Kiến thức trọng tâm Sinh học 11 Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ



Kiến thức trọng tâm Sinh học 11 Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Sinh học lớp 11 năm 2021, VietJack biên soạn Sinh học 11 Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Sinh học 11.

A. Lý thuyết bài học

I. RỄ LÀ CƠ QUAN HẤP THỤ NƯỚC VÀ ION KHOÁNG

1. Hình thái của hệ rễ

Rễ là cơ quan hút nước của cây. Rễ hút được nước là nhờ hệ thống lông hút.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

Cấu tạo bên ngoài của hệ rễ

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

Lông hút của rễ

Đặc điểm hình thái của rễ thực vật giúp chúng thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng:

- Rễ thực vật trên cạn sinh trưởng nhanh, đâm sâu, lan tỏa hướng đến nguồn nước

- Rễ hình thành liên tục với số lượng lông hút khổng lồ, tạo nên bề mặt tiếp xúc lớn giữa rễ và đất, nhờ vậy sự hấp thu nước và các ion khoáng được thuận lợi.

2. Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ

- Rễ đâm sâu, lan rộng và sinh trưởng liên tục hình thành nên số lượng khổng lồ các lông hút làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với đất giúp cây hấp thụ được nhiều nước và muối khoáng nhất.

Ví dụ, cây lúa sau khi cấy 4 tuần đã có hệ rễ với tổng chiều dài gần 625km và tổng diện tích bề mặt xấp xỉ 285m2 , chủ yếu do tăng số lượng lông hút.

- Tế bào lông hút có thành tế bào mỏng, không thấm cutin, có áp suất thẩm thấu lớn.

- Lông hút rất dễ gãy và sẽ tiêu biến ở môi trường quá ưu trương, quá axit (chua) hay thiếu ôxi

II. CƠ CHẾ HẤP THỤ NƯỚC VÀ ION KHOÁNG Ở RỄ CÂY

1. Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

a. Hấp thụ nước

Sự xâm nhập của nước từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu): Nước di chuyển từ môi trường nhược trương (thế nước cao) trong đất vào tế bào lông hút, nơi có dịch bào ưu trương (thế nước thấp hơn)

Dịch của tế bào biểu bì rễ (lông hút) là ưu trương hơn so với dung dịch đất do 2 nguyên nhân:

- Quá trình thoát hơi nước ở lá hút nước lên phía trên, làm giảm hàm lượng nước trong tế bào lông hút.

- Nồng độ các chất tan (các axit hữu cơ, đường saccarôzơ… là sản phẩm của các quá trình chuyển hóa vật chất trong cây, các ion khoảng được rễ hấp thụ vào) cao.

b. Hấp thụ ion khoáng

Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây theo hai cơ chế : thụ động và chủ động

- Cơ chế thụ động : Một số ion khoáng xâm nhập theo cơ chế thụ động : đi từ đất (nơi có nồng độ ion cao) vào tế bào lông hút (nơi nồng độ của các ion đó thấp hơn)

- Cơ chế chủ động : Một số ion khoáng mà cây có nhu cầu cao, ví dụ, ion kali, di chuyển ngược chiều građien nồng độ, xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng ATP từ hô hấp.

2. Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ

Sự xâm nhập của nước và các ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút, rồi xuyên qua các tế bào vỏ rễ vào mạch gỗ của rễ theo hai con đường là con đường gian bào và con đường tế bào chất.

Con đường gian bào (đường màu đỏ) Con đường tế bào chất (đường màu xanh)
Đường đi

- Nước và các ion khoáng đi theo không gian giữa các bó sợi xenllulozo trong thành TB đi đến nội bì, gặp đai Caspari chặn lại nên phải chuyển sang con đường tế bào chất.

- Từ lông hút – khoảng gian bào – đai Caspari – mạch gỗ

- Nước và các ion khoáng đi qua hệ thống không bào từ TB này sang TB khác qua các sợi liên bào nối các không bào, qua TB nội bì rồi vào mạch gỗ của rễ.

- Từ lông hút – tế bào chất của tế bào – mạch gỗ

Đặc điểm - Nhanh, không được chọn lọc - Chậm, được chọn lọc

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

III. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TÁC NHÂN MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH HẤP THỤ NƯỚC VÀ ION KHOÁNG Ở RỄ CÂY

Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây:

- Ảnh hưởng của nhiệt độ: Khi nhiệt độ giảm thì sự hút nước của rễ giảm. Về mùa lạnh, khi nhiệt độ thấp, cây bị héo vì rễ không hút được nước

- Ảnh hưởng của ôxi: Khi nồng độ ôxi trong đất giảm thì sự hút nước giảm.

- Ảnh hưởng của độ pH của dung dịch đất. Độ pH ảnh hưởng đến nồng độ của các chất trong dung dịch đất và khi sự chênh lệch giữa nồng độ dung dịch đất và dịch tế bào thấp thì sự hút nước sẽ yếu.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Trước khi vào mạch gỗ của rễ, nước và chất khoáng hòa tan trong đất phải đi qua tế bào nào đầu tiên:

A. Khí khổng

B. Tế bào nội bì

C. Tế bào lông hút

D. Tế bào biểu bì

Lời giải:

Con đường vận chuyển nước và chất khoáng hòa tan: Đất → biểu bì (lông hút) → vỏ → Nội bì → trung trụ (mạch gỗ).

Nước và chất khoáng hòa tan trong đất phải đi qua tế bào lông hút trước.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Cơ quan chuyên hóa để hấp thụ nước ở thực vật ở cạn là:

A. Lông hút

B.

C. Toàn bộ cơ thể

D. Rễ, thân, lá

Lời giải:

Thực vật ở cạn hút nước chủ yếu qua hệ thống lông hút.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế

A. Chủ động

B. Thẩm thấu

C. Cần tiêu tốn năng lượng

D. Nhờ các bơm ion

Lời giải:

Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế thẩm thấu.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Thực vật lấy nước chủ yếu bằng cơ chế

A. Hoạt tải

B. Thẩm thấu

C. Khuếch tán

D. Ẩm bào

Lời giải:

Thực vật lấy nước nhờ cơ chế thẩm thấu: nước di chuyển từ môi trường nhược trương (ít ion khoáng, nhiều nước) sang môi trường ưu trương (nhiều ion khoáng, ít nước)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Nước xâm nhập vào tế bào lông hút theo cơ chế

A. nhập bào

B. chủ động

C. thẩm tách

D. thẩm thấu

Lời giải:

Sự xâm nhập của nước vảo tế bào lông hút theo cơ chế: Thẩm thấu

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Quá trình hấp thụ các ion khoáng ở rễ theo các hình thức cơ bàn nào?

A. Hấp thụ khuyếch tán và thẩm thấu.

B. Hấp thụ bị động và hấp thụ chủ động.

C. Cùng chiều nồng độ và ngược chiều nồng độ.

D. Điện li và hút bám trao đổi.

Lời giải:

Khoáng được hấp thụ bị động và chủ động.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Rễ cây hấp thụ nước và muối khoáng nhờ các cơ chế

A. đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi cao nồng độ thấp.

B. thẩm thấu qua màng tế bào.

C. đi ngược chiều gradien nồng độ.

D. thụ động và chủ động.

Lời giải:

Nước được hấp thụ liên tục từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu)

Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây theo 2 cơ chế: thụ động và chủ động

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Ý nào dưới đây không đúng với sự hấp thụ thụ động các ion khoáng ở rễ?

A. Các ion khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.

B. Các ion khoáng hút bám trên bề mặt của keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất (hút bám trao đổi).

C. Các ion khoáng thẩm thấu theo sự chênh lệch nồng độ từ thấp đến cao.

D. Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.

Lời giải:

Các ion khoáng thẩm thấu theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp, không phải từ thấp đến cao.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Hấp thụ nước theo cơ chế thụ động của rễ là

A. hấp thu sử dụng rất ít nguồn năng lượng ATP của tế bào.

B. hấp thu nước nhưng không hấp thu ion khoáng.

C. hấp thu không phụ thuộc vào áp suất thẩm thấu.

D. hấp thu với các chất di chuyển theo bậc thang nồng độ.

Lời giải:

Nước được hấp thụ liên tục từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (theo thang nồng độ): nước di chuyển từ môi trường nhược trương (ít ion khoáng, nhiều nước) sang môi trường ưu trương (nhiều ion khoáng, ít nước)

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Quá trình hấp thụ bị động ion khoáng có đặc điểm:

1. Các ion khoáng đi từ môi trường đất có nồng độ cao, sang tế bào rễ có nồng độ thấp.

2. Nhờ có năng lượng và enzim, các ion cần thiết bị động đi ngược chiều nồng độ vào tế bào rễ.

3. Không cần tiêu tốn năng lượng.

4. Các ion cần thiết đi ngược chiều nồng độ nhờ có chất hoạt tải.

A. 2,3

B. 1,4

C. 2,4

D. 1,3.

Lời giải:

Quá trình hẩp thụ bị động ion khoáng theo hình thức khuếch tán, không cần tiêu tốn năng lượng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Các ion khoáng:

(1) Khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.

(2) Hòa tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.

(3) Hút bám trên bề mặt các keo đất và trên bề mặt rễ, trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc rễ và dung dịch đất (hút bám trao đổi).

(4) Được hấp thụ mang tính chọn lọc và ngược với građien nồng độ nên cần thiết phải tiêu tốn năng lượng. Những đặc điểm của quá trình hấp thụ thụ động là:

A. (1), (2) và (3)

B. (1), (3) và (4)

C. (2), (3) và (4)

D. (1), (2) và (4)

Lời giải:

Những đặc điểm của quá trình hấp thụ thụ động các ion khoáng là: Hòa tan trong nước và vào rễ theo dòng nước, khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp. Hút bám trên bề mặt các keo đất và trên bề mặt rễ, trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc rễ và dung dịch đất (hút bám trao đổi).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Hấp thụ bị động chất khoáng bao gồm các hình thức nào sau đây?

1. Nhờ có tính thấm chọn lọc, chất khoáng đi từ nơi có nồng độ thấp ở đất sang nơi có nồng độ cao.

2. Các ion khoáng khuếch tán từ nơi có nồng độ cao của đất, sang tế bào rễ có nồng độ dịch bào thấp hơn.

3. Các ion khoáng hòa tan trong nước đi vào rễ theo dòng nước.

4. Hút bám trao đổi giữa tế bào rễ với keo đất.

A. 1,3,4

B. 2,4.

C. 2,3,4

D. 1,2,4.

Lời giải:

Ion khoáng đi từ nơi có nồng độ thấp sang cao là hình thức hấp thụ chủ động

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Ý nào sau đây không phải là hấp thụ bị động chất khoáng?

A. Nhờ có tính thấm chọn lọc, chất khoáng đi từ nơi có nồng độ thấp ở đất sang nơi có nồng độ cao.

B. Các ion khoáng khuếch tán từ nơi có nồng độ cao của đất, sang tế bào rễ có nồng độ dịch bào thấp hơn.

C. Các ion khoáng hòa tan trong nước đi vào rễ theo dòng nước.

D. Hút bám trao đổi giữa tế bào rễ với keo đất.

Lời giải:

Ý A không đúng: Ion khoáng đi từ nơi có nồng độ thấp ở đất sang nơi có nồng độ caolà hình thức hấp thụ chủ động.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây một cách chủ động được diễn ra theo phương thức nào?

A. Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rễ cần ít năng lượng.

B. Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rễ.

C. Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rễ không cần tiêu hao năng lượng.

D. Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rễ cần tiêu hao năng lượng.

Lời giải:

Hấp thụ chủ động là vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rễ và cần tiêu hao năng lượng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Phần lớn các ion khoáng xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, diễn ra theo phương thức vận chuyển từ nơi có

A. nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, cần tiêu tốn ít năng lượng.

B. nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

C. nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng.

D. nồng độ thấp đến nơn có nồng độ cao, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng.

Lời giải:

Phần lớn các ion khoáng xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, diễn ra theo phương thức vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơn có nồng độ cao, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Quá trình hấp thụ chủ động ion khoáng có đặc điểm nào?

1. Chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp của đất vào môi trường có nồng độ cao của tế bào rễ.

2. Cần năng lượng và chất hoạt tải (chất mang).

3. Chất tan đi từ nơi từ nơi có nồng độ cao, sang môi trường có nồng độ thấp là tế bào rễ.

4. Dù môi trường đất có nồng độ cao hay thấp so với tế bào lông hút, nhưng nếu là ion cần thiết, đều được tế bào lông hút hấp thụ chủ động.

A. 1,2,4

B. 1,2,3,4

C. 1

D. 1,2

Lời giải:

Chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao, cần được cung câp năng lượng, cần chất mang.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17: Quá trình hấp thụ chủ động ion khoáng có đặc điểm nào?

A. Chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp của đất vào môi trường có nồng độ cao của tế bào rễ, cần năng lượng.

B. Chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp của đất vào môi trường có nồng độ cao của tế bào rễ, không cần năng lượng.

C. Chất tan đi từ nơi từ nơi có nồng độ cao, sang môi trường có nồng độ thấp là tế bào rễ.

D. Dù môi trường đất có nồng độ cao hay thấp so với tế bào lông hút, nhưng nếu là ion cần thiết, đều được tế bào lông hút lấy vào.

Lời giải:

Quá trình hấp thụ chủ động ion khoáng có đặc điểm: Chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao, cần được cung câp năng lượng,

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18: Quá trình hấp thụ chủ động các ion khoáng, cần sự góp phần của yếu tố nào?

1. Năng lượng là ATP.

2. Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất.

3. Các bào quan là lưới nội chất và bộ máy Gôngi.

4. Enzim hoạt tải (chất mang).

A. 1,3,4

B. 2,4.

C. 1,2,4

D. 1,4

Lời giải:

Quá trình hấp thụ chủ động các ion khoáng cần ATP, tính thấm chọn lọc của màng sinh chất, enzim hoạt tải.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Quá trình hấp thụ chủ động các ion khoáng, cần sự góp phần của yếu tố nào?

A. Năng lượng là ATP.

B. Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất.

C. Enzim hoạt tải (chất mang).

D. Cả 3 yếu tố trên

Lời giải:

Quá trình hấp thụ chủ động các ion khoáng, cần sự góp phần của ATP, tính thấm chọn lọc của màng sinh chất, enzim hoạt tải.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 20: Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,3%, trong đất là 0,1%. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách nào?

A. Hấp thụ chủ động.

B. Hấp thụ thụ động

C. Thẩm thấu.

D. Khuếch tán

Lời giải:

Cây cần vận chuyển ion ngược chiều gradient nồng độ → Hấp thụ chủ động.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 21: Nồng độ K+ trong cây là 0,1%, trong đất là 0,3%. Cây sẽ nhận K+ bằng cách nào?

A. Hấp thụ chủ động.

B. Hấp thụ thụ động.

C. Thẩm thấu.

D. Khuếch tán.

Lời giải:

Cây sẽ vận chuyển ion theo chiều gradient nồng độ → Hấp thu thụ động.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 22: Nồng độ NH4+ trong cây là 0,2%, trong đất là 0,05% cây sẽ nhận NH4+ bằng cách

A. Hấp thụ thụ động

B. Thẩm thấu

C. Hấp thụ chủ động

D. Khuếch tán

Lời giải:

Nồng độ chất tan bên trong tế bào > trong đất, cây sẽ lấy NH4+ bằng cách hấp thụ chủ động vì ngược chiều gradient nồng độ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 23: Thành phần nào của tế bào thực vật, hạn chế sự hút nước theo cơ chế thẩm thấu?

A. Thành tế bào

B. Không bào.

C. Keo nguyên sinh

D. Lưới nội chất

Lời giải:

Thành tế bào hạn chế lực hút nước theo cơ chế thẩm thấu

Đáp án cần chọn là: A

Câu 24: Thành tế bào thực vật có thể ........ sự hút nước theo cơ chế thẩm thấu?

A. Kích thích

B. Hạn chế.

C. Không có vai trò gì

D. Tăng cường.

Lời giải:

Thành tế bào thực vật có thể hạn chế lực hút nước theo cơ chế thẩm thấu.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 25: Sự xâm nhập chất khoáng chủ động phụ thuộc chủ yếu vào

A. Gradien nồng độ chất tan

B. Hiệu điện thế màng

C. Trao đổi chất của tế bào

D. Cung cấp năng lượng

Lời giải:

Sự hút khoáng chủ động của tế bào phụ thuộc chủ yếu vào năng lượng được cung cấp

Đáp án cần chọn là: D

Câu 26: Sự xâm nhập chất khoáng chủ động sẽ không diễn ra nếu không có

A. Gradien nồng độ chất tan

B. Hiệu điện thế màng

C. Năng lượng

D. Trao đổi chất của tế bào

Lời giải:

Sự hút khoáng chủ động của tế bào phụ thuộc chủ yếu vào năng lượng được cung cấp

Đáp án cần chọn là: C

Câu 27: Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc chủ yếu vào:

A. Hoạt động trao đổi chất

B. Chênh lệch nồng độ ion

C. Cung cấp năng lượng

D. Hoạt động thẩm thấu

Lời giải:

Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc chủ yếu vào chênh lệch nồng độ ion

Đáp án cần chọn là: B

Câu 28: Sự hấp thụ khoáng thụ động của tế bào không phụ thuộc vào:

(1) Hoạt động trao đổi chất.

(2) Sự chênh lệch nồng độ ion.

(3) Năng lượng.

(4) Hoạt động thẩm thấu. Có bao nhiêu nhận định đúng?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Lời giải:

Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc chủ yếu vào chênh lệch nồng độ ion => (1), (3), (4) không phù hợp

Đáp án cần chọn là: C

Câu 29: Thông thường độ pH trong đất khoảng bao nhiêu là phù hợp cho việc hấp thụ tốt phần lớn các chất?

A. 7 – 7,5

B. 6 – 6,5

C. 5 – 5,5

D. 4 – 4,5.

Lời giải:

Độ pH phù hợp là 6 – 6,5.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 30: Rễ cây hấp thụ tốt phần lớn các chất ở độ pH là?

A. 7 – 7,5

B. 7.5 – 8

C. 5 – 5,5

D. 6 – 6,5

Lời giải:

Đất có pH = 6 – 6,5 là phù hợp với việc hấp thụ phần lớn các chất khoáng. Đất quá axit hay quá kiềm đều không tốt cho việc hấp thụ các chất khoáng do các chất khoáng dễ bị rửa trôi hoặc gây ngộ độc cho cây.

Đáp án cần chọn là: D

C. Giải bài tập sgk

Xem thêm các bài học Sinh học lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên