Giáo án Địa Lí 6 Cánh diều Bài 4: Thực hành: Đọc bản đồ. Xác định vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ
Giáo án Địa Lí 6 Cánh diều Bài 4: Thực hành: Đọc bản đồ. Xác định vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 6 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
Sau bài học này, giúp HS:
1. Kiến thức
- Biết đọc được bản đồ, xác định được vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ.
- Biết tìm đường đi trên bản đồ.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Hình thành phát triển năng lực tự chủ và tự học thông qua việc giải quyết các nội dung kiến thức.
* Năng lực Địa Lí
- Định hướng không gian: Biết sử dụng các phương tiện khác nhau để xác định vị trí địa lí của một điểm và phương hướng trên bản đồ. Biết đọc bản đồ.
- Biết tìm kiếm thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật tin tức, số liệu,…về các địa phương, biết liên hệ thực tế để hiểu sâu sắc hơn kiến thức địa lí.
3. Phẩm chất
- Có ý thức học tốt hoàn thành mục tiêu đề ra, hình thành ý niệm về bản sắc của một địa phương, phân biệt địa phương này với địa phương khác.
- Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ và trách nhiệm.
(Cho em xin phép góp ý với chị thế này ạ: em thấy phần mục tiêu về năng lực và phẩm chất trong sgv có ghi ạ em thấy gọn và cũng đầy đủ các ý như c nêu)
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ hành chính Việt Nam, bản đồ một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Bản đồ du lịch Hà Nội và các tỉnh (nếu có).
- Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa
- Vở ghi
- Đồ dùng học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Mở đầu
a. Mục tiêu:
- Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học mới.
- Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới.
b. Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
(?) Lớp bạn A đang có dự định đi tham quan một số địa điểm ở Thủ đô Hà Nội. Địa điểm xuất phát là từ tp Hưng Yên. Lớp bạn A đang loay hoay không biết đường đi như thế nào. Theo em, lớp của bạn A có thể sử dụng gì để tìm được đường đi đến đến Thủ đô Hà Nội?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Cho HS hoạt động theo cặp đôi để trả lời câu hỏi liên quan đến tình huống trên.
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- GV:
+ Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày.
+ Hướng dẫn HS trình bày (nếu các em còn gặp khó khăn).
- HS:
+ Thảo luận, trả lời câu hỏi của GV.
+ Đại diện cặp đôi trả lời câu hỏi tình huống
+ Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới.
Bản đồ có vai trò rất quan trọng trong học tập và đời sống. Vậy trên bản đồ có các kí hiệu gì? Làm thế nào để xác định được phương hướng và tìm đường đi trên bản đồ. Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp các em có được các kĩ năng đọc và sử dụng bản đồ.
- HS: Lắng nghe, vào bài mới.
2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung chính |
Hoạt động 1: Cách đọc bản đồ và xác định vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ a. Mục tiêu: HS biết đọc bản đồ và xác vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ. b. Nội dung: Đọc bản đồ và xác vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, phiếu học tập của HS d. Tổ chức hoạt động: | |
Nhiệm vụ 1: Đọc bản đồ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS thảo luận theo nhóm cặp đôi, hoàn thành các nhiệm vụ: ? Quan sát H4.1 SGK tr118 kết hợp với kênh chữ, em hãy cho biết để đọc được bản đồ ta cần phải làm gì? ? Đọc tên thủ đô các nước trong khu vực Đông Nam Á trên bản đồ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập GV: Cho HS hoạt động theo cặp đôi để trả lời câu hỏi liên quan đến tình huống trên. HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. Bước 3. Báo cáo, thảo luận - GV: + Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày.( Với phần đọc tên các nước HS lên xác định trên bản đồ. HS khác quan sát ) + Hướng dẫn HS trình bày (nếu các em còn gặp khó khăn). - HS: + Thảo luận, trả lời câu hỏi của GV. + Đại diện cặp đôi trả lời câu hỏi. + Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). Bước 4. Kết luận, nhận định GV chuẩn kiến thức. Nhiệm vụ 2: Xác định vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS làm việc cá nhân với bản đồ khu vực Đông Nam Á. Dựa vào H4.1: ? Xác định vị trí của Việt Nam trên bản đồ khu vực Đông Nam Á. ? Xác định vị trí và nêu tên của các nước khu vực Đông Nam Á trên bản đồ. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - HS: Tiếp nhận nhiệm vụ và lên xác định vị trí trên bản đồ. - GV: Hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS cách xác định vị trí trên bản đồ. Bước 3. Báo cáo, thảo luận - GV: + Yêu cầu đại diện HS lên trình bày. + Hướng dẫn HS xác định đúng (nếu các em còn gặp khó khăn). - HS: + HS trả lời câu hỏi. + Đại diện HS báo cáo sản phẩm. + HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). Bước 4. Kết luận, nhận định GV kết luận và chuyển mục tiếp theo. |
1. Đọc bản đồ. Xác định vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ - Đọc bản đồ: + Đọc tên bản đồ để biết nội dung và lãnh thổ được thể hiện + Biết tỉ lệ bản đồ để tính khoảng cách giữa các đối tượng + Đọc kí hiệu để nhận biết các đối tượng + Xác định các đối tượng địa lí cần quan tâm trên bản đồ. - Xác định vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ Thủ đô các nước trong khu vực Đông Nam Á: Hà Nội (Việt Nam); Băng Cốc (Thái Lan); …. |
Hoạt động 2: Tìm đường đi trên bản đồ a. Mục tiêu: HS biết tìm đường đi trên bản đồ. b. Nội dung: Tìm đường đi trên bản đồ. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, phiếu học tập của HS. d. Tổ chức hoạt động: | |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia nhóm thảo luận KT khăn trải bàn. HS làm việc với H4.2: ? Cho biết muốn đi từ Cung thể thao Quần Ngựa đến Bảo tàng Hồ Chí Minh ta phải đi qua những con đường nào? Tìm đường đi ngắn nhất? ? Tính khoảng cách từ Cung thể thao Quần Ngựa đến Bảo tàng Hồ Chí Minh dựa vào tỉ lệ bản đồ? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - HS: Tiếp nhận nhiệm vụ - GV: Hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS ( nếu cần) Bước 3. Báo cáo, thảo luận - GV: + Đại diện nhóm bảng trình bày + Hướng dẫn HS trình bày (nếu các em còn gặp khó khăn). - HS: + Đại diện nhóm trình bày + Các nhóm khác theo dõi, nhận xét. Bước 4. Kết luận, nhận định GV kết luận, tuyên dương. |
2. Tìm đường đi trên bản đồ - Từ Cung thể thao Quần Ngựa đến Bảo tàng Hồ Chí Minh: ( có nhiều đường đi) + Cung TT Quần Ngựa nằm trên đường Văn Cao. Bảo tàng Hồ Chí Minh nằm trên phố Ngọc Hà. + Từ đường Văn Cao -> đường Hoàng Hoa Thám -> Phố Ngọc Hà.( ngắn nhất). + Từ đường Văn Cao -> phố Đội Cấn -> Phố Ngọc Hà. - Khoảng cách: 8cm , với tỉ lệ 1: 35 000 = 280 000 cm = 280m |
3. Luyện tập
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa học cho HS.
b. Nội dung: Trả lời các câu hỏi tự luận/ trắc nghiệm
c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV chia nhóm để HS trả lời các câu hỏi: Quan sát Hình sau và trả lời câu hỏi:
1. Em đang ở trường Trung học, tòa nhà nào gần với em nhất?
…………………………………………………………….
2. Em cần đi từ sân vận động đến ngân hàng. Đường đi nào ngắn nhất?
…………………………………………………………….
3. Em rời khỏi bưu điện và đang đứng trên đường Thống Nhất. Một vài người hỏi em đường đến quán cà phê. Con đường nào ngắn nhất?
…………………………………………………………….
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS: Tiếp nhận nhiệm vụ
- GV: Hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS ( nếu cần)
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- GV: Hướng dẫn HS (nếu các em còn gặp khó khăn).
- HS:
+ Đại diện nhóm báo cáo
+ Các nhóm khác theo dõi, nhận xét.
Bước 4. Kết luận, nhận định
Gv kết luận, đánh giá các bài làm của HS.
e. Dự kiến sản phẩm
1. Em đang ở trường Trung học, tòa nhà nào gần với em nhất là tòa nhà văn phòng.
2. Em cần đi từ sân vận động đến ngân hàng. Đường ngắn nhất là từ đường Đoàn Kết đến đường Thắng Lợi
3. Em rời khỏi bưu điện và đang đứng trên đường Thống Nhất. Một vài người hỏi em đường đến quán cà phê. Con đường nào ngắn nhất là từ đường Thống Nhất đi sang đường Độc Lập.
4. Vận dụng
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
b. Nội dung: HS dựa vào bản đồ GV cung cấp và kĩ năng xem bản đồ của bài vừa học để lên kế hoạch đến các địa điểm tham quan ở Đà Lạt một cách hợp lý.
c. Sản phẩm: Bản kế hoạch của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HS thực hiện ở nhà
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
Dựa vào các phần mềm, trang web có chức năng tìm kiếm, hãy xác định các tuyến đường bằng cách hoàn thành phiếu học tập sau:
1. Từ nhà em đến trường:
- Điểm xuất phát:…………………………………………………………………
- Điểm đến: :……………………………………………………………………..
- Thời gian di chuyển: :……………………………………………………………
- Phương tiện di chuyển: :………………………………………………………..
- Mô tả lộ trình di chuyển ( ghi các tuyến đường chính): ……………………….
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS: Tiếp nhận nhiệm vụ
- GV: Hướng dẫn, hỗ trợ HS ( nếu cần)
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- HS: Nộp sản phẩm sau 1 tuần
+ Đại diện nhóm báo cáo các tour du lịch do nhóm các em thiết kế.
+ Các nhóm khác theo dõi, nhận xét.
Bước 4. Kết luận, nhận định
Gv kết luận, đánh giá các bài làm của HS dựa trên các tiêu chí.
Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa lí lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:
Bài 5: Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng và kích thước của Trái Đất
Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả địa lí
Bài 7: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các hệ quả địa lí
Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo. Núi lửa và động đất
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Loạt bài Giáo án Địa Lí lớp 6 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Địa Lí 6 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)