Giáo án Địa Lí 6 Cánh diều Bài 17: Các thành phần chủ yếu của thủy quyển. Tuần hoàn nước trên Trái Đất

Giáo án Địa Lí 6 Cánh diều Bài 17: Các thành phần chủ yếu của thủy quyển. Tuần hoàn nước trên Trái Đất

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Địa Lí 6 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Kể tên các thành phần của thuỷ quyển, mô tả vòng tuần hoàn của nước

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam.

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự   nhiên

3. Phẩm chất

- Yêu nước: Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên nói chung, môi trường nước nói riêng.

- Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức tác động đến môi trường nước

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học

- Trung thực: Nhận lỗi, phát hiện và phản ánh hành vi phạm để cùng khắc phục.

- Trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ và tuyên truyền ý thức đối với gia đình, bạn bè bảo vệ nguồn nước

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên: tranh ảnh vòng tuần hoàn nước, tỉ lệ của nước, phiếu học tập

2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục đích: Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học mới. Nước trên Trái Đất gồm những thành phần nào? Các thành phần ấy liên quan với nhau ra sao? 

b. Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh.

d. Tổ chức hoạt động

                          Hoạt động của GV và HS

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Giao nhiệm vụ

         Trái Đất không giống với bất kì một hành tinh nào trong hệ Mặt Trời vì Trái Đất có nước. Nhờ có nước, Trái Đất trở thành một hành tinh có sự sống. Nước trên Trái Đất gồm những thành phần nào? Các thành phần ấy liên quan với nhau ra sao? Nước bao bọc khắp hành tinh, vì sao nhân loại vẫn lo thiếu nước?

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung 

HS: Trình bày kết quả

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới

HS: Lắng nghe, vào bài mới

Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2: Thuỷ quyền

a. Mục đích: HS Biết khái niệm thuỷ quyển, các thành phần của thuỷ quyền

b. Nội dung: Thuỷ quyền

c. Sản phẩm: học sinh quan sát được hình vẽ nêu được các thành phần của thuỷ quyển

d. Tổ chức hoạt động. 

                        Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: cho HS làm việc theo cặp, đọc nội dung kiến thức trong SGK và trả lời các câu hỏi sau 3’:

 Quan sát hình 17.1 SGK và hình 2

Giáo án Địa Lí 6 Cánh diều Bài 17: Các thành phần chủ yếu của thủy quyển. Tuần hoàn nước trên Trái Đất

Giáo án Địa Lí 6 Cánh diều Bài 17: Các thành phần chủ yếu của thủy quyển. Tuần hoàn nước trên Trái Đất

Hình 2

- N1,2: Nêu khái niệm thuỷ quyển

N1:- Nước trên Trái Đất tồn tại ở những dạng nào, phân bố ở đâu?

N2: So sánh tỉ lệ và diện tích lục địa và Đại Dương ở bán cầu Bắc?

N1:So sánh tỉ lệ và diện tích lục địa và Đại Dương ở bán cầu Nam?

N1,2: So sánh sự phân bố Trên Trái Đất?

Các nhân

- Kể tên các thành phần chủ yếu của thuỷ quyển?

- Thuỷ quyển có vai trò như thế nào đối với con người?

- Vai trò của nước ngọt, nước mặn? Liên hệ cho ví dụ.

HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Dự kiến sản phẩm: Thuỷ quyển là toàn bộ lớp nước trên Trái Đất. Nước tồn tại ở 3 dạng rắn, lỏng, hơi. Nước phân bố ở khắp nơi trên bề mặt trái đất. Nước trong các biển và đại dương là nhiều nhất.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

GV chuẩn kiến thức và bổ sung: Nước và không khí là hai thành phần quan trọng bên bề mặt trái đất, giúp duy trì sự sống cho con người và các loài sinh vật. Đây cũng là yếu tố quan trọng quyết định sự sống tồn tại trên trái đất mà không phải bất cứ hành tinh nào khác.

1. CÁC THÀNH PHẦN CHỦ YẾU CỦA THUỶ QUYỂN

- KN: Thuỷ quyển là toàn bộ lớp nước trên Trái Đất.

- Trạng thái: rắn, lỏng, hơi

- Lớp nước này phân bố không đều.

+ Nước ngọt chiếm tỉ lệ rất ít (2,8%) nhưng có vai trò quan trọng, liên quan trực tiếp tới cuộc sống của con người.

+ Nước biển và đại dương (97,2%), cung cấp nguồn hơi nước lớn nhất trên Trái Đất.











Hoạt động 3: Vòng tuần hoàn lớn của nước

a. Mục đích:  HS biết được các bước trong vòng tuần hoàn lớn của nước

b. Nội dung: Tìm hiểu Vòng tuần hoàn lớn của nước

c.  Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Tổ chức hoạt động.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: HS Quan sát sơ đồ hình 17.2 và kết hợp với hiểu biết của em, hãy: thảo luận nhóm 3’

Giáo án Địa Lí 6 Cánh diều Bài 17: Các thành phần chủ yếu của thủy quyển. Tuần hoàn nước trên Trái Đất

-Mô tả vòng tuần hoàn lớn của nước

-Trạng thái thay đổi của nước trong vòng tuần hoàn?

-Nước trong khí quyển có nguồn gốc từ đâu?

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe; gọi HS nhận xét và bổ sung; ghi bảng có chọn lọc (nội dung chưa chính xác ghi bên cạnh) 

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV: Chuẩn kiến thức, có thể bổ sung nội dung ghi bảng trước còn thiếu

HS: Lắng nghe, ghi bài

2. TUẦN HOÀN NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT


Vòng tuần hoàn của nước: Nước bốc hơi (1) lên cao gặp lạnh ngưng kết thành mây (2), mây bay vào đất liền (3) nặng hạt tạo thành mưa (4) rơi xuống đất, nước chảy thành sông (5) đổ ra biển, hoặc ngấm xuống đất (6) tạo thành nước ngầm rồi chảy ra biển (7) tạo thành vòng tuần hoàn khép kín. 


Hoạt động 4: Luyện tập.

a. Mục đích: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học về vòng tuần hoàn nước

b. Nội dung: Trả lời các câu hỏi sách bài tập: 1,2,3 

c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức hoạt động.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 

GV: Nước trong sông Hồ có tham gia vào vòng tuần hoàn lớn của nước không? Vì sao?

HS: Quan sát/lắng nghe, học sinh làm bài tập 1,2,3 sách bài tập

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 

HS suy nghĩ trả lời

Bước 3: Báo cáo thảo luận

HS lần lượt trả lời các câu hỏi 

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học

1. Nước trong các sông, hồ có tham gia vào vòng tuần hoàn lớn của nước. Vì tham gia vào các giai đoạn:

 Bốc hơi: nước từ sông, hồ bốc hơi vào khí quyển

 Sông, hồ là nơi chứa nước mưa

 Nước sông, hồ, chảy ra biển, hoặc ngấm xuống đất thành nước ngầm


Hoạt động 5: Vận dụng

a. Mục đích:  HS vận dụng tìm hiểu thực tế có liên quan đến bài học nước là tài nguyên không thể thiếu đối với sự sống, cần phải biết bảo vệ nguồn nước.

b. Nội dung: Vận dụng kiến thức biết vai trò của nước đối với sự sống

c. Sản phẩm: Lắng nghe, ghi chép câu hỏi, có ý thức bảo vệ nguồn nước

d. Tổ chức hoạt động.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 

GV:

Tài nguyên nước ngọt của Trái Đất, đặc biệt là nước sông, hồ là vô tận hay có hạn

- Nguồn nước ngọt ở Việt Nam đang suy giảm và bị ô nhiễm nghiêm trọng. Em hãy tìm hiểu và cho biết, tình trạng đó dẫn đến những hậu quả gì?

 -Liên hệ địa phương em.

- Nêu biện pháp khắc phục?

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh về nhà thực hiện

HS: Ghi nhớ nội dung, ghi chép nội dung bài tập

Bước 3: Báo cáo thảo luận 

HS: Ý kiến thắc mắc 

GV: Lắng nghe, giải đáp, dặn dò làm bài

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học


Nước là tài nguyên thiên nhiên nếu con người sử dụng không hợp lí và có ý thức bảo vệ thì nó sẽ cạn kiệt

- Phần lớn nước trên Trái Đất là nước mặn, nước ngọt chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ mà hầu hết lại đóng băng ở 2 cực và trên các đỉnh núi cao. 

Con người và sinh vật cần nước ngọt để duy trì sự sống và phát triển. Nguồn nước ngọt ở nước ta đang bị suy giảm về số lượng và ô nhiễm nghiêm trọng dẫn đến nhiều hậu quả:

Thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất.

 Xuất hiện và gia tăng các bệnh tật liên quan đến việc sử dụng nước ô nhiễm.

Phải mua nước ngọt từ bên ngoài, ...

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa lí lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Loạt bài Giáo án Địa Lí lớp 6 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Địa Lí 6 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên