(KHBD) Giáo án Địa Lí 6 Bài 15 (mới, chuẩn nhất)
Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 6 Bài 15 đầy đủ giáo án word, giáo án điện tử (Bài giảng Powerpoint) chương trình sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Mời các bạn đón đọc:
(KHBD) Giáo án Địa Lí 6 Bài 15 (mới, chuẩn nhất)
Xem thử Giáo án Địa 6 KNTT Xem thử Giáo án điện tử Địa 6 KNTT Xem thử Giáo án Địa 6 CD Xem thử Giáo án điện tử Địa 6 CD Xem thử Giáo án Địa 6 CTST Xem thử Giáo án điện tử Địa 6 CTST
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 6 (cả năm) mỗi bộ sách bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
(Kết nối tri thức) Giáo án Địa Lí 6 Bài 15: Lớp vỏ khí của Trái Đất. Khí áp và gió
(Kết nối tri thức) Giáo án điện tử Địa Lí 6 Bài 15: Lớp vỏ khí của Trái Đất. Khí áp và gió
(Chân trời sáng tạo) Giáo án Địa Lí 6 Bài 15: Thực hành phân tích biểu đồ nhiệt đồ và lượng mưa
(Cánh diều) Giáo án Địa Lí 6 Bài 15: Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu
(Cánh diều) Giáo án điện tử Địa Lí 6 Bài 15: Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu
Xem thử Giáo án Địa 6 KNTT Xem thử Giáo án điện tử Địa 6 KNTT Xem thử Giáo án Địa 6 CD Xem thử Giáo án điện tử Địa 6 CD Xem thử Giáo án Địa 6 CTST Xem thử Giáo án điện tử Địa 6 CTST
Lưu trữ: Giáo án Địa Lí 6 Bài 15 (sách cũ)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Các khái niệm khoáng vật, đá, khoáng sản , mỏ khoáng sản , nguyên nhân hình thành các khoáng sản.
- Nhận thức khoáng sản không phải là nguồn tài nguyên vô tận phải biết khai thác hợp lí.
2. Kĩ năng
- Nhận biết một số loại khoáng sản qua các mẫu vật , tranh ảnh.
- Biết phân loại khoáng sản dựa vào công dụng của khoáng sản.
3. Thái độ
- Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế.
- Ý thức được sự cần thiết phải khai thác, sử dụng các khóang sản một cách hợp lí và tiết kiệm.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: tự học; hợp tác; ...
- Năng lực riêng: Qua tranh ảnh nhận biết được các loại khoáng sản chính, khoáng sản thuộc nhóm nào; Rèn năng lực sử dụng hình vẽ, tranh ảnh.
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
1. Chuẩn bị của Giáo viên
- Bản đồ khoáng sản Việt Nam.
- Các mẫu khoáng sản.
2. Chuẩn bị của học sinh
Sách giáo khoa, vở, nghiên cứu trước bài mới.
III. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Bình nguyên là gì? Cao nguyên là gì?
- Nêu sự giống và khác nhau giữa bình nguyên và cao nguyên.
3. Bài mới
A. Hoạt động khởi động (Tình huống xuất phát) (5 phút)
- Mục tiêu: Biết được tài nguyên khoáng sản là một trong những nguồn tài nguyên có giá trị của quốc gia.
- Phương pháp, kĩ thuật: vấn đáp, diễn giải.
- Phương tiện: tranh ảnh, hình vẽ.
- Các bước hoạt động:
B1: GV yêu cầu học sinh kể tên một số loại khoáng sản mà em biết và nó có giá trị gì?
B2: HS kể tên một số loại khoáng sản.
B3: HS nêu giá trị của một số loại khoáng sản trong đời sống thường ngày.
B4: GV dẫn dắt vào bài
Khoáng sản là nguồn tài nguyên có giá trị của mỗi quốc gia. Hiện nay, nhiều lọa khoáng sản là những nguồn nhiên liệu và nguyên liệu không thể thay thế được của nhiều ngành cong nghiệp quan trọng. Vậy khoáng sản là gì và chúng được hình thành như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
B. Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CÁC LOẠI KHOÁNG SẢN (15 phút)
- Mục tiêu: Biết được khoáng sản là gì, các nhóm khoáng sản chính
- Phương pháp, kĩ thuật: Thảo luận, vấn đáp, diễn giải
- Hình thức tổ chức: Nhóm/ Cả lớp
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
---|---|
B1: GV yêu cầu học sinh đọc nội dung mục 1 -GV yêu cầu HS giải thích khoáng sản là gì? B2: GV chia lớp thành 3 nhóm, thảo luận. Yêu cầu các nhóm quan sát hình ảnh các mẫu khoáng sản và sắp xếp thành 3 nhóm loại, cho biết công dụng của từng loại khoáng sản. B3: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả và trình bà công dụng của từng loại khoáng sản, yêu cầu kể tên một số khoáng sản ở địa phương. B4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức |
1.CÁC LOẠI KHOÁNG SẢN - Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng. - Dựa vào tính chất và công dụng, khoáng sản được chia làm 3 loại: Khoáng sản năng lượng – VD: Khoáng sản kim loại – VD: Khoáng sản phi kim loại – VD: |
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU CÁC MỎ KHOÁNG SẢN NỘI SINH VÀ NGOẠI SINH (15 phút)
- Mục tiêu: Biết được thế nào là mỏ khóng sản, nguồn gốc và nguyên nhân hình thành
- Phương pháp, kĩ thuật: Đàm thoại gợi mở, giảng giải, nghiên cứu SGK.
- Hình thức tổ chức: Cá nhân, cả lớp.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
---|---|
B1: GV yêu cầu học sinh đọc nội dung sách giáo khoa: - Ta có khoáng sản vàng, than, sắt... vậy khi nào được gọi là mỏ vàng, than, sắt? - Vậy theo em mỏ khoáng sản là gì? - Thế nào là mỏ nội sinh, mỏ ngoại sinh? - GV yêu cầu HS liệt kê một số mỏ khoáng sản? - Mỏ nội sinh là mỏ thuộc nhóm khoáng sản nào? Mỏ ngoại sinh là mỏ thuộc nhóm khoáng sản nào? Theo em khoang sản có vô tận không? B2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi ghi chép. GV quan sát và nhắc nhở. B3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung. B4: GV nhận xét, chốt kiến thức Các mỏ khoáng sản nội sinh và mỏ khoáng sản ngoại sinh đều được hình thành trong một thời gian dài hàng vạn, hàng triệu năm nên rất quý và chúng không vô tận; Nếu chúng ta sử dụng không hợp lí và lãng phí khoáng sản trên Trái đất thì khoáng sản sẽ trở nên khan hiếm và cạn kiệt. |
2. CÁC MỎ KHOÁNG SẢN NỘI SINH VÀ NGOẠI SINH - Những nơi tập trung khoáng sản gọi là mỏ khoáng sản. - Mỏ khoáng sản nội sinh là mỏ khoáng sản được hình thành do quá trình nội lực. Mỏ khoáng sản ngoại sinh là mỏ khoáng sản được hình thành do quá trình ngoại lực. - Việc khai thác và sử dụng các loại khoáng sản phải hợp lí và tiết kiệm. |
C. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm hệ thống hóa và cho học sinh nắm toàn bộ kiến thức trọng tâm của bài học
- Phương pháp: vấn đáp, gợi mở
Dựa vào tính chất và công dụng khoáng sản được chia thành mấy loại, đó là các loại nào?
Hãy kể tên một số loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh?
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp học sinh tìm tòi kiến thức và có sự liên hệ thực tế.
- Phương pháp: Sử dụng sách giáo khoa, phương tiện truyền thông; tìm hiểu thực tế.
Quảng Nam có những mỏ khoáng sản nào? Phân bố ở đâu?
Về nhà học bài cũ, nghiên cứu trước bài 16, trả lời các câu hỏi in nghiêng trong bài.
Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 6 chuẩn khác:
- Giáo án Địa Lí 6 Bài 16: Thực hành: Đọc bản đồ (hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn
- Giáo án Địa Lí 6 Bài 17: Lớp vỏ khí
- Giáo án Địa Lí 6 Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Loạt bài Giáo án Địa Lí lớp 6 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Địa Lí 6 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)