Giáo án GDCD 6 Bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em (Tiết 1) - Giáo án Giáo dục công dân 6

Giáo án GDCD 6 Bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em (Tiết 1)

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Hiểu các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước của Liên Hợp Quốc.

2. Thái độ

- Học sinh tự hào là tương lai của dân tộc, của đất nước.

- Biết ơn những người chăm sóc, dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình.

3. Kĩ năng

- Phân biệt được những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em.

- Học sinh thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình; tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm quyền trẻ em.

II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học

1. Giáo viên

Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, tranh trong bộ tranh GDCD 6, phiếu học tập...

2. Học sinh

Sách giáo khoa, nháp, vở ghi.

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp

Sĩ số: ………………………….

2. Kiểm tra bài cũ

GV: Mục đích học tập của em là gì? Em có kế hoạch gì để thực hiện mục đích đó?

3. Bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Khai thác truyện đọc.

HS: Đọc truyện “Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội”

1. Truyện đọc

GV: - Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội diễn ra như thế nào?

a. Tết ở Làng trẻ em SOS rất vui, nhà nào cũng đỏ rực lửa để luộc bánh chưng. Mọi thứ diễn ra đúng lễ nghi, mang hơi thở ấm cúng giống một gia đình. Các con được sắm quần áo đầy đủ. Kẹo bánh, hoa quả không thiếu. Mọi người quây quần bên tivi, và cùng chúc tụng nhau năm mới với mọi điều tốt lành, rồi thi nhau hát hò vui vẻ. Hạnh phúc luôn mỉm cười trên môi những đứa trẻ.

- Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em ở làng SOS Hà Nội?

HS: Trả lời....

b. Cuộc sống của trẻ em SOS luôn được ấm no, đủ đầy. Dù giữa họ không chung huyết thống nhưng luôn mang hơi ấm của một gia đình, mọi người quan tâm và giúp đỡ nhau.

Cuộc sống không cướp đi của các em tất cả. Ít nhất, các em đã có một nơi để nương tựa, để dựa giẫm, động viên và tạo điều kiện cho các em được sống, được hưởng hạnh phúc.

- Hãy kể tên những tổ chức chăm sóc, giúp đỡ trẻ em bị thiệt thòi mà em biết. Những hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển củ trẻ em?

c. Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam.

Trung tâm Bảo trợ Xã hội Trẻ em thiệt thòi.

Hiệp hội Bảo trợ trẻ em.

Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc.

Những hoạt động đó có ý nghĩa là: giúp các em có cơ hội được nuôi dưỡng, học tập và nương tựa. Đấu tranh xóa bỏ thái độ kỳ thị đối với việc thực hiện các quyền của trẻ em, tạo điều kiện cho các em có cơ hội được hòa nhập với xã hội.

- Em hãy kể những quyền mà em đã được hưởng. Em suy nghĩ gì khi được hưởng những quyền đó ?

d. Quyền mà em đã được hưởng:

Được học tập, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động xã hội.

Được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, sở thích, mong muốn của mình.

Được ăn uống đầy đủ, được nuôi dưỡng, giáo dục, chăm lo cả về vật chất và tinh thần

Em cảm thấy hạnh phúc và may mắn khi được hưởng những quyền đó, em muốn chia sẻ quyền lợi của mình, những thứ mình có cho những bạn gặp hoàn cảnh khó khăn.

Hoạt động 2: Giới thiệu khái quát về công ước.

GV: Giới thiệu điều 20 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Bằng cách chiếu lên màn hình.

HS: Ghi chép....

GV: Giải thích:

- Công ước Liên hợp quốc... là luật quốc tế về quền trẻ em.

- Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và thứ hai thế giới tham gia Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em, đồng thời ban hành luật về đảm bảo việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam.

 

 

 

 

 

 

- Năm 1989 Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em ra đời.

 

- Năm 1991 Việt Nam ban hành Luật bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Hoạt động 3: Xây dựng nội dung bài học:

GV: Đặt câu hỏi để dẫn dắt học sinh trả lời nội dung bài học:

2. Nội dung bài học

a. Nhóm quyền sống còn:

Là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại, như dược nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ...

b. Nhóm quyền bảo vệ:

Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân bịêt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại.

c. Nhóm quyền phát triển:

Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như: được học tập, vui chơi giải trí, được tham gia hoạt động văn hoá, nghệ thuật...

d. Nhóm quyền tham gia:

Là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em, như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình.

4. Củng cố

GV: - Yêu cầu học sinh nêu khái quát Công ước ....

- Mục đích của việc ban hành Công ước ....

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Học sinh về nhà làm bài tập.

Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 6 chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án GDCD lớp 6 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Giáo dục công dân 6 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học
Tài liệu giáo viên