Kiến thức trọng tâm Lịch sử 10 Bài 12: Ôn tập: Lịch sử thế giới người nguyên thủy, cổ đại và trung đại



Kiến thức trọng tâm Lịch sử 10 Bài 12: Ôn tập: Lịch sử thế giới người nguyên thủy, cổ đại và trung đại

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Lịch sử lớp 10 năm 2021, VietJack biên soạn Lịch sử 10 Bài 12: Ôn tập: Lịch sử thế giới người nguyên thủy, cổ đại và trung đại theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Lịch sử 10.

A. Lý thuyết bài học

1. Xã hội nguyên thủy

- Thời kì xã hội nguyên thủy là bước đi đầu tiên chập chững của loài người, dân tộc nào cũng trải qua.

- Con người tìm ra lửa, chế tác công cụ lao động từ thô sơ đến chính xác, đa dạng, sử dụng có hiệu quả, luôn luôn cải tiến công cụ lao động, không ngừng cải thiện đời sống.

- Sản xuất phát triển, con người chủ động với cuộc sống hơn, biết trồng trọt và chăn nuôi, dựng lều làm nhà để ở.

- Thời kì này trình độ loài người thấp kém…

Lịch Sử 10 Bài 12: Ôn tập: Lịch sử thế giới người nguyên thủy, cổ đại và trung đại

Rìu tay vạn năng

Lịch Sử 10 Bài 12: Ôn tập: Lịch sử thế giới người nguyên thủy, cổ đại và trung đại

Đồ đá mới: mài đục,khoan đá

Lịch Sử 10 Bài 12: Ôn tập: Lịch sử thế giới người nguyên thủy, cổ đại và trung đại

Dựng lều làm nhà để ở

2. Xã hội cổ đại

a. Phương Đông cổ đại

- Điều kiện thiên nhiên thuận lợi: đất ven sông phì nhiêu, xã hội có giai cấp và nhà nước hình thành sớm.

- Kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp, buôn bán trao đổi.

- Xã hội: quý tộc (vua là quý tộc lớn nhất), nông dân công xã, nô lệ.

- Chính trị: chế độ quân chủ chuyên chế.

Lịch Sử 10 Bài 12: Ôn tập: Lịch sử thế giới người nguyên thủy, cổ đại và trung đại

Nông nghiệp ở phương đông

b. Phương Tây cổ đại

- Điều kiện thiên nhiên: vùng ven biển,…

- Kinh tế: thủ công nghiệp, thương nghiệp biển phát triển…, tiền tệ xuất hiện, thị quốc ra đời.

- Xã hội chiếm nô :chủ nô, nô lệ và bình dân.

- Chính trị: thể chế dân chủ của chủ nô.

3. Xã hội phong kiến (trung đại).

- Các quốc gia phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến từ những thế kỉ cuối trước Công nguyên, đến thế kỉ XVII-XIX rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.

- Tây Âu bước vào thời phong kiến muộn hơn chừng 5 thế kỉ, đến thế kỉ XV-XVI chế độ phong kiến suy vong.

- Sau các cuộc phát kiến địa lý, tại Tây Âu bắt đầu quá trình hình thành mầm mống của chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản

Lịch Sử 10 Bài 12: Ôn tập: Lịch sử thế giới người nguyên thủy, cổ đại và trung đại

Nông nô làm ruộng.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Vượn cổ chuyển biến thành người thông qua quá trình

A. Tìm kiếm thức ăn

B. Chế tạo ra cung tên

C. Tạo ra lừa

D. Lao động, chế tạo và sử dụng công cụ lao động

Đáp án: D

Câu 2. Con người đã biết chế tác công cụ lao động từ thời kì nào?

A. Vượn cổ

B. Người tối cổ

C. Người tinh khôi giai đoạn đầu

D. Người tinh khôn giai đoạn đá mới

Đáp án: B

Câu 3. Đồ đá cũ sơ kì gắn liền với

A. Vượn cổ

B. Người tối cổ

C. Người tinh khôn

D. Đá mới

Đáp án: B

Câu 4. Nguyên tắc vàng trong xã hội nguyên thủy

A. Cùng nhau tìm kiếm thức ăn

B. Hợp tác lao động

C. Sự công bằng bình đẳng

D. Những người có chức phận, người cao tuổi được hưởng phần nhiều sản phẩm làm ra

Đáp án: D

Câu 6. Nguyên nhân sâu xa làm xuất hiện tư hữu là

A. Một số người có chức phận đã chiếm đoạt của chung làm của riêng

B. Sự xuất hiện gia đình phụ hệ thay thế cho thị tộc

C. Sự xuất hiện công cụ kim loại

D. Sự xuất hiện sản phẩm thừa thường xuyên

Đáp án: A

Câu 7. Con người bước vào ngưỡng cửa thời đại văn minh khi

A. Khi biết tạo ra lửa

B. Biết làm nhà để ở, may quần áo để mặc

C. Con người biết thưởng thức nghệ thuật và sáng tạo thơ ca

D. Xã hội hình thành giai cấp và nhà nước

Đáp án: D

Câu 8. Xã hội có giai cấp đầu tiên xuất hiện ở

A. Ai Cập, Lưỡng Hà

B. Ấn Độ, Trung Quốc

C. Hi Lạp, Rôma

D. Gồm cả A, B và C

Đáp án: A

Câu 9. ở các quốc gia phương Đông, ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo

A. Thủ công nghiệp

B. Thương nghiệp

C. Nông nghiệp

D. Chăn nuôi

Đáp án: C

Câu 10. Tại sao các quốc gia cổ đại phương Đông sớm hình thành và phát triển ở lưu vực các dòng sông lớn?

A. Đây vốn là địa bàn sinh sống của người nguyên thủy

B. Điều kiện tự nhiên thuận lợi tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, tạo ra được sản phẩm thừa thường xuyên dù trình độ kĩ thuật còn thấp

C. Cư dân ở đây sớm phát hiện ra công cụ bằng kim loại

D. Dân cư sớm tập trung đông đúc

Đáp án: B

Câu 11. Hai giai tầng chính trong xã hội cổ đại phương Đông là

A. Quý tộc, nô lệ

B. Quý tộc, địa chủ

C. Quý tộc, nông dân công xã

D. Quý tộc, thợ thủ công

Đáp án: C

Câu 12. Tầng lớp đóng vai trò chủ yếu trong sản xuất ở phương Đông cổ đại là

A. Quý tộc      B. Nông dân công xã

C. Nô lệ      D. Thợ thủ công

Đáp án: B

Câu 13. Nhà nước cổ đại phương Đông là

A. Nhà nước độc tài chuyên chế

B. Nhà nước chiếm hữu nô lệ

C. Nhà nước quân chủ chuyên chế cổ đại

D. Nhà nước dân chủ chủ nô

Đáp án: C

Câu 14. Nền kinh tế đóng vai trò chủ đạo của các quốc gia cổ đại phương Tây là

A. Nông nghiệp

B. Nông nghiệp, thủ công nghiệp

C. Thủ công nghiệp, công nghiệp

D. Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp

Đáp án: C

Câu 15. Giai cấp chính trong xã hội phương Tây là

A. Chủ xưởng, chủ ruộng đất

B. Chủ nô, dân tự do

C. Chủ nô, nô lệ

D. Dân tự do, nô lệ

Đáp án: C

Câu 16. Giai cấp đóng vai trò chủ đạo trong nền sản xuất xã hội ở phương Tây là

A. Chủ nô      B. Nô lệ

C. Dân tự do      D. Kiều dân

Đáp án: B

Câu 17. Giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến phương Đông là

A. Quý tộc, địa chủ

B. Quý tộc, nông dân công xã

C. Địa chủ, nông dân lĩnh canh

D. Địa chủ, nông dân tự canh

Đáp án: C

Câu 18. Phương thức bóc lột chủ yếu dưới chế độ phong kiến là

A. Bóc lột thông qua địa tô

B. Bóc lột thông qua tô hiện vật

C. Bóc lột thông qua tô lao dịch

D. Bóc lột thông qua tô tiền

Đáp án: A

Câu 19. Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm chung nổi bật của các quốc gia phong kiến phương Đông?

A. Chế độ phong kiến hình thành sớm

B. Phát triển qua hai giai đoạn: Phân quyền và tập quyền

C. Rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng khoảng thế kỉ XVIII – XIX

D. Hầu hết đều bị biến thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây

Đáp án: B

Câu 20. Đặc điểm của chế độ phong kiến phương Tây giai đoạn đầu là

A. Chế độ phong kiến tập quyền

B. Chế độ phong kiến phân quyền

C. Chế độ quân chủ chuyên chế

D. Chế độ thần quyền

Đáp án: B

Câu 21. Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu là

A. Thành thị      B. Bang

C. Lãnh địa phong kiến      D. Vương quốc

Đáp án: C

Câu 22. Giai cấp tư sản ở Tây Âu thời hậu kì trung đại có đặc điểm là

A. Có thế lực về kinh tế

B. Có quyền lực về chính trị

C. Có quyền lực về kinh tế và chính trị

D. Giàu có nhưng chưa có quyền lực về chính trị

Đáp án: D

Câu 23. Hình thức đấu tranh của giai cấp tư sản trong buổi đầu chống chế độ phong kiến là

A. Đấu tranh đòi tự do phát triển kinh tế

B. Đấu tranh đòi quyền lợi về chính trị

C. Đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng

D. Làm cách mạng để lật đổ chế độ phong kiến

Đáp án: C

C. Giải bài tập sgk

Xem thêm các bài học Lịch sử lớp 10 đầy đủ, chi tiết khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên