Giáo án Đạo đức lớp 1 Chân trời sáng tạo Bài 13: Phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt

Giáo án Đạo đức lớp 1 Chân trời sáng tạo Bài 13: Phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt

Xem thử

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Đạo đức lớp 1 Chân trời sáng tạo phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

A. Mục tiêu:

- Nêu được các tai nạn thương tích có thể xảy ra trong sinh hoạt hằng ngày như: cầm vật nhọn, sắc, chọc phá thú vật, ném đá, trèo cây,…

- Nhận biết được sự cần thiết của việc phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt.

- Biết và thực hành được một số kĩ năng cơ bản, cần thiết đề phòng, tránh tai nạn, thương tích trong sinh hoạt.

- Đồng tình với thái độ, hành vi đúng để phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt; không đồng tình với thái độ, hành vi không phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt.

B. Chuẩn bị:

- Các hình trong SGK.

- VBT Đạo đức 1.

C. Hoạt động dạy học:

Quảng cáo

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:

 

* Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực cho HS và dẫn dắt HS vào bài học.

 

* Cách tiến hành:

 

- GV cho HS đọc bài thơ “Nước sôi”.

- HS đọc.

- GV cho HS xem hình ấm nước đang sôi.

+ Tranh vẽ gì?

+ Bài thơ nhắc nhở chúng ta điều gì?

+ Ngoài ấm đun nước sôi, trong nhà còn có những vật dụng nào khác?

- HS quan sát.

+ Ấm nước đang sôi.

+ Bài thơ nhắc nhở chúng ta không chạm tay vào ấm nước đang sôi.

+ HS kể các vật dụng trong nhà.

Có rất nhiều vật dụng hữu ích phục vụ cho cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, nếu chúng ta không cẩn thận, chúng ta có thể gặp tai nạn thương tích. Vậy đó là những tai nạn thương tích gì và phòng, tránh ra sao, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học “Phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt”.

- HS nghe.

- GV ghi tựa bài.

- HS nhắc lại tựa bài.

2. Hoạt động 1: Xem hình và trả lời câu hỏi.

 

* Mục tiêu: Nêu được các tai nạn thương tích có thể xảy ra trong sinh hoạt hằng ngày ở nhà.

 

* Cách tiến hành:

 

- GV cho HS xem các vật dụng (bàn ủi, cưa, dao, ổ cắm điện, bộ đồ dùng làm móng, xích đu).

- HS nêu tên vật dụng.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi:

- HS thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi.

+ Những vật dụng này có thể gây tai nạn, thương tích gì?

+ Cần làm gì để phòng, tránh tai nạn, thương tích khi sử dụng những vật dụng đó?

 

- Gọi các nhóm trình bày.

- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

Các em còn nhỏ, chưa thể tự mình sử dụng các dụng cụ trên. Nếu có nhu cầu sử dụng phải có sự giúp đỡ, hướng dẫn, quan sát chặt chẽ của người lớn. Tuyệt đối không tự sử dụng các vật dụng trên theo ý mình.

- HS nghe.

3. Hoạt động 2: Thảo luận.

 

* Mục tiêu:

- Nêu được cách phòng tránh tai nạn thương tích khi sử dụng cầu thang, bậc thềm, thang cuốn.

- Nêu được nguy cơ và cách phòng tránh tai nạn, thương tích trong một số tình huống cụ thể.

 

* Cách tiến hành:

 

- GV cho HS xem hình cầu thang, bậc thềm, thang cuốn.

- HS quan sát.

+ Em đã thấy cầu thang, bậc thềm, thang cuốn ở những đâu?

+ HS trả lời.

- GV chia lớp thành 3 tổ. Mỗi tổ thảo luận 01 bức tranh trong SGK/tr.54:

+ Cần làm gì để phòng, tránh tai nạn, thương tích khi sử dụng cầu thang/ bậc thềm/ thang cuốn?

- Lớp thành 3 tổ. Mỗi tổ thảo luận 01 bức tranh trong SGK/tr.54.

- Gọi các nhóm trình bày.

- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, xem hình 1, 2, 3, 4 trang 55 SGK và trả lời câu hỏi:

+ Việc làm của các bạn có thể gây tai nạn thương tích gì?

+ Cần làm gì để phòng tránh tai nạn, thương tích đó?

- HS thảo luận nhóm đôi, xem hình 1, 2, 3, 4 trang 55 SGK và trả lời câu hỏi.

+ Hình 1: Bạn gái đứng trên ghế với ra ngoài lan can.

+ Hình 2: Bạn trai trèo cây hái quả.

+ Hình 3: Bé trai cầm phích cắm để cắm vào ổ điện.

+ Hình 4: Bạn nam kéo xích đu về phía sau, phía trước là em bé.

- Gọi các nhóm trình bày.

- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

Phải cẩn thận khi sử dụng cầu thang, bậc thềm, thang cuốn và các vật dụng trong sinh hoạt để phòng, tránh tai nạn, thương tích.

- HS nghe.

4. Hoạt động nối tiếp:

 

+ Hôm nay mình học bài gì?

+ Phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt.

Trong sinh hoạt hằng ngày, có rất nhiều tình huống có thể dẫn đến tai nạn, thương tích. Vì vậy, các em cần lưu ý để phòng, tránh tai nạn thương tích cho bản thân mình.

- HS nghe.

- Dặn dò: Về nhà các em tìm hiểu một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt. Chuẩn bị phần tiếp theo của bài: Phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt (tiết 2).

- HS nghe.

- Nhận xét tiết học.

 
Quảng cáo

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Đạo đức lớp 1 năm 2025 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Đạo đức lớp 1 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Đạo đức lớp 1 mới nhất của chúng tôi được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) Đạo đức lớp 2 chuẩn của Bộ GD&ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 2 các môn học