Giáo án Địa Lí 6 Cánh diều Bài 3: Lược đồ trí nhớ

Giáo án Địa Lí 6 Cánh diều Bài 3: Lược đồ trí nhớ

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Địa Lí 6 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết được thế nào là lược đồ trí nhớ.

- Cách vẽ lược đồ trí nhớ đường đi

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

 - Biết về lược đồ trí nhớ.

- Hiểu cách vẽ lược đồ trí nhớ đường đi.

- Vẽ được lược đồ trí nhớ về một số đối tượng địa lí thân quen.  

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Thêm gắn bó với không gian địa lí thân quen, yêu trường lớp, yêu quê hương.

- Chăm chỉ: Tích cực, chủ động trong các hoạt động học.

- Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Hình ảnh lược đồ trí nhớ đường đi và khu vực

2. Chuẩn bị của học sinh: 

- Sách giáo khoa

- Vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Mở đầu

a. Mục tiêu: 

- Hình thành được tình huống có vấn đề để kết nối vào bài học.

- Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới.

b. Nội dung:

- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c.  Sản phẩm: 

Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Tổ chức hoạt động

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: Cho HS hoạt động theo cặp 2 bạn chung bàn và thảo luận tình huống nhanh trong vòng 1 phút.

Tình huống: Trên đường đi học về em gặp 1 đoàn khách du lịch. Đoàn khách hỏi thăm em đường đến Đình Phùng Hưng và Lăng Ngô Quyền. Vậy lúc đó em sẽ làm thế nào?

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: Tiếp nhận nhiệm vụ và có 1 phút thảo luận.

- GV:Hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS. 

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV:

+ Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày.

+ Hướng dẫn HS trình bày (nếu các em còn gặp khó khăn).

- HS:

+ Trả lời câu hỏi của GV.

+ Đại diện báo cáo sản phẩm.

+ HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới:  Trong cuộc sống hằng ngày, nhiều lúc các em sẽ gặp tình huống hỏi đường từ những khách du lịch hoặc người từ nơi khác đến. Vậy làm thế nào để các em có thể giúp họ đến đúng nơi họ muốn tới mà không phải trục tiếp dẫn đi?Đó là những vấn đề các em sẽ được giải quyết trong bài học hôm nay. Bài 5: Lược đồ trí nhớ

HS: Lắng nghe, vào bài mới

2. Hình thành kiến thức mới (22 phút)

Hoạt động 1: Tại sao gọi là lược đồ trí nhớ

a. Mục đích:  HS Trình bày Khái niệm lược đồ trí nhớ.

b. Nội dung: Tìm hiểu Tại sao gọi là lược đồ trí nhớ

c.  Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Tổ chức hoạt động.

HĐ của GV và HS

Nội dung cần đạt

Giáo án Địa Lí 6 Cánh diều Bài 3: Lược đồ trí nhớ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài

1. Tại sao gọi là lược đồ trí nhớ


Một phương tiện đặc biệt để mô tả hiểu biết của cá nhân về một địa phương là lược đồ trí nhớ.


- Lược đồ trí nhớ về không gian xung quanh ta


- Lược đồ trí nhớ về không gian rộng lớn hơn hoặc về nơi ta chưa đến

Hoạt động 2: Tìm hiểu về Cách xây dựng lược đồ trí nhớ 

a. Mục đích:  HS biết Vẽ lược đồ trí nhớ đường đi và lược đồ một khu vực

b. Nội dung: Tìm hiểu Cách xây dựng lược đồ trí nhớ

c.  Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Tổ chức hoạt động.

HĐ của GV và HS

Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: HS quan sát hình 3.4 và đọc thông tin mục 2  làm việc theo nhóm.

1. Để vẽ lược đồ trí nhớ đường đi chúng ta cần làm gì.

2. Quan sát lược đồ trí nhớ trên bảng và mô tả lại.

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài

2. Cách xây dựng lược đồ trí nhớ


-Hình dung: Nhớ lại và suy nghĩ về nơi mà em sẽ vẽ lược đồ.

-Sắp xếp không gian: suy nghĩ về tất cả những hình ảnh mà em có về nơi đó và sắp xếp nó lại với nhau trong tư duy của mình.

-Vị trí bắt đầu: là địa điểm hoặc khu vực chọn để phác thảo lược đồ của mình.


3. Luyện tập. (15 phút)

a. Mục đích:  HS biết giải quyết được những vấn đề có liên quan đến bài học hôm nay

b. Nội dung: Vận dụng kiến thức

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Tổ chức hoạt động.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Vẽ lược đồ từ nhà em đến trường và trình bày trước lớp

HS: lắng nghe

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS suy nghĩ để vẽ và trình bày

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS lần lượt trả lời các câu hỏi trắc nghiệm

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học

4. Vận dụng (3 phút)

a. Mục tiêu:

- Vận dụng kiến thức của bài học vào thực tế

b. Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành bài tập/báo cáo ngắn

c. Sản phẩm: HS về nhà thực hiện nhiệm vụ GV đưa ra.

d. Tổ chức hoạt động:

HS thực hiện ở nhà

Bước 1: GV đưa ra nhiệm vụ: Vẽ lược đồ lớp em đang học.

Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn những vấn đề cần tham khảo.

Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau trình bày.


Bài 3. LƯỢC ĐỒ TRÍ NHỚ

( Tiếp theo )

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Sử dụng lược đồ trí nhớ trong cuộc sống và học tập

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Biết về lược đồ trí nhớ.

- Hiểu cách vẽ lược đồ trí nhớ đường đi

- Vẽ được lược đồ trí nhớ về một số đối tượng địa lí thân quen.  

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Thêm gắn bó với không gian địa lí thân quen, yêu trường lớp, yêu quê hương

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học

- Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Hình ảnh lược đồ trí nhớ đường đi và khu vực

2. Chuẩn bị của học sinh: 

- Sách giáo khoa

- Vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Mở đầu

a. Mục tiêu: 

- Hình thành được tình huống có vấn đề để kết nối vào bài học.

- Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới.

b. Nội dung:

- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c.  Sản phẩm: 

Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Tổ chức hoạt động

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: Cho các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị ở nhà: Vẽ lược đồ lớp em đang học

- HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: Tiếp nhận nhiệm vụ .

- GV: Hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS. 

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV:

+ Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày.

+ Hướng dẫn HS trình bày (nếu các em còn gặp khó khăn).

- HS:

+ Trả lời câu hỏi của GV.

+ Đại diện báo cáo sản phẩm.

+ HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới:

2. Hình thành kiến thức mới (22 phút)

Hoạt động 1: Tìm hiểu về Sử dụng lược đồ trí nhớ trong cuộc sống và học tập

a. Mục đích:  HS biết sử dụng lược đồ trí nhớ phục vụ cho hoạt động học tập và trong cuộc sống

b. Nội dung: Tìm hiểu Sử dụng lược đồ trí nhớ trong cuộc sống và học tập

c.  Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

HĐ của GV và HS

Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: HS làm việc theo nhóm.

Quan sát Hình 3.5 hãy lựa chọn các địa điểm danh thắng mà em muốn đến và tạo ra một lược đồ trí nhớ để đi từ trụ sở Vườn quốc gia Ba Vì đến những địa điểm danh thắng đã chọn

Giáo án Địa Lí 6 Cánh diều Bài 3: Lược đồ trí nhớ

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

3. Sử dụng lược đồ trí nhớ trong cuộc sống và học tập


- Trong học tập, lược đồ trí nhớ giúp ta học Địa lí thú vị hơn nhiều, kiến thức địa lí vững chắc hơn và khả năng vận dụng vào cuộc sống cũng đa dạng hơn.

- Trong cuộc sống: Khi có lược đồ trí nhớ về một không gian sống phong phú hơn, em sẽ thấy không gian đó ý nghĩa hơn, có nhiều lựa chọn trong việc di chuyển.


3. Luyện tập. (15 phút)

a. Mục đích: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học 

b. Nội dung: Hoàn thành các bài tập. 

c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh

d. Cách thực hiện.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: HS suy nghĩ, thảo luận hoàn thành các câu hỏi sau.

Hãy kể một số đối tượng địa lí mà em thường xuyên nhìn thấy trên đường đi học (hoặc dã ngoại,...).

- HS: lắng nghe

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

Các nhóm suy nghĩ để vẽ và trình bày

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học bằng sơ đồ tư duy

4. Vận dụng (3 phút)

a. Mục tiêu:

- Vận dụng kiến thức của bài học vào thực tế

b. Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành bài tập/báo cáo ngắn

c. Sản phẩm: HS về nhà thực hiện nhiệm vụ GV đưa ra.

d. Tổ chức hoạt động:

HS thực hiện ở nhà

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: 

Sử dụng lược đồ trí nhớ, hãy vẽ không gian của địa bàn (làng, xã, khu phố, thôn, xóm,...) nơi em đang ở:

- Bắt đầu từ "Nhà em".

- Các đối tượng tự nhiên, địa hình địa vật em nhớ rõ (sồng, suối, cây ven đường,...).

- Các đối tượng kinh tế, văn hoá - xã hội mà em thấy thân quen (đường giao thông, cửa hàng, thư viện, rạp chiếu phim, chợ, sân đá bóng, công viên, nhà cao tầng,...).

- Ghi chú những địa điểm, con đường em cho là cần nhớ.

Em có thể dùng các kí hiệu tượng hình để lược đồ trở nên sinh động và hấp dẫn hơn

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.

Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn những vấn đề cần tham khảo.

Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau trình bày

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa lí lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Loạt bài Giáo án Địa Lí lớp 6 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Địa Lí 6 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học
Tài liệu giáo viên