Giáo án Địa Lí 6 Cánh diều Bài 18: Sông. Nước ngầm và băng hà
Giáo án Địa Lí 6 Cánh diều Bài 18: Sông. Nước ngầm và băng hà
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 6 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
- Năng lực chung: nhận thức được thế giới theo quan điểm không gian, mô tả được đặc điểm của sông, chế độ nước sông, nước ngầm và băng hà. Trình bày được cách thức mà con người khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên nước sông, hồ.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: khai thác tài liệu văn bản, hình ảnh, bản đồ, sơ đồ.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam nếu có
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên
2. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc sử dụng các nguồn nước trong cuộc sống hàng ngày, tránh gây ô nhiễm nguồn nước sông và hồ.
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học
- Nhân ái: Tôn trọng và chia sẻ các thói quen bảo vệ và sử dụng hợp lý các nguồn nước giữa các cộng đồng dân cư, dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ sông ngòi Việt Nam. Tranh ảnh về các sông, hồ, nước ngầm và băng hà.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa, các thông tin liên quan đến bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Mở đầu: (5 phút)
a. Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi vào bài học mới.
b. Nội dung:
- Cho học sinh nghe đoạn nhạc sau:
“Em hỏi anh có bao giờ
Con sông kia thôi ngừng trôi?
Anh trả lời em rằng
Một ngày nắng hạ sông sẽ cạn khô?”
Hãy cho biết các hiện tượng địa lý qua những câu hát trên?
c. Sản phẩm:
- Học sinh kể tên được các hiện tượng địa lý trên: sông ngừng trôi, sông cạn khô.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:
Hãy cho biết các hiện tượng địa lý qua những câu hát trên?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
- GV gợi ý, Học sinh suy nghĩ và viết câu trả lời ra vở nháp.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- Một số HS trả lời, HS khác nhận xét.
Bước 4. Kết luận, nhận định:
Để tìm hiểu xem những hiện tượng địa lý trên có xảy ra hay không, chúng mình cùng tìm hiểu bài ngày hôm nay nhé!
2. Hình thành kiến thức mới: (30 phút)
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về Sông – 15’ a. Mục tiêu: - Mô tả được cấu tạo của một dòng sông lớn, mối quan hệ giữa mùa lũ của sông và các nguồn cung cấp nước cho sông. b. Nội dung: - Tìm hiểu về khái niệm, cấu tạo của sông. c. Sản phẩm: - Bài thuyết trình và sản phẩm của HS d. Tổ chức hoạt động | ||||||||||||||||
HĐ của GV và HS |
Sản phẩm dự kiến |
|||||||||||||||
NHIỆM VỤ 1: Tìm hiểu khái niệm, cấu tạo và vai trò của sông Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ -GV hỏi HS: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. Nhóm 1: Nêu khái niệm sông? Các nguồn cung cấp nước cho sông?Sông có cấu tạo như thế nào?
+ Nhóm 2: Nêu vai trò của sông? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thực hiện 1 nội dung câu hỏi - HS: có 2 phút để suy nghĩ và trả lời câu hỏi ra giấy nháp. Bước 3. Báo cáo, thảo luận - GV gọi HS trình bày - GV lắng nghe, gọi HS khác nhận xét và bổ sung Bước 4. Kết luận, nhận định - GV chuẩn kiến thức, ghi bảng - HS ghi vở NHIỆM VỤ 2: Tìm hiểu chế độ nước sông và việc sử dụng tổng hợp nguồn nước sông, hồ Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ -GV hỏi HS: Nhóm 3 và 4: + Nhóm 3: Hãy nêu mối quan hệ giữa mùa lũ của sông và các nguồn cấp nước cho sông? + Nhóm 4: Dựa vào hình 6, đọc mục d(SGK 171) và dựa vào những hiểu biết của bản thân, hãy cho biết việc sử dụng tổng hợp nguồn nước sông, hồ mang lại những giá trị gì? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - GV gợi ý, hướng dẫn HS trả lời câu hỏi - HS: có 2 phút để suy nghĩ và trả lời câu hỏi ra giấy nháp. Bước 3. Báo cáo, thảo luận - GV gọi HS trình bày - GV lắng nghe, gọi HS khác nhận xét và bổ sung Bước 4. Kết luận, nhận định - GV chuẩn kiến thức, ghi bảng - HS ghi vở |
- Sông là các dòng chảy tự nhiên, chảy theo những lòng dẫn ổn định do chính dòng chảy này tạo ra. - Nước sông được cung cấp bởi các nguồn nước mưa, nước ngầm, hồ và băng, tuyết tan a. Cấu tạo của sông: - Nơi dòng chảy bắt đầu được gọi là nguồn của sông. - Các sông lớn đều có các phụ lưu và vùng gần cửa sông thường có các chi lưu. - Sông chinh, các phụ lưu và các chi lưu tạo thành hệ thống sông. b. Vai trò của nước sông, hồ Cung cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu. - Có giá trị giao thông đường thủy - Điều hòa dòng chảy, điều hòa khí hậu - Cung cấp năng lượng điện năng - Có giá trị về du lịch - Cung cấp nguồn thủy sản phong phú cho đời sống. c. Chế độ nước sông -Dòng chảy của sông trong năm được gọi là chế độ nước sông. -Phần lớn các sông đều có mùa lũ và mùa cạn. Tùy theo nguồn cấp nước mà mùa lũ ở các sông khác nhau. d. Sử dụng tổng hợp nguồn nước sông, hồ Nước sông, hồ được con người sử dụng vào nhiều mục đích: giao thông, du lịch, nước cho sinh hoạt, tưới tiêu, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, làm thuỷ điện. |
|||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 2: Nước ngầm -10’ a. Mục tiêu: - HS biết được các yếu tố tạo nên lượng nước ngầm và giá trị của nước ngầm b. Nội dung: - Tìm hiểu về Nước ngầm c. Sản phẩm - Bài thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh d. Tổ chức hoạt động: | ||||||||||||||||
HĐ của GV và HS |
Sản phẩm dự kiến |
|||||||||||||||
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ - GV: Em hiểu thế nào là nước ngầm? - GV: Nước ngầm được hình thành như thế nào? Và có những vai trò gì? - GV: Hãy nêu một số biện pháp sử dụng hợp lý và bảo vệ nước ngầm? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: - GV gợi ý, hướng dẫn HS khai thác dữ liệu và ý hiểu của bản thân để trả lời câu hỏi. - HS suy nghĩ, làm việc để trả lời câu hỏi Bước 3. Báo cáo, thảo luận - HS trình bày câu trả lời. - HS khác nhận xét và bổ sung Bước 4. Kết luận, nhận định - GV chuẩn kiến thức, ghi bảng - HS ghi bài vào vở |
- Một phần nước mưa hay tuyết tan được ngấm xuống đất và xuống sâu qua các tầng đá, được giữ lại trong các lỗ hổng của đất,các lỗ hổng và khe nứt của đá, gọi là nước ngầm. - Cấu tạo của tầng nước ngầm - Cơ chế hình thành nước ngầm là do nước trên bề mặt đất và trong ao hồ, sông, suối, biển cả dưới tác động của ánh nắng mặt trời bị bốc hơi bay lên không trung, gặp lạnh tạo thành hơi nước và kết lại thành từng hạt, rơi xuống mặt đất. |
|||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 3: Băng hà – 5’ a. Mục tiêu: - HS biết được vai trò của băng hà đối với tự nhiên và đời sống con người. b. Nội dung: - Tìm hiểu băng hà c. Sản phẩm: - Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh d. Tổ chức hoạt động: | ||||||||||||||||
HĐ của GV và HS |
Sản phẩm dự kiến |
|||||||||||||||
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ GV: HS đọc thông tin SGK và cho biết: băng hà có ở những đâu, và có vai trò gì đối với tự nhiên và đời sống? HS: lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ HS suy nghĩ, tìm hiểu SGV để trả lời câu hỏi. GV gợi ý và hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3. Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trình bày, HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến. Bước 4. Kết luận, nhận định GV chuẩn kiến thức, ghi bảng HS ghi vào vở |
3. Băng hà - Băng hà là những khối băng khổng lồ, dịch chuyển chậm trên đất liền, đặc biệt là trên sườn núi, thường cuốn theo các tảng đá lớn và làm thay đổi địa hình. - Băng tan trên các đỉnh núi là nguồn cấp nước quan trọng cho nhiều sông lớn trên thế giới. - Băng hà góp phần điều hòa nhiệt độ trên Trái Đất, cung cấp nước cho các dòng sông. - Chiếm 70% trữ lượng nước ngọt trên Trái Đất và ít bị ô nhiễm. |
3. Luyện tập: (5 phút)
a. Mục tiêu:
- Giúp học sinh khắc sâu kiến thức
b. Nội dung:
- Nêu các biện pháp bảo vệ nguồn nước ngầm
c. Sản phẩm:
- Học sinh trình bày
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu học sinh trình bày các biện pháp bảo vệ nguồn nước ngầm
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Bước 3. Báo cáo, thảo luận:
- HS trình bày bài làm, HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có)
Bước 4. Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức
4. Vận dụng: (5 phút)
a. Mục tiêu:
- HS biết giải thích được những hiện tượng liên quan đến bài học
b. Nội dung:
- Vận dụng kiến thức đã học để đưa ra những biện pháp bảo vệ nguồn nước ngầm.
c. Sản phẩm:
- Học sinh trình bày
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: HS hoàn thành các nội dung sau.
1/ Tại sao nói: ở vùng khí hậu nhiệt đới, chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa?
2/ Ở Việt Nam, chế độ nước sông phụ thuộc vào những yếu tố nào?
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
- HS: Suy nghĩ, trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS: làm bài ở nhà
- GV: kiểm tra, nhận xét và bổ sung kiến thức.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV: Chuẩn kiến thức
- HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa lí lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:
Bài 19: Biển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biển
Bài 20: Thực hành: Xác định trên lược đồ các đại dương thế giới
Bài 22: Sự đa dạng của thế giới sinh vật. Các đới thiên nhiên trên Trái Đất. Rừng nhiệt đới
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Loạt bài Giáo án Địa Lí lớp 6 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Địa Lí 6 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)