bái thần linh, thờ cúng tổ tiên.

- Tổ chức cưới xin, ma chay, lễ hội.

- Có tập quán nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình, dùng đồ trang sức.

-> Đời sống vật chất tinh thần của Người Việt cổ khá phong phú, hòa nhập với tự nhiên.

Lịch Sử 10 Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam

Lưỡi cày đồng Cổ Loa

Lịch Sử 10 Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam

Nhà cửa thời Văn Lang

Lịch Sử 10 Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam

Trang phục nam nữ thời Văn Lang

Lịch Sử 10 Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam

Lược đồ Giao Châu và Cham pa giữa thế kỷ VI đến X

2. Quốc gia cổ Cham pa

- Địa bàn: Trên cơ sở văn hóa Sa Huỳnh gồm khu vực miền Trung và Nam Trung Bộ cuối thế kỷ II Khu Liên hành lập quốc gia cổ Lâm Ấp, đến thế kỷ VI đổi thành Chămpa phát triển từ X - XV sau đó suy thoái và hội nhập với Đại Việt.

- Kinh đô: Lúc đầu Trà Kiệu - Quảng Nam sau đó rời đến Đồng Dương - Quảng Nam, cuối cùng chuyển đến Trà Bàn - Bình Định.

- Tình hình Chămpa tự thế kỷ II đến X.

  + Kinh tế:

- Hoạt động chủ yếu là trồng lúa nước.

- Sử dụng công cụ sắt và sức kéo trâu bò.

- Thủ công: Dệt, làm đồ trang sức, vũ khí, đóng gạch và xây dựng, kĩ thuật xây tháp đạt trình độ cao.

  + Chính trị - Xã hội:

- Theo chế độ quân chủ chuyên chế.

- Chia nước làm 4 châu, dưới châu có huyện, làng.

- Xã hội gồm các tầng lớp: Quí tộc, nông dân tự do, nô lệ.

  + Văn hóa:

- Thế kỷ IV có chữ viết từ chữ Phạn (Ấn Độ).

- Theo Balamôn giáo và Phật giáo.

- Ở nhà sàn, ăn trầu, hỏa táng người chết

Lịch Sử 10 Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam

Toàn cảnh Thánh Địa Mỹ Sơn của nhiếp ảnh gia Trần Thanh Sang

Lịch Sử 10 Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam

Mỹ Sơn vẫn còn những tấm bia đá mang chữ Phạn cổ.

Lịch Sử 10 Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam

Vương quốc Phù Nam

3. Quốc gia cổ Phù Nam: hình thành tại châu thổ sông Cửu Long (An giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, tp Hồ Chí Minh)

- Địa bàn

  + Trên cơ sở văn hóa Óc Eo (An Giang) thuộc châu thổ đồng bằng sông Cửu Long hình thành quốc gia cổ Phù Nam (thế kỷ I), phát triển thịnh vượng (III - V) đến cuối thế kỷ VI suy yếu bị Chân Lạp thôn tính.

- Tình hình Phù Nam:

  + Kinh tế: Sản xuất nông nghiệp kết hợp với thủ công, đánh cá, buôn bán.

  + Văn hóa: Ở nhà sàn, theo Phật giáo và Bàlamôn giáo, nghệ thuật ca, múa nhạc phát triển.

  + Xã hội gồm: Quí tộc, bình dân, nô lệ.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Thời gian xuất hiện của nền văn hóa Đông Sơn là

A. Đầu thiên niên kỉ II TCN

B. Giữa thiên niên kỉ I TCN

C. Đầu thiên niên kỉ I TCN

D. Thế kỉ I TCN

Đáp án: C

Câu 2. Chất liệu để chế tác công cụ lãnh đạo phổ biến của cư dân Đông Sơn là

A. Đồng thau, bắt đầu có sắt

B. Đồng đỏ và đồng thau

C. Đồng đỏ và sắt

D. Đồng và sắt

Đáp án: A

Câu 3. Công cụ lãnh đạo bằng kim loại xuất hiện đã tạo điều kiện cho người Việt cổ

A. Khai thác vùng đồng bằng châu thổ ven sông thành những cánh đồng màu mỡ để phát triển nghề nông trồng lúa nước

B. Khai phá, biến vùng đất đai khô rắn ở miền núi những vùng cây lâu năm có giá trị kinh tế cao

C. Lựa chọn cây lúa nước là cây trồng chính

D. Sống định cư lâu dài trong các làng bản

Đáp án: A

Câu 4. Ý nào không phản ánh đúng hoạt động kinh tế chính trị của cư dân Đông Sơn?

A. Nghề nông trồng lúa nước

B. Săn bắn, chăn nuôi, đánh cá

C. Buôn bán

D. Nghề thủ công

Đáp án: C

Câu 5. Hoạt động kinh tế chính của cư dân Đông Sơn có gì khác so với cư dân Phùng Nguyên

A. Nông nghiệp trồng lúa nước

B. Phát triển một số nghề thủ công

C. Có hoạt động buôn bán, trao đổi giữa các vùng

D. Xuất hiện phân công lãnh đạo giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp

Đáp án: D

Câu 6. Nghề thủ công nổi tiếng của cư dân Đông Sơn là

A. Đúc đồng

B. Đục đá, khảm trai

C. Làm đồ gốm

D. Chế tác đồ thủy tinh, dệt vải

Đáp án: A

Câu 7. Ý nào phản ánh không đúng những biến đổi trong xã hội thời Đông Sơn

A. Sự giải thể của công xã thị tộc

B. Sự ra đời của công xã nông thôn (làng, xóm)

C. Xuất hiện gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ

D. Mâu thuẫn xã hội nảy sinh

Đáp án: D

Câu 8. Ý nào nhận xét đúng về tình hình xã hội thời Đông Sơn so với thời Phùng Nguyên?

A. Đã có sự phân hóa xã hội giữa giàu và nghèo

B. Mức độ phân hóa xã hội ngày càng phổ biến hơn

C. Sự phân hóa xã hội chưa thật sâu sắc

D. Sự phân hóa xã hội phổ biến hơn chưa thật sâu sắc

Đáp án: D

Câu 9. Nền văn hóa là tiền đề cho sự ra đời của quốc gia Văn Lang là

A. Văn hóa Hòa Bình

B. Văn hóa Đông Sơn

C. Văn hóa Hoa Lộc

D. Văn hóa Sa Huỳnh

Đáp án: B

Câu 10. Ý nào không phản ánh đúng cơ sở dân đến sự ra đời sớm của Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc

A. Yêu cầu phát triển việc buôn bán với các tộc người khác

B. Yêu cầu của hoạt động thị thủy và thủy lợi để phục vụ nông nghiệp

C. Yêu cầu của công cuộc chống giặc ngoài xâm

D. Những chuyển biến căn bản trong đời sống kinh tế - xã hội

Đáp án: A

Câu 11. Tổ chức nhà nước thời Văn Lang – Âu Lạc là

A. Vua – Lạc Hầu, Lạc tướng – Lạc dân

B. Vua – vương công, quý tộc – bồ chính

C. Vua - Lạc hầu, Lạc tướng – bồ chính

D. Vua Hùng – Lạc hầu, Lạc tướng – tù trưởng

Đáp án: C

Câu 12. Người đứng đầu các bộ nước Văn Lang – Âu Lạc là

A. Lạc hầu      B. Lạc tướng

C. Quan lang      D. Bồ chính

Đáp án: B

Câu 13. Người đứng đầu các bộ của nước Văn Lang – Âu Lạc là

A. Quan lại      B. Lạc hầu

C. Lạc tướng      D. Bồ chính

Đáp án: D

Câu 14. Đặc điểm của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc là

A. Bộ máy nhà nước khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua

B. Bộ máy nhà nước phức tạp với nhiều bộ phận, đứng đầu là vua

C. Còn đơn giản sơ khai, chưa hoàn chỉnh, nhưng là tổ chức nhà nước điều hành một quốc gia, không còn là tổ chức bộ lạc

D. Nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á

Đáp án: C

Câu 15. Nhà nước Âu Lạc là

A. Sự kế tục nhưng mở rộng hơn về lãnh thổ và hoàn chỉnh hơn về tổ chức so với nước Văn Lang

B. Một nhà nước riêng biệt, không có điểm gì chung so với nhà nước Văn Lang

C. Sự thu hẹp của nhà nước Văn Lang

D. Một nhà nước của tộc người không phải là người Việt

Đáp án: A

Câu 16. Các tầng lớp chính trong xã hội Văn Lang - Âu Lạc là

A. Vua – quan lại – lạc dân

B. Vua – quý tộc – lạc dân

C. Vua, quý tộc – dân tự do – nô tì

D. Quý tộc – dân tự do

Đáp án: C

Câu 17. Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là

A. Lúa mạch, lúa mì

B. Gạo nếp, gạo tẻ

C. Ngô, khoai, sắn

D. Lúa

Đáp án: B

Câu 18. Tín ngưỡng phổ biến của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là

A. Thờ nhân thần      B. Thờ đa thần

C. Thờ thần tự nhiên      D. Thờ linh vật

Đáp án: C

Câu 19. Nét đặc sắc trong tín ngưỡng của người Việt cổ là

A. Có các nghi thức cầu mùa, cầu cho mưa thuận gió hòa

B. Sung bái các hiện tượng tự nhiên

C. Tục phồn thực

D. Thờ cúng tổ tiên, sung kính các anh hung dân tộc và những người có công với làng nước

Đáp án: D

Câu 20. Trên đất nước ta, quốc gia Lâm Ấp - Champa được hình thành ở khu vực

A. Miền Trung

B. Miền Trung và Nam Trung Bộ

C. Tỉnh Quảng Nam

D. Tỉnh Bình Thuận

Đáp án: B

Câu 21. Cơ sở hình thành nhà nước Lâm Ấp - Champa là

A. Văn hóa Phùng Nguyên

B. Văn hóa Hoa Lộc

C. Văn hóa Sa Huỳnh

D. Văn hóa Bàu Tró

Đáp án: C

Câu 22. Nước Lâm Ấp - Champa được hình thành vào thời gian nào?

A. Thế kỉ II TCN

B. Thế kỉ I

C. Thế kỉ II

D. Cuối thế kỉ II

Đáp án: D

Câu 23. Người có công lập nước Lâm Ấp là

A. Chế Mân      B. Chế Củ

C. Chế Bồng Nga      D. Khu Liên

Đáp án: D

Câu 24. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, tình hình Champa có điểm nổi bật là

A. Vương quốc phát triển đến đỉnh cao

B. Lãnh thổ quốc gia được mở rộng, phía Bắc đến tận sông Gianh (Quảng Bình), phía Nam đến sông Dinh (Bình Thuận)

C. Việc buôn bán với nước ngoài trở nên nhộn nhịp, sầm uất

D. Bước vào giai đoạn suy thoái, rồi dần dần hòa nhập vào lãnh thổ Đại Việt

Đáp án: A

Câu 25. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Champa là

A. Nông nghiệp, thủ công nghiệp

B. Nông nghiệp trồng lúa nước

C. Chăn nuôi, trồng lúa nước

D. Buôn bán

Đáp án: B

Câu 26. Nghề thủ công rất phát triển ở Champa và còn nhiều dấu tích để lại đến ngày nay là

A. Nghề xây dựng

B. Nghề làm gốm

C. Nghề rèn sắt, chế tạo vũ khí

D. Nghề làm đồ trang sức

Đáp án: A

Câu 27. Thể chế chính trị tồn tại ở vương quốc Champa là

A. Thể chế chiếm hữu nô lệ,

B. Thể chế quân chủ chuyên chế sơ khai

C. Thể chế quân chủ

D. Thể chế quân chủ lập hiến

Đáp án: C

Câu 28. Các đơn vị hành chính champa gồm

A. Tỉnh, châu, huyện, xã

B. Phủ, huyện, tổng, xã

C. Châu, huyện, làng

D. Tỉnh, phủ, châu, huyện, làng

Đáp án: C

Câu 29. Xã hội Champa có tầng lớp chủ yếu là

A. Vua, quý tộc, nông dân phụ thuộc, nô tì

B. Quý tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc và nô lệ

C. Vua, tướng lĩnh quân sự, tăng lữ, nông dân, nô tì

D. Quý tộc, nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì

Đáp án: B

Câu 30. Thành tựu văn hóa nào của cư dân Champa còn tồn tại đến ngày nay và được công nhận là Di sản văn hóa thế giới?

A. Các bức chạm nổi, phù điêu

B. Các tháp Chăm

C. Khu di tích thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam)

D. Phố cổ Hội An

Đáp án: C

C. Giải bài tập sgk

Xem thêm các bài học Lịch sử lớp 10 đầy đủ, chi tiết khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên