Giáo án Địa Lí 6 Cánh diều Bài 23: Thực hành: Tìm hiểu lớp phủ thực vật ở địa phương
Giáo án Địa Lí 6 Cánh diều Bài 23: Thực hành: Tìm hiểu lớp phủ thực vật ở địa phương
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 6 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Mục tiêu bài học
1. Năng lực
- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực địa lí:
+ Giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí tự nhiên: Nhận biết và phân tích được quan hệ nhân quả trong mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên trong một số tình huống.
+ Cập nhật thông tin, liên hệ thực tế: Biết tìm kiếm các thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật tri thức, số liệu về địa phương, biết liên hệ thực tế để hiểu sâu sắc hơn kiến thức địa lí.
+ Tổ chức học tập ở thực địa: Biết chuẩn bị điều kiện cần thiết trước khi thực hiện khảo sát, biết sử dụng công cụ đơn giản, thông dụng để thực hiện khảo sát, biết ghi chép nhật kí thực địa, biết viết thu hoạch sau một ngày thực địa.
+ Có khả năng hình thành và phát triển ý tưởng về một chủ đề học tập khám phá từ thực tiễn, có khả năng trình bày kết quả một bài tập dự án của cá nhân hay của nhóm.
2. Về phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Hình ảnh một số thực vật của địa phương.
- Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK Lịch sử và Địa lí 6
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Mở đầu
a. Mục tiêu: Giới thiệu cho HS về nhiệm vụ học tập khi đi tìm hiểu môi trường tự nhiên ở địa phương.
b. Nội dung: Xem một đoạn video và một số hình ảnh giới thiệu về lớp phủ thực vật trong thiên nhiên.
c. Sản phẩm: HS nhận thức được khái quát về lớp phủ thực vật thiên nhiên.
d. Tổ chức hoạt động
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chiếu đoạn video và các hình ảnh về lớp phủ thực vật thiên nhiên.
- GV đặt câu hỏi: Các em có thể tham quan lớp phủ thực vật này ở những địa điểm nào tại địa phương nơi em sinh sống?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS xem video và hình ảnh để hình dung về lớp phủ thực vật thiên nhiên và trả lời câu hỏi của GV.
- HS hoạt động theo hình thức cặp đôi để thảo luận vấn đề.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- HS trả lời, thảo luận.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, chốt ý.
2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Thành lập nhóm
(HS thực hiện từ tiết học trước)
a. Mục tiêu:
- Thành lập được các nhóm học tập dựa trên cơ sở những HS có cùng mục đích, tương đồng về điều kiện, hoàn cảnh và có thể hỗ trợ nhau tốt nhất trong quá trình làm bài thực hành.
b. Nội dung:
- Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên thành lập được các nhóm học tập.
c. Sản phẩm:
- Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh.
d. Cách thực hiện:
Bước 1: GV phát phiếu thăm dò sở thích nhóm (Phụ lục I). HS điền phiếu số 1
Bước 2: GV công bố kết quả sắp xếp nhóm theo sở thích. Các nhóm bàn bạc bầu nhóm trưởng, thư kí.
Điều chỉnh các đối tượng học khác nhau | |
Lựa chọn báo cáo bằng hình thức tập san. |
Học sinh có năng lực học tập trung bình và yếu: Tham gia tham quan lớp phủ thực vật ở địa phương, chụp ảnh, tìm kiếm thông tin trong SGK, trên mạng internet, hỏi người lớn tuổi. |
Học sinh có năng lực học tập khá: Tham gia tham quan lớp phủ thực vật ở địa phương, chụp ảnh, tìm kiếm thông tin trên mạng internet, tóm tắt các nội dung tìm kiếm được. | |
Học sinh có năng lực học tập tốt: Tham quan lớp phủ thực vật ở địa phương, chụp ảnh, tóm tắt, chắt lọc, chỉnh sửa, lựa chọn hình ảnh và cách trình bày các thông tin tìm kiếm được. | |
Lựa chọn báo cáo bằng powerpoint |
Học sinh có năng lực tìm kiếm thông tin trên mạng: Tìm kiếm các thông tin trên mạng |
Học sinh có năng lực sử dụng Powerpoint và các ứng dụng khác: Chuyển các nội dung lên bản trình bày trên Powerpoint… * Ghi chú: Với nhóm lựa chọn làm bằng powerpoint vẫn tham quan lớp phủ thực vật, tìm hiểu thông tin bằng nhiều nguồn khác nhau. |
Hoạt động 2: Chọn nội dung thực hành
(HS thực hiện từ tiết học trước)
a. Mục tiêu:
- HS tham quan một khu vườn hoặc công viên tại địa phương để tìm hiểu về lớp phủ thực vật.
b. Nội dung:
- Học sinh thống nhất, chọn nội dung thực hành của nhóm.
c. Sản phẩm:
- Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh.
d. Cách thực hiện:
Bước 1: GV gợi ý 1 số nội dung cho các nhóm lựa chọn.
a) Nội dung 1: Tìm hiểu về đặc điểm của lớp phủ thực vật ở địa phương.
- Lớp phủ thực vật ở địa điểm tham quan có mấy tầng? Độ cao trung bình của cây ở mỗi tầng?
- Lựa chọn khoảng 5 loại cây để tìm hiểu sâu:
+ Tên loài cây?
+ Đặc điểm nhận dạng: lá, hoa, thân...
+ Công dụng? (cây lấy bóng, cây lấy gỗ, cây ăn quả, cây thuốc, rau, hoa...)
+ Đặc điểm khác em thấy thú vị?
b) Nội dung 2: Tìm hiểu đặc điểm thích nghi với môi trường của lớp phủ thực vật ở địa phương.
- Quan sát đặc điểm thích nghi với môi trường của khoảng 5 cây em lựa chọn tìm hiểu (cây ưa sáng, cây chịu bóng, cây ưa ẩm, cây chịu được khô hạn, cây chịu được rét...)
- Những điều thú vị khác em tìm hiểu được về các loài cây do đọc sách, tìm hiểu trên internet, hỏi người lớn tuổi, chủ vườn...
Bước 2: Học sinh thống nhất, chọn nội dung thực hành của nhóm.
Hoạt động 3: Thu thập tài liệu và viết báo cáo
(HS thực hiện ở nhà)
a. Mục tiêu: Học sinh làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đề ra
- HS thu thập thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau:
+ Thu thập tài liệu qua sách vở, mạng internet.
+ Tham quan, tìm hiểu thực tế địa phương.
+ Tìm hiểu qua người dân địa phương (phương pháp xã hội học).
- HS viết báo cáo phân tích, tổng hợp, so sánh các kết quả đã tìm hiểu được. Khi viết báo cáo cần viết ngắn gọn, rõ ràng, đi thẳng vào nội dung chính.
b. Nội dung:
- Học sinh làm việc theo nhóm để thu thập tài liệu và viết báo cáo thực hành của nhóm.
c. Sản phẩm:
- Tập san, bài powerpoint.
d. Cách thực hiện:
Bước 1: Học sinh làm việc theo nhóm để thu thập tài liệu.
- Với mỗi nhóm cần có bảng phân công công việc cụ thể cho từng thành viên trong nhóm (Phụ lục II).
- Trong quá trình HS thu thập tài liệu, GV cần tư vấn, gợi ý, hỗ trợ HS kịp thời (nếu HS gặp khó khăn).
Bước 2: Học sinh làm việc theo nhóm để viết báo cáo thực hành của nhóm.
- Trong quá trình HS viết báo cáo, làm powerpoint GV cần tư vấn, gợi ý, hỗ trợ HS kịp thời (nếu HS gặp khó khăn).
- GV lưu ý HS: khi viết báo cáo cần viết ngắn gọn, rõ ràng, đi thẳng vào nội dung chính.
Hoạt động 4: Trình bày
(HS thực hiện trên lớp)
a. Mục tiêu
- Học sinh báo cáo được kết quả làm việc của nhóm: trình bày báo cáo thông qua thuyết trình bằng powerpoint, làm tập san.
- Biết tự đánh giá sản phẩm của nhóm và đánh giá sản phẩm của các nhóm khác.
- Hình thành được kĩ năng: lắng nghe, thảo luận, nêu vấn đề và thương thuyết.
b. Nội dung: Báo cáo sản phẩm
c. Sản phẩm: Bản báo cáo của các nhóm
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên giới thiệu nội dung, dẫn dắt vấn đề, tổ chức thảo luận.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh chuẩn bị tinh thần
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Học sinh
+ Nhóm báo cáo các nội dung chủ đề theo sự phân công.
+ Học sinh nhóm khác chú ý lắng nghe.
+ Thảo luận và chuẩn bị các câu hỏi cho các nhóm khác.
+ Tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình và tham gia đánh giá sản phẩm của các nhóm khác theo mẫu phiếu. (Phụ lục III, IV)
- Giáo viên:
+ Quan sát, đánh giá
+ Hỗ trợ, cố vấn.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Thu hồi các sản phẩm và các phiếu giao việc trong nhóm
- Nhận xét và đánh giá các sản phẩm của học sinh
3. Luyện tập (5 phút)
a. Mục tiêu:
- Củng cố, khắc sâu, hệ thống lại nội dung kiến thức bài học.
b. Nội dung: Trả lời các câu hỏi tự luận/ trắc nghiệm
c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV: Yêu cầu HS làm bài tập sau:
Nêu một số biện pháp để bảo vệ, phát triển lớp phủ thực vật ở địa phương mà em có thể tham gia?
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
HS: Khai thác thông tin, dựa vào hiểu biết cá nhân trả lời câu hỏi, trao đổi kết quả làm việc với các bạn khác.
GV: Quan sát, theo dõi đánh giá thái độ làm việc, giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
HS: Trình bày trước lớp kết quả làm việc cá nhân. HS khác nhận xét, bổ sung
Một số biện pháp bảo vệ, phát triển lớp phủ thực vật ở địa phương mà em có thể tham gia:
+ Không trèo cây, bẻ cành, ngắt hoa, hái quả, phá hoại…
+ Tham gia các hoạt động trồng thêm cây xanh
+ Tuyên truyền các biện pháp bảo vệ cây xanh.
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV: Thông qua phần trình bày của HS rút ra nhận xét, khen ngợi và rút kinh nghiệm những hoạt động rèn luyện kĩ năng của cả lớp.
4. Vận dụng (5 phút)
a. Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức của bài học vào thực tế
b. Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành bài tập/báo cáo ngắn
c. Sản phẩm: HS về nhà thực hiện nhiệm vụ GV đưa ra.
d. Tổ chức hoạt động:
HS thực hiện ở nhà
Bước 1.
- GV đưa ra nhiệm vụ: Thiết kế khẩu hiệu tuyên truyền hoặc vẽ tranh cổ động về bảo vệ cây xanh ở địa phương.
Bước 2.
- HS hỏi và đáp ngắn gọn những vấn đề cần tham khảo.
Bước 3.
- GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau trình bày
IV. PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU CỦA HỌC SINH
(Trước khi thực hiện dự án)
Họ và tên: ……………………………………………………
Lớp: ………………………….………………………………
Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ô trống trong bảng có câu trả lời phù hợp với em.
1. Em quan tâm (hoặc có hứng thú) đến nội dung nào của dự án?
Đánh dấu (x) vào ô trả lời
Nội dung |
Có |
Không |
1. Đặc điểm của lớp phủ thực vật ở địa phương |
||
2. Tìm hiểu đặc điểm thích nghi với môi trường của lớp phủ thực vật ở địa phương. |
2. Khả năng của học sinh
Đánh dấu (x) vào ô trả lời
STT |
Nội dung điều tra |
Trả lời |
|
Có |
Không |
||
1 |
Khả năng thiết kế bản trình chiếu trên Powerpoint |
||
2 |
Khả năng nhiếp ảnh |
||
3 |
Khả năng tìm kiếm thông tin trên mạng internet |
||
4 |
Khả năng phân tích và tổng hợp thông tin |
||
5 |
Khả năng thuyết trình |
3. Mức độ quan tâm đến các sản phẩm dự kiến sẽ thực hiện
Học sinh đánh số theo mức độ như sau: 1 – Rất thích, 2 – Thích, 3 – Có thể tham gia vào ô “Mức độ quan tâm”
STT |
Sản phẩm mong muốn thực hiện |
Mức độ quan tâm |
1 |
Tập san |
|
2 |
Bài trình bày bằng Powerpoint |
PHỤ LỤC 2
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM
1. Thời gian, địa điểm, thành phần
- Địa điểm:...............................................................................
- Thời gian: từ......giờ.....đến ....giờ ..........Ngày.......tháng......năm .....
- Nhóm số: ……...; Số thành viên: .................... Lớp:…….
- Số thành viên có mặt............Số thành viên vắng mặt..........
2. Nội dung công việc: (Ghi rõ tên chủ đề thảo luận hoặc nội dung thực hành)
STT |
Họ và tên |
Công việc được giao |
Thời hạn hoàn thành |
Ghi chú |
1 |
||||
2 |
||||
3 |
||||
4 |
||||
5 |
||||
6 |
||||
7 |
||||
8 |
3. Kết quả làm việc
4. Thái độ tinh thần làm việc
5. Đánh giá chung
6. Ý kiến đề xuất
Thư kí |
Nhóm trưởng |
PHỤ LỤC 3
PHIẾU ĐÁNH GIÁ TẬP SAN
Tên nhóm:……………………………………….Số lượng thành viên: ……..
Nội dung nhóm trình bày:
Thang điểm: 1 = Kém; 2 = Yếu; 3 = Khá; 4 = Tốt; 5 = Xuất sắc
(Khoanh tròn điểm cho từng mục)
Tiêu chí |
Yêu cầu |
Điểm |
|||||
Lời giới thiệu, thiết kế trang bìa |
1 |
Rõ ràng, nội dung phù hợp với tiêu đề |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
2 |
Cấu trúc mạch lạc, lô gic |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
3 |
Trang bìa màu sắc bắt mắt. |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
Nội dung |
4 |
Nội dung chính rõ ràng, khoa học |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
5 |
Có hình ảnh thực tế, sưu tầm minh họa |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
6 |
Có liên hệ với thực tiễn |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
7 |
Có sự kết nối với kiến thức đã học |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
8 |
Đảm bảo tiêu chí đề bài yêu cầu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
Lời nói, cử chỉ |
9 |
Giọng nói rõ ràng, khúc triết; âm lượng vừa phải, đủ nghe |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
10 |
Tốc độ trình bày vừa phải, hợp lí |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
11 |
Ngôn ngữ diễn đạt dễ hiểu, phù hợp lứa tuổi |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
12 |
Thể hiện được cảm hứng, sự tự tin, nhiệt tình khi trình bày |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
13 |
Có giao tiếp bằng ánh mắt với người tham dự |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
Tổ chức, tương tác |
14 |
Cách dẫn dắt vấn đề thu hút sự chú ý của người dự; không bị lệ thuộc vào phương tiện. |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
15 |
Có nhiều học sinh trong nhóm tham gia trình bày |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
16 |
Trả lời các câu hỏi thêm từ người dự |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
17 |
Phân bố thời gian hợp lí |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
Tổng số mục đạt điểm |
Điểm trung bình ………….. (Cộng tổng điểm chia cho 17)
Chữ kí người đánh giá
PHỤ LỤC 4
PHIẾU ĐÁNH GIÁ THUYẾT TRÌNH BÁO CÁO BẰNG PP
Tên nhóm:……………………………………….Số lượng thành viên: ……..
Nội dung nhóm trình bày:
Thang điểm: 1 = Kém; 2 = Yếu; 3 = Khá; 4 = Tốt; 5 = Xuất sắc
(Khoanh tròn điểm cho từng mục)
Tiêu chí |
Yêu cầu |
Điểm |
|||||
Bố cục |
1 |
Tiêu đề rõ ràng, hấp dẫn người xem |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
2 |
Cấu trúc mạch lạc, lô gic |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
3 |
Nội dung phù hợp với tiêu đề |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
Nội dung |
4 |
Nội dung chính rõ ràng, khoa học |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
5 |
Các ý chính có sự liên kết |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
6 |
Có liên hệ với thực tiễn |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
7 |
Có sự kết nối với kiến thức đã học |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
8 |
Sử dụng kiến thức của nhiều môn học |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
Lời nói, cử chỉ |
9 |
Giọng nói rõ ràng, khúc triết; âm lượng vừa phải, đủ nghe |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
10 |
Tốc độ trình bày vừa phải, hợp lí |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
11 |
Ngôn ngữ diễn đạt dễ hiểu, phù hợp lứa tuổi |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
12 |
Thể hiện được cảm hứng, sự tự tin, nhiệt tình khi trình bày |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
13 |
Có giao tiếp bằng ánh mắt với người tham dự |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
Sử dụng công nghệ |
14 |
Thiết kế sáng tạo, màu sắc hài hòa, thẩm mĩ cao |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
15 |
Phông chữ, màu chữ, cỡ chữ hợp lý |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
16 |
Hiệu ứng hình ảnh dễ nhìn, dễ đọc |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
Tổ chức, tương tác |
17 |
Cách dẫn dắt vấn đề thu hút sự chú ý của người dự; không bị lệ thuộc vào phương tiện. |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
18 |
Có nhiều học sinh trong nhóm tham gia trình bày |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
19 |
Trả lời các câu hỏi thêm từ người dự |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
20 |
Phân bố thời gian hợp lí |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
Tổng số mục đạt điểm |
Điểm trung bình ________________ (Cộng tổng điểm chia cho 20 nếu sử dụng công nghệ, chia cho 17 nếu không sử dụng công nghệ)
Chữ kí người đánh giá
Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa lí lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:
Bài 24: Dân số thế giới. Sự phân bố dân cư thế giới. Các thành phố lớn trên thế giới
Bài 26: Thực hành: Tìm hiểu tác động của con người lên môi trường tự nhiên trong sản xuất
- Bài mở đầu: Tại sao cần học địa lí?
Bài 1: Hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Loạt bài Giáo án Địa Lí lớp 6 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Địa Lí 6 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)