Giáo án Địa Lí 6 Cánh diều Bài 1: Hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ
Giáo án Địa Lí 6 Cánh diều Bài 1: Hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 6 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Xác định được trên bản đồ và trên quả Địa Cầu: kinh tuyến gốc, xích đạo, các bán cầu.
- Ghi được tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ.
2. Năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực riêng:
+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Định hướng không gian qua xác định các đường kinh, vĩ tuyến, các bán cầu và xác định tọa độ địa lí của một địa điểm.
+ Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng các công cụ của địa lí học thong qua khai thác tài liệu tranh ảnh, văn bản, quả Địa Cầu.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Liên hệ thực tiễn để xác định tọa độ địa lí của một địa điểm thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin.
3. Phẩm chất
- Bài học góp phần hình thành cho HS các phẩm chất như: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Quả Địa Cầu
- Hình 1.2. Các đường kinh tuyến và vĩ tuyến trên quả Địa Cầu
- Hình 1.3. Hệ thống các đường kinh tuyến, vĩ tuyến
- Hình 1.4. Lược đồ khu vực châu Âu
- Hình ảnh, video về các điểm cực (Bắc, Nam, Đông, Tây) trên phần đất liền của nước ta
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa
- Vở ghi
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Mở đầu (5 phút)
a. Mục tiêu:
- Tạo tình huống cho tiết học và sự tò mò hứng thú cho HS.
b. Nội dung:
- HS quan sát máy chiếu, trả lời câu hỏi tình huống.
c. Sản phẩm:
- HS vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- HS trả lời câu hỏi tình huống: Tuấn cùng bố đi câu cá trên biển. Tình cờ hai bố con nhận được tín hiệu cấp cứu của một tàu bị nạn tại vị trí (100B, 1100Đ). Hãy giúp Tuấn và bố của Tuấn xác định vị trí của con tàu bị nạn trên bản đồ để thông báo với đội cứu hộ trên biển?
Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ:
- HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV gọi 3 HS lên xác định vị trí của tàu bị nạn trên bản đồ.
Bước 4:Kết luận, nhận định:
- GV trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
* Lưu ý: GV chia nhóm để thực hiện các nhiệm vụ trong tiết học. GV cử thư kí cho tiết học. Đại diện nhóm trả lời chính xác các nhiệm vụ học tập sẽ nhận được sao của GV. Nhóm nào tích lũy được nhiều sao là nhóm giành chiến thắng.
2. Hình thành kiến thức mới (30 phút)
HOẠT ĐỘNG 1: KINH TUYẾN VÀ VĨ TUYẾN - 15’ a. Mục tiêu: - Xác định được trên bản đồ và trên quả Địa Cầu: kinh tuyến gốc, xích đạo và các bán cầu. b. Nội dung: - HS quan sát trên máy chiếu, sử dụng SGK để thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: - HS tìm hiểu kiến thức và xác định được trên quả Địa Cầu những kiến thức sau: d. Tổ chức hoạt động: | |
HĐ của GV và HS |
Nội dung cần đạt |
NHIỆM VỤ 1: Tìm hiểu về kinh tuyến gốc, xích đạo và các bán cầu Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ - GV: Yêu cầu HS dựa vào hình 1.2, kiến thức trong SGK trang 103, 104 và trao đổi theo nhóm xác định kinh tuyến gốc, xích đạo, các bán cầu trên quả Địa Cầu. Hình 1.2. Các đường kinh tuyến và vĩ tuyến trên quả Địa Cầu Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tự nghiên cứu nhiệm vụ trong thời gian 1 phút. - HS trao đổi theo nhóm để tìm hiểu kiến thức và xác định kinh tuyến gốc, xích đạo, các bán cầu trên quả Địa Cầu trong thời gian 3 phút. - GV quan sát và trợ giúp các nhóm. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên thành viên của từng nhóm trình bày các khái niệm và xác định trên quả Địa Cầu kinh tuyến gốc, xích đạo, các bán cầu. Các nhóm khác nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định - Nhóm nào trả lời đúng sẽ nhận được 1 sao của GV. - GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chuẩn hóa kiến thức. NHIỆM VỤ 2: Xác định kinh tuyến gốc, xích đạo và các bán cầu Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Trò chơi: “Cần gì cần gì?”. Mỗi nhóm được cung cấp 2 dải giấy đề can màu xanh, đỏ và 2 hình tròn nhỏ màu xanh, 2 hình tròn màu đỏ. GV hô: Tôi cần? HS đáp: Cần gì cần gì? Trước mỗi yêu cầu sau: + Dán dải giấy màu xanh vào đường kinh tuyến gốc. + Dán dải giấy màu đỏ vào đường xích đạo. + Dán hình tròn đỏ vào vị trí của 1 thành phố ở bán cầu Bắc và 1 thành phố bán cầu Nam. + Dán hình tròn xanh vào vị trí của 1 thành phố ở bán cầu Đông và 1 thành phố bán cầu Tây. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Các nhóm bóc sẵn các dải giấy và hình tròn. - Các nhóm thảo luận và cùng nhau hoàn thành các nhiệm vụ của GV đưa ra trong thời gian 20 giây. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS với vai trò ban giám khảo sẽ hỗ trợ GV kiểm tra kết quả của các nhóm. Bước 4: Kết luận, nhận định - Nhóm nào hoàn thành chính xác và nhanh nhất các nhiệm vụ của GV sẽ nhận được 2 sao. Các nhóm còn lại hoàn thành chính xác, thời gian chậm hơn sẽ nhận được 1 sao. - GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. |
1. Kinh tuyến và vĩ tuyến a. Tìm hiểu kiến thức - Kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thủ đô Luân-đôn nước Anh, được đánh số 00 + Bán cầu Đông nằm bên phải của kinh tuyến gốc. + Bán cầu Tây nằm bên trái của kinh tuyến gốc. - Vĩ tuyến gốc là đường xích đạo, được đánh số 00 + Bán cầu Bắc nằm phía trên đường xích đạo. + Bán cầu Nam nằm bên dưới đường xích đạo. b. Xác định được trên quả Địa Cầu: kinh tuyến gốc, xích đạo và các bán cầu |
HOẠT ĐỘNG 2: TỌA ĐỘ ĐỊA LÍ CỦA MỘT ĐIỂM TRÊN BẢN ĐỒ - 15’ a. Mục tiêu: - Ghi được tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ. b. Nội dung: - HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để thực hiện các nhiệm vụ học tập theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS hoàn thành các nhiệm vụ. d. Tổ chức hoạt động: | |
NHIỆM VỤ 1: Tìm hiểu tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV: Yêu cầu HS đọc SGK trang 104, 105, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: + Kinh độ, vĩ độ là gì? Kinh độ Tây, kinh độ Đông là gì? Vĩ độ Bắc, vĩ độ Nam là gì? + Tọa độ địa lí của một địa điểm là gì? Nêu cách viết tọa độ địa lí của một địa điểm? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS nghiên cứu, suy nghĩ và trả lời. - GV quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Một số HS trình bày. Bước 4: Kết luận, nhận định - HS nào trả lời đúng sẽ nhận được 1 sao cho nhóm của mình. - GV nhận xét, đánh giá về thái độ, kết quả hoạt độ và chốt kiến thức. NHIỆM VỤ 2: Ghi tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV nêu nhiệm vụ: Có các kho báu được cất giấu ở các điểm B,C trong hình 1.3 và H,K trong hình 1.4. Hãy ghi lại tọa độ lí của điểm B,C,H,K để tìm được kho báu đó. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận theo cặp và ghi lại kết quả. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Một số HS trình bày. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá về thái độ, kết quả hoạt động. - HS ghi chính xác vị trí của các điểm sẽ được bốc thăm nhận các kho báu. HS nào trả lời đúng sẽ nhận được 1 sao cho nhóm của mình. - GV chốt kiến thức. * Lưu ý: GV hỏi lại tình huống mở bài: Bạn nào là người đã xác định đúng của vị trí tàu bị nạn? HS trả lời và phân tích lỗi sai của các đáp án còn lại. |
2. Tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ - Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng độ, từ kinh tuyến gốc độ đến kinh tuyến đi qua điểm đó. - Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng độ, từ vĩ tuyến gốc đến vĩ tuyến đi qua điểm đó. - Kinh độ và vĩ độ của một địa điểm được gọi là tọa độ địa lí. - Cách viết tọa độ của một địa điểm: vĩ độ trước, kinh độ sau. - Ghi được tọa độ của một địa điểm theo yêu cầu trên bản đồ và quả Địa Cầu B (100Đ, 200B) C (100T, 100N) H (400Đ, 600B) K (200Đ, 400B) |
3. Luyện tập (5 phút)
a. Mục tiêu:
- Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS.
b. Nội dung:
- HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Trò chơi “Rung chuông Vàng”
- Luật chơi: Có 1 bộ câu hỏi gồm 6 câu. HS trả lời vào bảng. Nếu HS trả lời đúng thì được trả lời câu tiếp theo, ngược lại HS không trả lời đúng sẽ phải dừng cuộc chơi. Những HS còn lại cuối cùng trả lời đúng câu hỏi được vinh danh là những người xuất sắc nhất và giành chiến thắng. Bộ câu hỏi:
Câu 1: Vĩ tuyến nào dài nhất?
Câu 2: Vĩ tuyến nào ngắn nhất?
Câu 3: Độ dài đường kinh tuyến gốc so với các kinh tuyến khác như thế nào?
* Quan sát hình 1.3, trả lời các câu hỏi:
Câu 4: Ghi tọa độ địa lí của điểm D
Câu 5: Ghi tọa độ địa lí của điểm E.
Gợi ý trả lời:
Câu 1: Xích đạo
Câu 2: Vĩ tuyến 66° 33′ 38″ vĩ Nam, Bắc
Câu 3: Độ dài của kinh tuyến gốc bằng độ dài của các kinh tuyến khác
Câu 4: D (600Đ, 00)
Câu 5: E (300Đ, 200N)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ và viết vào bảng trong thời gian 20 giây.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS giơ đáp án
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV chiếu đáp án, HS đối chiếu và tự chấm. GV tặng 3 sao cho nhóm có nhiều HS rung được chuông vàng nhất.
- GV nhận xét, đánh giá về thái độ, kết quả hoạt động.
4. Vận dụng (5 phút)
a. Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức tọa độ địa lí để tìm vị trí thành phố/thủ đô của một số quốc gia và nêu cách xác định toaj độ địa lí của một địa điểm thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin.
b. Nội dung:
- HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS:
+ Hãy ghi tọa độ địa lí của 1 thành phố/thủ đô vừa ở bán cầu Bắc và vừa ở bán cầu Đông mà các nhóm xác định trên quả Địa Cầu ở nhiệm vụ 2 hoạt động 1.
+ Ngoài cách xác định tọa độ địa lí của một địa điểm thông qua bản đồ hoặc quả Địa Cầu. Hãy nêu cách khác có thể xác định được tọa độ địa lí của một địa điểm trên Trái Đất.
Gợi ý trả lời:
+ Tọa độ địa lí của Luân Đôn: khoảng (00, 510B); Hà Nội: khoảng (1050Đ, 210B)
+ Cách khác có thể xác định được tọa độ địa lí của một địa điểm trên Trái Đất: dựa vào mặt trời và các ngôi sao lớn bất kì, dựa vào GPS...
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án, ghi vào Phiếu học tập.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV gọi nhóm có kết quả nhanh nhất.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS và tặng 1 sao cho nhóm trả lời đúng và nhanh nhất.
Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa lí lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:
Bài 5: Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng và kích thước của Trái Đất
Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả địa lí
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Loạt bài Giáo án Địa Lí lớp 6 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Địa Lí 6 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)