Kiến thức trọng tâm Sinh học 12 Bài 18 (sách mới)
Kiến thức trọng tâm Sinh học 12 Bài 18 (sách mới)
Lời giải Sinh học 12 Bài 18 sách mới. Mời các bạn đón đọc:
(Kết nối tri thức) Giải sgk Sinh học 12 Bài 18: Di truyền quần thể
(Chân trời sáng tạo) Giải sgk Sinh học 12 Bài 18: Sự phát sinh sự sống
(Cánh diều) Giải sgk Sinh học 12 Bài 18: Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại (Phần 2)
Lưu trữ: Kiến thức trọng tâm Sinh học 12 Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp (sách cũ)
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Sinh học lớp 12 để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia năm 2021, VietJack biên soạn Sinh học 12 Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Sinh học 12.
A. Lý thuyết bài học
I. TẠO GIỐNG THUẦN DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP
Các bước tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp:
- Tạo ra các dòng thuần khác nhau.
- Lai giống và tạo ra những tổ hợp gen mong muốn.
- Tiến hành cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần để tạo ra giống thuần chủng.
II. TẠO GIỐNG LAI CÓ ƯU THẾ LAI CAO
1. Khái niệm về ưu thế lai
- Ưu thế lai là hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội so với các dạng bố mẹ.
- Ưu thế lai đạt cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ suy ra đây là lí do không dùng con lai F1 làm giống, chỉ dùng vào mục đích kinh tế.
2. Cơ sở di truyền của ưu thế lai
- Giả thuyết siêu trội: Ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có được kiểu hình vượt trội nhiều mặt so với các dạng bố mẹ có nhiều gen ở trạng thái đồng hợp tử.
- Con lai F1 không dùng làm giống vì ở các thế hệ sau tỉ lệ dị hợp giảm dẫn -> ưu thế lai giảm.
3. Phương pháp tạo ưu thế lai
- Tạo dòng thuần chủng khác nhau.
- Lai các dòng thuần chủng với nhau để tìm các tổ hợp lai có năng suất cao.
4. Thành tựu ứng dụng ưu thế lai trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
- Vật nuôi: Lợn lai kinh tế, bò lai....
- Cây trồng: Ngô lai Baiosit, các giống lúa....
B. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Giống vật nuôi, cây trồng là tập hợp sinh vật
- Do con người chọn tạo ra, có phản ứng như nhau trước cùng 1 điều kiện ngoại cảnh
- Có những đặc điểm di truyền đặc trưng, chất lượng tốt, năng suất cao và ổn định
- Thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, kĩ thuật sản xuất nhất định
- Tất cả các ý trên.
Đáp án:
Phương án đúng là D. Tất cả các ý trên.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Ý nào không phải là đặc điểm của giống vật nuôi, cây trồng?
- Tập hợp các sinh vật nội địa.
- Có những đặc điểm di truyền đặc trưng, chất lượng tốt, năng suất cao và ổn định
- Thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, kĩ thuật sản xuất nhất định.
- Tập hợp sinh vật do con người chọn tạo ra, có phản ứng như nhau trước cùng 1 điều kiện ngoại cảnh
Đáp án:
Phương án đúng là A. Tập hợp các sinh vật nội địa không phải là đặc điểm của giống vật nuôi, cây trồng
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Người ta thường sử dụng nguồn nguyên liệu nào để chọn tạo giống
- Nguồn tự nhiên
- Nguồn nhân tạo
- Nguồn lai giống.
- Cả A và B.
Đáp án:
Người ta thường sử dụng cả nguồn nguyên liệu tự nhiên và nhân tạo
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Người ta thường sử dụng nguồn nguyên liệu nào để chọn tạo giống
- Nguồn tự nhiên và nhân tạo.
- Chỉ dùng nguồn nhân tạo
- Nguồn lai giống và đột biến.
- Chỉ dùng nguồn tự nhiên.
Đáp án:
Người ta thường sử dụng cả nguồn nguyên liệu tự nhiên và nhân tạo
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Phương pháp chủ yếu để tạo ra biến dị tổ hợp trong chọn giống vật nuôi, cây trồng là
- Sử dụng các tác nhân hoá học.
- Thay đổi môi trường
- Sử dụng các tác nhân vật lí
- Lai giống.
Đáp án:
Lai giống là phương pháp chủ yếu để tạo ra biến dị tổ hợp
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Lai giống là phương pháp chủ yếu để tạo ra?
- Đột biến.
- Ưu thế lai
- Biến dị tổ hợp.
- Dòng thuần chủng.
Đáp án:
Lai giống là phương pháp chủ yếu để tạo ra biến dị tổ hợp.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Trong chọn giống, người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết nhằm
- Tăng tỉ lệ thể dị hợp
- Giảm tỉ lệ thể đồng hợp
- Tăng biến dị tổ hợp.
- Tạo dòng thuần chủng.
Đáp án:
Tiến hành tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết nhằm tạo điều kiện để làm tăng sự xuất hiện của các cá thể có kiểu gen đồng hợp → tạo dòng thuần chủng hình thành dòng thuần chủng
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Trong chọn giống, người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết nhằm
- Tạo ưu thế lai.
- Tạo dòng thuần chủng.
- Tạo đột biến gen.
- Tạo biến dị tổ hợp.
Đáp án:
Tiến hành tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết nhằm tạo điều kiện để làm tăng sự xuất hiện của các cá thể có kiểu gen đồng hợp → tạo dòng thuần chủng hình thành dòng thuần chủng
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Khi tự thụ phấn các cá thể mang n cặp gen dị hợp phân li độc lập, số dòng thuần chủng XH theo công thức tổng quát nào sau đây?
- 2n
- 4n
- (½)n
- 23n
Đáp án:
Khi tự thụ phấn các cá thể mang n cặp gen dị hợp phân li độc lập, số dòng thuần chủng tạo thành là 2n
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Khi tự thụ phấn các cá thể mang 3 cặp gen dị hợp phân li độc lập, số dòng thuần chủng XH theo công thức?
- 23
- 43
- (½)3
- 23.3
Đáp án:
Khi tự thụ phấn các cá thể mang 3 cặp gen dị hợp phân li độc lập, số dòng thuần chủng tạo thành là 23
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Cho cây có kiểu gen AabbDd tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu dòng thuần?
- 2
- 4
- 1
- 8
Đáp án:
Cây AabbDd tự thụ phấn qua nhiều thể hệ
Cặp Aa tự thụ phấn cho ra 2 dòng thuần AA, aa
Cặp bb chỉ cho 1 dòng thuần: bb
Cặp Dd cho 2 dòng thuần: DD, dd
→ Cho tối đa 4 dòng thuần
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12: Cho cây có kiểu gen Aabbdd tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu dòng thuần?
- 2
- 4
- 1
- 8
Đáp án:
Cây AabbDd tự thụ phấn qua nhiều thể hệ
Cặp Aa tự thụ phấn cho ra 2 dòng thuần AA, aa
Cặp bb và dd chỉ cho 1 dòng thuần: bb, dd
→ Cho tối đa 2 dòng thuần
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn, tạo giống như sau:
1. Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn.
2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
3. Lai các dòng thuần chủng với nhau.
4. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen mong muốn.
Việc tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp được thực hiện theo quy trình:
- (4) → (1) → (2) → (3).
- (2) → (3) → (4) → (1).
- (1) → (2) → (3) → (4).
- (2) → (3) → (1) → (4).
Đáp án:
Quy trình đúng là : (2) → (3) → (1) → (4).
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14: Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn, tạo giống như sau:
(1) Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
(2) Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen mong muốn.
(3) Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn.
(4) Lai các dòng thuần chủng với nhau.
Việc tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp được thực hiện theo quy trình:
- (4) → (1) → (2) → (3).
- (2) → (3) → (4) → (1).
- (1) → (4) → (3) → (2).
- (2) → (3) → (1) → (4).
Đáp án:
Quy trình đúng là : (1) → (4) → (3) → (2).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15: Ưu thế lai là hiện tượng con lai:
- Có những đặc điểm vượt trội so với bố mẹ.
- Được tạo ra do chọn lọc cá thể.
- Xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp
- Xuất hiện những tính trạng lạ không có ở bố mẹ
Đáp án:
Ưu thế lai là hiện tượng con lai: có những đặc điểm vượt trội so với bố mẹ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 16: Hiện tượng con lai có năng suất và phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là:
- Thoái hóa giống
- Ưu thế lai
- Siêu trội
- Bất thụ
Đáp án:
Hiện tượng con lai có năng suất và phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là ưu thế lai.
C sai. « Siêu trội » là danh từ dùng để gọi 1 giả thuyết, cho rằng khi ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có kiểu hình vượt trội nhiều mặt so với các dạng bố mẹ có nhiều gen ở trạng thái đồng hợp tử.
Giả thuyết « siêu trội » này là 1 trong các giả thuyết mà các nhà khoa học đề xuất ra để giải thích cho hiện tượng ưu thế lai.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 17: Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây đúng?
- Ưu thế lai chỉ xuất hiện ở phép lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen giống nhau.
- Ưu thế lai tỉ lệ thuận với số lượng cặp gen đồng hợp tử trội có trong kiểu gen của con lai.
- Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1 của phép lai khác dòng
- Ưu thế lai có thể được duy trì và củng cố bằng phương pháp tự thụ phấn hoặc giao phối gần.
Đáp án:
Phát biểu đúng là C. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1 của phép lai khác dòng
Đáp án cần chọn là: C
Câu 18: Phát biểu nào sau đây là đúng về ưu thế lai?
- Ưu thế lai cao hay thấp ở con lai phụ thuộc vào số lượng alen trội có mặt trong kiểu gen.
- Ưu thế lai cao hay thấp ở con lai không phụ thuộc vào trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau.
- Ưu thế lai biểu hiện ở đời F1, sau đó tăng dần qua các thế hệ.
- Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
Đáp án:
Phát biểu đúng về ưu thế lai là : Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 19: Ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở đời con lai F1 của phép lai?
- Khác chi
- Khác loài.
- Khác thứ.
- Khác dòng
Đáp án:
Ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở đời con lai F1 của phép lai khác dòng
Khác chi, khác loài, khác thứ là những phân loại trên loài, giữa chúng đã có sự cách li sinh sản nhất định.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 20: Phép lai nào cho đời con F1 có ưu thế lai cao nhất?
- Khác chi.
- Khác dòng
- Khác loài.
- Khác thứ.
Đáp án:
Ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở đời con lai F1 của phép lai khác dòng
Khác chi, khác loài, khác thứ là những phân loại trên loài, giữa chúng đã có sự cách li sinh sản nhất định
Đáp án cần chọn là: B
C. Giải bài tập sgk
Câu 2 trang 78 Sinh học 12 ngắn nhất: Thế nào là ưu thế lai?
Câu 3 trang 78 Sinh học 12 ngắn nhất: Nêu phương pháp tạo giống lai cho ưu thế lai.
Câu 4 trang 78 Sinh học 12 ngắn nhất: Tại sao ưu thế lai cao nhất ở F1 và giảm dần ở đời sau?
Câu 5 trang 78 Sinh học 12 ngắn nhất: Câu nào dưới đây giải thích về ưu thế lai là đúng?
Xem thêm các bài học Sinh học lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:
- Sinh học 12 Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào
- Sinh học 12 Bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ gen
- Sinh học 12 Bài 21: Di truyền y học
- Sinh học 12 Bài 22: Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học
- Sinh học 12 Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều