Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 3: Tây Nguyên
A. Hoạt động cơ bản
1. Nói về một cao nguyên em biết theo các câu hỏi gợi ý sau:
Câu 1 (trang 66 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).
a. Nêu tên cao nguyên. Cho biết cao nguyên đó ở đâu?
b. Mô tả cao nguyên đó.
Trả lời:
a. Cao nguyên Mộc Châu, cao nguyên đó ở huyện Mộc Chây, tỉnh Sơn La, Việt Nam.
b. Cao nguyên Mộc Châu có độ cao trung bình 1.050 m so với mực nước biển, mang đặc trưng của khí hậu cận ôn đới, đất đai màu mỡ phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển cây chè, cây ăn quả (mận, đào) và chăn nuôi bò sữa.
2. Đọc đoạn hội thoại và cùng trao đổi
Câu 1 (trang 67 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).
- Tây Nguyên có địa hình như thế nào?
- Khí hậu Tây Nguyên có mấy mùa? Nêu đặc điểm của từng mùa
- Quan sát hình 2, đọc tên các cao nguyên theo thứ tự từ Bắc xuống Nam.
Trả lời:
- Tây Nguyên có địa hình cao, rộng lớn bao gồm các cao nguyên xếp tầng cao, thấp khác nhau.
- Khí hậu Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô
+ Mùa mưa thường có những ngày mưa kéo dài liên miên.
+ Mùa khô, trời nắng gay gắt, đất khô vụn bở.
- Tên các cao nguyên theo thứ tự từ Bắc xuống Nam: Cao nguyên Kon Tum, cao nguyên Plây-cu, cao nguyên Đắk Lắk, cao nguyên Lâm Viên, cao nguyên Di Linh.
3. Chỉ trên bản đồ và mô tả về Tây Nguyên (sgk trang 68)
Câu 2 (trang 67 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).
4. Quan sát và thực hiện
Câu 1 (trang 68 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).
a. Dựa vào bảng số liệu dưới đây, hãy sắp xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao
b. Em hãy chỉ vị trí của thành phố Buôn Ma Thuột trên lược đồ hình 2.
c. Dựa vào bảng số liệu dưới đây, hãy cho biết mùa mưa và mùa khô Buôn Ma Thuột diễn ra vào những tháng nào.
Trả lời:
a. Sắp xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao là: Đắk Lắk, Kon Tum, Plây-cu, Di Linh, Lâm Viên
b. Thành phố Buôn Ma Thuột thuộc tỉnh Đắk Lắk.
c. Ở Tây Nguyên:
- Mùa mưa diễn ra vào tháng 1 đến tháng 4, tháng 11 và tháng 12
- Mùa khô diễn ra vào tháng 5 đến tháng 10.
5. Tìm hiểu về một số dân tộc ở Tây Nguyên
Câu 1 (trang 69 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).
- Kể tên một số dân tộc sống lâu đời ở Tây Nguyên?
- Nhận xét về trang phục truyền thống của các dân tộc có trong hình 3
- Em biết gì về buôn làng, nhà rông và lễ hội ở Tây Nguyên?
Trả lời:
- Một số dân tộc lâu đời ở Tây Nguyên là: người Gia-lai, người Xơ-đăng, người Ê-đê.
- Trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 3 là:
+ Phụ nữ thường quấn váy, cổ đeo vòng kim loại
+ Đàn ông thường đóng khố.
- Ở Tây Nguyên, mọi người thường sống với nhau thành buôn làng
- Nhà rông là một kiểu nhà sàn đặc trưng, đây là ngôi nhà cộng đồng, như đình làng người kinh, dùng làm nơi tụ họp, trao đổi, thảo luận của dân làng trong các buôn làng trên Tây Nguyên, hoặc còn là nơi đón khách (theo phong tục người Ba Nai), dù khách riêng của gia đình hay chung của làng.
- Ở Tây Nguyên, thường diễn ra vào mùa xuân hoặc sau vụ mùa thu hoạch. Tiêu biểu lễ hội cồng chiêng, hội đua voi, hội xuân, hội đâm trâu, lễ ăn cơm mới…
6. Khám phá thành phố Đà Lạt
Câu 1 (trang 70 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).
a. Em hãy chỉ vị trí của thành phố Đà Lạt trên hình 2 và cho biết Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào
b. Em thử đoán xem ở độ cao đó, Đà Lạt có khí hậu như thế nào?
c. Em hoặc một bạn đọc cho cả nhóm nghe thông tin ở đồ dưới đây, nêu những điều kiện để Đà Lạt trở thành thành phố du lịch và nghỉ mát
Trả lời:
a. Thành phố Đà Lạt là tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam.
b. Theo em, độ cao ở Đà Lạt có khí hậu mát mẻ.
c. Những điều kiện để Đà Lạt trở thành thành phố du lịch và nghỉ mát là:
- Khí hậu quanh năm mát mẻ
- Có nhiều phong cảnh đẹp, có rừng thông, những vườn hoa và nhiều thác nước đẹp.
- Có nhiều khách sạn, sân gôn, biệt thự với nhiều kiến trúc khác nhau.
7. Quan sát hình và thực hiện (sgk trang 71)
Câu 1 (trang 71 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).
8. Sưu tầm và trưng bày tranh ảnh về hoa, quả và rau xanh ở Đà Lạt
Câu 2 (trang 71 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).
B. Hoạt động thực hành
1. Làm bài tập
Câu 1 (trang 72 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).
a. Đọc các câu sau và cho biết câu nào đúng, câu nào sai.
A1. Tây Nguyên là xứ sở của các núi cao và khe sâu
A2. Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô
A3. ở Tây Nguyên có ít dân tộc và là nơi thưa dân nước ta
A4. Ở Tây Nguyên, nam thường đóng khố và nữ thường quấn váy
A5. Các dân tộc ở Tây Nguyên sống tập trung thành các buôn
A6. Nhà sàn là ngôi nhà chung lớn nhất của buôn làng Tây Nguyên.
b. Hãy viết những câu đúng vào vở
Trả lời:
- Những câu đúng là:
A2. Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô
A4. Ở Tây Nguyên, nam thường đóng khố và nữ thường quấn váy
A5. Các dân tộc ở Tây Nguyên sống tập trung thành các buôn
2. Liên hệ thực tế
Câu 2 (trang 72 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).
a. Kể tên các loại rau, quả em đã được ăn hoặc em biết
b. Trong các loại rau, quả đó, loại nào được trồng ở Đà Lạt
c. Theo em, tại sao ở Đà Lạt lại trồng được những loại rau, quả đó.
Trả lời:
a. Các loại rau, quả em đã được biết là: rau cải, rau mồng tơi, rau ngót, rau bí, bí ngô, cà chua, xà lách, cam, bưởi, chanh…
b. Trong các loại rau, quả đó một số loại được trồng ở Đà Lạt là: dâu tây, cà chua, rau xà lách, xu hào, bí ngô…
c. Theo em, Đà Lạt lại trồng được những loại rau, quả đó là vì Đà Lạt có khí hậu mát mẻ quanh năm.
3. Chơi trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”.
Câu 1 (trang 73 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).
- Các nhóm thảo luận rồi nối tên một số dân tộc ở Tây Nguyên với nửa vòng tròn ở giữa sao cho phù hợp.
Trả lời:
Nối như sau:
- Dân tộc sống lâu đời ở Tây Nguyên là: Gia-rai, Ê-đê, Xơ – đăng, Ba-na, Cơ-ho
- Dân tộc từ nơi khác đến xây dựng kinh tế ở Tây Nguyên là Kinh, Mông, Tày…
C. Hoạt động ứng dụng
1. Hãy tìm hiểu và giới thiệu về Tây Nguyên
Câu 2 (trang 73 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).
Trả lời:
Tây Nguyên gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với diện tích tự nhiên là 54.474 km2 chiếm 16,8% diện tích tự nhiên cả nước.
Bản đồ hành chính vùng Tây Nguyên
Tây Nguyên là vùng cao nguyên, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía tây giáp với các tỉnh Attapeu (Lào) và Ratanakiri và Mondulkiri (Campuchia). Trong khi Kon Tum có biên giới phía tây giáp với cả Lào và Campuchia, thì Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông chỉ có chung đường biên giới với Campuchia. Còn Lâm Đồng không có đường biên giới quốc tế.
Thực chất, Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao nguyên liền kề. Đó là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500 m, cao nguyên Kon Plông, cao nguyên Kon Hà Nừng, Plâyku cao khoảng 800 m, cao nguyên M'Drăk cao khoảng 500 m, cao nguyên Buôn Ma Thuột cao khoảng 500 m, Mơ Nông cao khoảng 800-1000 m, cao nguyên Lâm Viên cao khoảng 1500 m và cao nguyên Di Linh cao khoảng 900-1000 m. Tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao (chính là Trường Sơn Nam).
Tây Nguyên lại có thể chia thành ba tiểu vùng địa hình đồng thời là ba tiểu vùng khí hậu, gồm Bắc Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Kon Tum và Gia Lai, trước là một tỉnh), Trung Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông), Nam Tây Nguyên (tương ứng với tỉnh Lâm Đồng). Trung Tây Nguyên có độ cao thấp hơn và nền nhiệt độ cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và Nam.
Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m so với mặt biển, Tây Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm. Cây điều và cây cao su cũng đang được phát triển tại đây. Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ. Và đang tiến hành khai thác Bô xít. Tây Nguyên cũng là khu vực ở Việt Nam còn nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác và tiềm năng du lịch lớn, Tây nguyên có thể coi là mái nhà của miền trung, có chức năng phòng hộ rất lớn. Tuy nhiên, nạn phá rừng, hủy diệt tài nguyên thiên nhiên và khai thác lâm sản bừa bãi chưa ngăn chận được tại đây có thể dẫn đến nguy cơ làm nghèo kiệt rừng và thay đổi môi trường sinh thái.
Xem thêm các bài Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 chương trình VNEN hay khác:
- Bài 4: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
- Phiếu kiểm tra 2 phần: Em đã học được những điều gì về thiên nhiên
- Bài 5: Đồng bằng Bắc Bộ
- Bài 6: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 VNEN của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Hướng dẫn học Lịch Sử và Địa Lí 4 chương trình mới VNEN.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh lớp 4 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Family and Friends
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Wonderful World
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Explore Our World
- Lớp 4 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - KNTT
- Lớp 4 - Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - CTST
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - CTST
- Giải sgk Toán lớp 4 - CTST
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - CTST
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - CTST
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 4 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - CTST
- Lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 4 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - Cánh diều
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 Toán, Tiếng Việt (có đáp án)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)