Bài 1.2 trang 156 SBT Toán 8 Tập 1



Bài 1: Đa giác. Đa giác đều

Bài 1.2 trang 156 SBT Toán 8 Tập 1: a. Cho tam giác đều ABC. Gọi M,N,P tương ứng là trung điểm của các cạnh BC, CA, AB. Chứng minh MNP là tam giác đều.

Quảng cáo

b. Cho hình vuông ABCD. Gọi M, N, P, Q tương ứng là trung điểm của các cạnh BC, CD, DA, AB. Chứng minh MNPQ là hình vuông (tứ giác đều)

c. Cho ngũ giác đều ABCDE. Gọi M, N, P, Q,, R tương ứng là trung điểm của các cạnh BC, CD, DE, EA, AB. Chứng minh MNPQR là ngũ giác đều.

Lời giải:

Giải sách bài tập Toán 8 | Giải bài tập Sách bài tập Toán 8
Quảng cáo

a) Ta có: M là trung điểm của BC và N là trung điểm của AC.

Nên MN là đường trung bình của ΔABC.

Do đó, MN = 1 2 AB.

Ta có: P là trung điểm của AB; M là trung điểm BC 

Nên MP là đường trung bình của ΔABC.

Do đó, MP = 1 2 AC.

Tương tự, NP là đường trung bình của ΔABC ⇒ NP = 1 2 BC.

Mà AB = BC = AC (vì ΔABC đều).

Do đó MN = MP = NP. 

Vậy Δ MNP đều.

b) Vì ABCD là hình vuông có M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của BC, CD, DA, AB 

Nên AQ = QB = BM = MC = CN = ND = DP = PA.

Giải sách bài tập Toán 8 | Giải bài tập Sách bài tập Toán 8
Quảng cáo

Xét ΔAPQ và ΔBQM có:

AQ = BM (cmt)

A ^ = B ^ = 90 o (vì ABCD là hình vuông)

AP = BQ (cmt)

Do đó: ΔAPQ = ΔBQM (c.g.c) 

Suy ra PQ = QM (hai cạnh tương ứng) (1)

Xét ΔBQM và ΔCMN có:

BM = CN (cmt)

B ^ = C ^ = 90o (vì ABCD là hình vuông)

BQ = CM (cmt)

Do đó ΔBQM = ΔCMN (c.g.c) 

Suy ra QM = MN (hai cạnh tương ứng) (2)

Xét ΔCMN và ΔDNP có:

CN = DP (cmt)

C ^ = D ^ = 90(vì ABCD là hình vuông)

CM = DN (cmt)

Do đó ΔCMN = ΔDNP (c.g.c) 

Suy ra MN = NP (hai cạnh tương ứng) (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra: MN = NP = PQ = QM.

Suy ra tứ giác MNPQ là hình thoi.

Vì AP = AQ nên ΔAPQ vuông cân tại A;

BQ = BM nên ΔBMQ vuông cân tại B.

Do đó: AQP ^ = BQM ^ = 45 o .

Lại có: AQP ^ + PQM ^ + BQM ^ = AQB ^ = 180 o

PQM ^ = 180 o ( AQP ^ + BQM ^ )

= 180o− (45o + 45o) = 90o.

Vậy tứ giác MNPQ là hình vuông.

c)

Giải sách bài tập Toán 8 | Giải bài tập Sách bài tập Toán 8

Xét ΔABC và ΔBCD có:

AB = BC (vì ABCDE là ngũ giác đều)

B ^ = C ^ (vì ABCDE là ngũ giác đều)

BC = CD (vì ABCDE là ngũ giác đều).

Do đó: ΔABC = ΔBCD (c.g.c)

Suy ra AC = BD (hai cạnh tương ứng) (4)

Tương tự:

Xét ΔBCD và ΔCDE có:

BC = CD (vì ABCDE là ngũ giác đều)

C ^ = D ^ (vì ABCDE là ngũ giác đều)

CD = DE (vì ABCDE là ngũ giác đều)

Do đó ΔBCD = ΔCDE (c.g.c) 

Suy ra BD = CE (hai cạnh tương ứng) (5)

Xét ΔCDE và ΔDEA có:

CD = DE (vì ABCDE là ngũ giác đều)

D ^ = E ^ (vì ABCDE là ngũ giác đều)

DE = EA (vì ABCDE là ngũ giác đều)

Do đó ΔCDE = ΔDEA (c.g.c) 

Suy ra CE = DA (hai cạnh tương ứng) (6)

Xét ΔDEA và ΔEAB có:

DE = EA (vì ABCDE là ngũ giác đều)

E ^ = A ^ (vì ABCDE là ngũ giác đều)

EA = AB (vì ABCDE là ngũ giác đều)

Do đó ΔDEA = ΔEAB (c.g.c) 

Suy ra DA = EB (hai cạnh tương ứng) (7)

Từ (4), (5), (6), (7) suy ra: AC = BD = CE = DA = EB.

Trong ΔABC có RM là đường trung bình.

Nên RM = 1 2 AC (tính chất đường trung bình của tam giác).

Mặt khác, trong ΔBCD ta có MN là đường trung bình

Nên MN = 1 2 BD (tính chất đường trung bình của tam giác).

Trong ΔCDE ta có NP là đường trung bình.

Nên NP = 1 2 CE (tính chất đường trung bình của tam giác).

Trong ΔDEA ta có PQ là đường trung bình

Nên PQ = 1 2 DA (tính chất đường trung bình của tam giác).

Trong ΔEAB ta có QR là đường trung bình

Nên QR = 1 2 EB (tính chất đường trung bình của tam giác)

Do đó MN = NP = PQ = QR = RM

Ta có: A ^ = B ^ = C ^ = D ^ = E ^ = (52). 180 o 5 = 108o.

Vì ΔDPN cân tại D

Nên DPN ^ = DNP ^ = 180 o D ^ 2 = 180 o 108 o 2 = 36 o

Vì ΔCNM cân tại C

Nên CNM ^ = CMN ^ = 180 o D ^ 2 = 180 o 108 o 2 = 36 o .

DNP ^ + PNM ^ + CNM ^ = 180 o

PNM ^ = 180 o ( DNP ^ + CNM ^ )

= 180o - (36o – 36o) = 108o.

Vì ΔBMR cân tại B

Nên BMR ^ = BRM ^ = 180 o B ^ 2 = 180 o 108 o 2 = 36 o

CMN ^ + NMR ^ + BMR ^ = 180 o

NMR ^ = 180 o ( CMN ^ + BMR ^ )

= 180o – (36o – 36o) = 108o.

Vì ΔARQ cân tại A

Nên ARQ ^ = AQR ^ = 180 o A ^ 2 = 180 o 108 o 2 = 36 o

BRM ^ + MRQ ^ + ARQ ^ = 180 o

MRQ ^ = 360 o ( BRM ^ + ARQ ^ )

= 180o − (36o – 36o) = 108o.

Vì ΔQEP cân tại E

Nên EQP ^ = EPQ ^ = 180 o E ^ 2 = 180 o 108 o 2 = 36 o

AQR ^ + RQP ^ + EQP ^ = 180 o

RQP ^ = 180 o ( AQR ^ + EQP ^ )

= 180o – (36o – 36o) = 108o.

EPQ ^ + QPN ^ + DPN ^ = 180 o

QPN ^ = 180 o ( EPQ ^ + DPN ^ )

= 180o – (36o – 36o) = 108o.

Do đó PNM ^ = NMR ^ = MRQ ^ = RQP ^ = QPN ^ .

Vậy MNPQR là ngũ giác đều.

Các bài giải bài tập sách bài tập Toán 8 (SBT Toán 8) khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán lớp 8 hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải sách bài tập Toán 8 | Giải sbt Toán 8 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung Sách bài tập Toán 8.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


bai-1-da-giac-da-giac-deu.jsp


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên