Giáo án Địa Lí 6 Bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất
Giáo án Địa Lí 6 Bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Biết được vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời, hình dạng và kích thước của Trái Đất
- Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến. Biết các quy ước kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc; kinh tuyến Đông, kinh tuyếh Tây; vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam; nữa cầu Đông, nữa cầu Tây; nữa cầu Bắc, nữa cầu Nam
2. Kĩ năng
- Xác định được vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời trên hình vẽ
- Xác định được: kinh tuyến gốc, các kinh tuyến Đông và kinh tuyến Tây; vĩ tuyến gốc, các vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam; nữa cầu Đông, nữa cầu Tây; nữa cầu Bắc, nữa cầu Nam trên bản đồ và quả Địa Cầu
3. Thái độ
Biết yêu quý và bảo vệ Trái Đất.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình.
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
- Quả địa cầu
- H1,2,3 SGK phóng to
III. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Ổn định: (Thời gian: 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (Thời gian: 4 phút)
Để học tốt môn Địa lí 6 các em cần học như thế nào?
D. Hoạt động khởi động (Tình huống xuất phát) (5 phút)
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Giáo viên kể tóm tắt câu chuyện Bánh Chưng Bánh Dày
Qua câu chuyện Em nhận thấy quan niệm của người xưa về hình dạng của Trái đất như thế nào?
Quan niệm đó có đúng với kiến thức khoa học không?
Bước 2: HS theo dõi và bằng hiểu biết để trả lời
Bước 3: HS báo cáo kết quả ( Một HS trả lời, các HS khác nhận xét bổ sung).
Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.
Trong vũ trụ bao la Trái Đất của chúng ta nhỏ nhưng là thiên thể duy nhất trong hệ mặt trời của chúng ta có sự sống. Từ xa xưa con người đã tìm cách khám phá những bí ẩn của Trái Đất về hình dạng, kích thước, vị trí của Trái Đất. Vậy những vấn đề đó được các nhà khoa học giải đáp như thế nào đó là nội dung bài học hôm nay.
3.2. Hình thành kiến thức mới
1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng tranh ảnh, SGK… KT học tập hợp tác .
2. Hình thức tổ chức: Cá nhân
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
---|---|
1)Vị trí TĐ trong hệ Mặt Trời Bước 1. Giáo viên giao nhiệm vụ. GV: Trái Đất là một trong tám hành tinh quay quanh một ngôi sao lớn, tự phát ra ánh sáng, đó là Mặt trời. GV chiếu tranh hệ mặt trời lên bảng ? Hệ Mặt Trời gồm có mấy hành tinh? Hãy kể tên các hành tinh trong hệ mặt trời ? Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy theo thứ tự xa dần mặt trời? ? Nếu trái đát không nằm ở vị trí thứ 3 mà nằm ở vị trí Sao thuỷ- Sao kim thì Trái Đất có sự sống không? Vì sao? ? Ngoài hệ Mặt Trời có sự sống liệu trong vũ trụ có hành tinh nào có sự sống giông Trái Đất của chúng ta không? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp. Trong quá trình HS làm việc, GV phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ… Bước 3: Học sinh trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. |
D. Vị trí TĐ trong hệ mặt trời. - Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 trong số 8 hành tinh theo thứ tự xa dần mặt trời - Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống trong hệ mặt trời. |
HOẠT ĐỘNG 2. Hình dạng, kích thước của Trái Đất và hệ thống kinh, vĩ tuyến (Thời gian: 25 phút)
1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng SGK, tranh ảnh, …
2. Hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
---|---|
D. Hình dạng: Bước 1 ? Trong trí tưởng tượng của người xưa Trái Đất có hình dạng ntn qua phong tục bánh trưng, bánh dày? GV: hành trình vòng quanh TG của Mazenlang năm 1522 hết 1083 ngày đã có câu trả lời đúng về hình dạng của TĐ ? TĐ có hình dạng ntn? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát HS làm việc, hỗ trợ HS. Bước 3: Cá nhân báo cáo kết quả làm việc. Bước 4: GV đánh giá nhận xét kết quả làm việc của học sinh và chuẩn kiến thức. 2. Kích thước: Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ. Quan sat H2 SGK ? Hãy cho biết độ dài bán kính, kích thước đường xích đạo? ? nhận xét gì về kích thước trái đất? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát HS làm việc, hỗ trợ HS. Bước 3: Cá nhân báo cáo kết quả làm việc. Bước 4: GV đánh giá nhận xét kết quả làm việc của học sinh và chuẩn kiến thức. 3. Hệ thống kinh- vĩ tuyến Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ. Thảo luận nhóm: Cả lớp chia 8 nhóm Nhóm 1, 2: Thế nào là đường kinh tuyến? Nhóm 3,4: Thế nào là đường vĩ tuyến? Nhóm 5, 6: Kinh tuyến gốc là gì? Nhóm 7, 8: Vĩ tuyến gốc là gì? Thời gian thực hiện 3 phút. Gv chiếu hình 3 sách giáo khoa: các đường kinh tuyến, vĩ tuyến trên Quả địa cầu. ? Xác định các đường kinh tuyến, vĩ tuyến. ? Xác định đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc. ? Xác định nửa bán cầu Bắc, nửa bán cầu Nam, nửa bán cầu Đông và nửa bán cầu Tây. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Cá nhân báo cáo kết quả làm việc. Bước 4: GV đánh giá nhận xét kết quả làm việc của học sinh và chuẩn kiến thức. |
2- Hình dạng, kích thước của Trái Đất và hệ thống kinh, vĩ tuyến a. Hình dạng: - TĐ có dạng hình cầu . b. Kích thước: - TĐ có kích thước rất lớn + Bán kính:6370 km. + Đường Xích đạo dài 40076 km. c. Hệ thống kinh- vĩ tuyến: - Các đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam gọi là các đường kinh tuyến và có độ dài bằng nhau - Các đường tròn nằm ngang vuông góc với đường kinh tuyến là những đương vĩ tuyến có độ dài nhỏ dần về 2 cực - Kinh tuyến gốc được đánh số 00 đi qua đài thiên văn Grin uýt (Nước Anh) - Vĩ tuyến gốc là đường tròn lớn nhất còn được gọi là đường xích đạo - Từ vĩ tuyến gốc (xích đạo) đến cực Bắc còn được gọi là nửa cầu Bắc - Từ vĩ tuyến gốc (xích đạo) đến cực Nam còn được gọi là nửa cầu Nam - Từ kinh tuyến gốc đi về phía bên phải đến kinh tuyến 180o là nửa cầu Đông. - Từ kinh tuyến gốc đi về phía trái đến kinh tuyến 180o là nửa cầu Tây. |
3.3. Hoạt động luyện tập
Câu 1: Kinh tuyến nằm đối diện với kinh tuyến gốc là
A. 0o B. 60o
C. 90o D. 180o
Câu 2: Trái Đất có dạng hình gì?
A. Tròn. B. Cầu.
C. Elíp. D. Vuông.
Câu 3: Quan sát hình vẽ cho biết trong hệ Măt Trời gồm có mấy hành tinh? Hãy kể tên các hành tinh đó?
Câu 4: Hãy điền vào từ còn thiếu trong câu sau:
- Kinh tuyến nằm ở phía bên phải kinh tuyến gốc là những kinh tuyến.....
Câu 5: Hãy điền vào từ còn thiếu trong câu sau:
- Vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc là những vĩ tuyến......
4. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút)
- Nếu cứ 1 độ có 1 kinh, vĩ tuyến thì trên quả địa cầu có bao nhiêu kinh tuyến, bao nhiêu vĩ tuyến?
Dặn dò: (Thời gian: 1 phút)
Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 6 chuẩn khác:
- Giáo án Địa Lí 6 Bài 2: Bản đồ. Cách vẽ bản đồ
- Giáo án Địa Lí 6 Bài 3: Tỉ lệ bản đồ
- Giáo án Địa Lí 6 Bài 4: Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Loạt bài Giáo án Địa Lí lớp 6 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Địa Lí 6 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)