Giáo án Địa Lí 6 Bài 24: Biển và đại dương
Giáo án Địa Lí 6 Bài 24: Biển và đại dương
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
HS biết được:
- Biết được độ muối của nước biển và đại dương; nguyên nhân làm cho độ muối của các biển và đại dương không giống nhau
- Trình bày được ba hình thức vận động của nước biển và đại dương là sóng, thủy triều và dòng biển. Nêu được nguyên nhân sinh ra sóng biển, thủy triều và dòng biển
- Trình bày được hướng chuyển động của các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương thế giới. Nêu được ảnh hưởng của dòng biển đến nhiệt độ, lượng mưa của các vùng bờ tiếp cận với chúng
2. Kĩ năng
- Nhận biết hiện tượng sóng biển và thủy triều qua tranh ảnh.
- Sử dụng bản đồ “Các dòng biển trong đại dương thế giới” để kể tên một số dòng biển lớn và hướng chảy của chúng: dòng biển Gơn- xtrim, Cư-rô-si-ô, Pê-ru, Ben-ghê-la.
3. Thái độ
Giúp các em hiểu biết thêm thực tế.
* Các kĩ năng giáo dục cơ bản trong bài học.
- Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin (Hoạt động 1 và 2)
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, lắng nghe, phản hồi tích cực. (Hoạt động 1 và 2)
- Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường sinh thái: Biển và đại dương.
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
1. Chuẩn bị của Giáo viên
Bản đồ tự nhiên thế giới Bản đồ các dòng biển trên thế giới.
2. Chuẩn bị của học sinh
Đọc trước nội dung bài học.
III. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
CH: Cho biết tác dụng của hồ?
Trả lời: Điều hòa dòng chảy, tưới tiêu, giao thông, phát điện…. tạo các phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành, phục vụ nhu cầu an dưỡng, nghỉ ngơi, du lịch.
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
---|---|
1. Hoạt động 1: (16p’) Độ muối của nước biển và đại dương. - HS xác định trên bản đồ tự nhiên thế giới 4 đại dương thông nhau. GV: Yêu cầu HS đọc (SGK) cho biết: - Độ muối của nước biển và đại dương là do đâu mà có? (Học sinh trung bình) (Nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra. - Độ muối của nước biển và các đại dương có giống nhau không? (Học sinh trung bình) Cho ví dụ? (Học sinh khá) (Độ muối của biển và các đại dương không giống nhau: Tùy thuộc vào nuồn nước chảy vào biển nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ. VD: - Biển Việt Nam: 33%0 - Biển Ban tích: 32%0) 2. Hoạt động 2: (20p’) Sự vận động của nước biển và đại dương GV: Yêu cầu HS quan sát H61, 62, 63 và kiến thức (SGK) cho biết: - Sóng biển được sinh ra từ đâu? (Học sinh trung bình) – (Mặt biển không bao giờ yên tĩnh, luôn nhấp nhô, dao động. Sóng được sinh ra chủ yếu là nhờ gió. Gió càng mạnh thì sóng càng lớn.) - HS dọc SGK cho biết phạm vi hoạt động của sóng, nguyên nhân có sóng thần, sức phá hoại sóng thần? - HS quan sát H62, 63 nhận xét sự thay đổi ngấn nước ven bờ biển? Tại sao có lúc bãi biển rộng, lúc thu hẹp? (Học sinh khá) (nước biển lúc dâng cao, lúc lùi xa gọi là nước triều) - HS đọc SGK cho biết Có mấy loại thủy triều? (Có 3 loại thủy triều: + Bán nhật triều: Mỗi ngày thủy triều lên xuống 2 lần. + Nhật triều: Mỗi ngày lên xuống 1 lần + Triều không đều: Có ngày lên xuống 1 lần, có ngày lại 2 lần) GV: Chuẩn kiến thức. - Ngày nào thì có hiện tượng triều cường và triều kém? (Học sinh khá) (Triều cường: Ngày trăng tròn (giữa tháng) Ngày không trăng (đầu tháng) + Triều kém: Ngày trăng lưỡi liềm (đầu tháng) Ngày trăng lưỡi liềm (Cuối tháng) - Nguyên nhân sinh ra thuỷ triều là gì? (Học sinh trung bình) (Là sức hút của Mặt Trăng và 1 phần Mặt Trời làm nước biển và đại dương vận động lên xuống) GV Mặt Trăng tuy nhỏ hơn mặt trời nhưng gần Trái Đất hơn, nắm vững quy luật thuỷ triều phục vụ nền kinh tế. . . . . GV: Yêu cầu HS quan sát H64 (SGK) cho biết: - Dòng biển được sinh ra từ đâu? (Học sinh trung bình) Trong các biển và đại dương có những dòng nước chảy giống nhau như những dòng sông trên lục địa.) - Nguyên nhân sinh ra dòng biển? (Học sinh trung bình) (là do các loại gió thổi thường xuyên ở trái đất như gió tín phong, tây ôn đối) - Có mấy loại dòng biển.? Quan sát H64 nhận xét về sự phân bố dòng biển? (Học sinh trung bình) Có 2 loại dòng biển: + Dòng biển nóng. + Dòng biển lạnh - Dựa vào đâu chia ra dòng biển nóng, lạnh? (Học sinh trung bình) (Nhiệt độ của dòng biển chênh lệch với nhiệt độ khối nước xung quanh, nơi xuất phát các dòng biển. . . ) - Vai trò các dòng biển đối với khí hậu, đánh bắt hải sản. . . |
1. Độ muối của nước biển và đại dương. - Nước biển và đại dương có độ muối trung bình 35%o. - Độ muối là do: Nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra. - Độ muối của biển và các đại dương không giống nhau: Tùy thuộc vào nuồn nước chảy vào biển nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ. VD: - Biển Việt Nam: 33%0 - Biển Ban tích: 32%0. - Biển Hồng Hải: 41%0. 2. Sự vận động của nước biển và đại dương. - Có 3 sự vận động chính: a. Sóng biển. - Là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương. - Nguyên nhân: Sóng được sinh ra chủ yếu là nhờ gió. Gió càng mạnh thì sóng càng lớn. - Động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần b. Thủy triều. - Là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại lùi tít ra xa. - Nguyên nhân: Do sức hút của mặt Trăng và Mặt Trời c. Dòng biển. - Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt, tạo thành các dòng chảy trong biển và đại dương - Nguyên nhân sinh ra dòng biển là do các loại gió thổi thường xuyên ở trái đất như gió tín phong, tây ôn đối - Có 2 loại dòng biển: + Dòng biển nóng. + Dòng biển lạnh. |
4. Củng cố (3 phút)
- Tại sao độ muối của các biển và các đại dương lại khác nhau?
- Hiện tượng thủy triều được diễn ra như thế nào?
5. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút)
- Đọc bài đọc thêm
- Đọc trước bài 25
Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 6 chuẩn khác:
- Giáo án Địa Lí 6 Bài 25: Thực hành: Sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương
- Giáo án Địa Lí 6 Bài 26: Đất. Các nhân tố hình thành đất
- Giáo án Địa Lí 6 Bài 27: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Loạt bài Giáo án Địa Lí lớp 6 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Địa Lí 6 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)